Báo Nhật nói gì khi xe tăng T-72B3 xuất hiện ở Kuril?
Sau khi Nga công bố kế hoạch triển khai lượng lớn vũ khí hiện đại tới Quần đảo Kuril thì truyền thông Nhật Bản ngay lập tức đã đưa ra phản ứng.
Giới lãnh đạo Quân đội Nga đã ra lệnh triển khai các xe tăng T-72B3 hiện đại hóa trên các đảo thuộc Quần đảo Kuril, những phương tiện thiết giáp này được thiết kế để tấn công các tàu chiến nhỏ.
Bên cạnh đó, các hệ thống tên lửa chống hạm Bastion-P và Bal cũng được điều động đến Iturup và Kunashir, điều này làm phức tạp nghiêm trọng việc đổ bộ của quân đội đối phương vào các vùng lãnh thổ này.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 đã được Nga điều động tới Quần đảo Kuril
Theo tờ báo Nhật Bản Yomiuri Shimbun, các xe tăng mới này sẽ thuộc Sư đoàn cơ giới số 18 – hoạt động triển khai T-72B3 trên quần đảo sẽ mất từ hai đến ba năm, vị trí chính xác của chúng vẫn chưa được biết. Những đơn vị xe tăng đầu tiên đã đến quần đảo vào mùa hè này.
Video đang HOT
Quân đội Nga hiện đang tăng cường tiềm lực quốc phòng đáng kể cho các “vùng lãnh thổ phía Bắc”, ghi chú của ấn bản tiếng Nhật.
Tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga trước đó đã lên tiếng ủng hộ giải pháp cuối cùng cho “vấn đề biển đảo” với Nga và phát triển quan hệ hài hòa với Moskva, cũng như xem xét khả năng ký kết hiệp ước hòa bình với Liên bang Nga.
Trước đó, ông Katsunobu Kato – Tân Chánh văn phòng Nội các đã tuyên bố việc Tokyo sở hữu “chủ quyền hoàn toàn đối với các vùng lãnh thổ phía Bắc.”
Tuy nhiên ở chiều ngược lại, Điện Kremlin đã nhiều lần nhấn mạnh rằng việc Liên bang Nga sở hữu những hòn đảo này là điều không thể nghi ngờ.
Ông Abe tiết lộ Nga và Nhật Bản chút nữa đã ký được hiệp ước hòa bình
Trở ngại chính để đạt được điều này là vấn đề quyền sở hữu đối với Quần đảo Nam Kuril, được gọi là Lãnh thổ phía Bắc ở Nhật Bản.
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Hãng tin Tass ngày 26/9 dẫn lời cựu Thủ tưởng Nhật Bản Shinzo Abe tiết lộ rằng, năm 2018, Nga và Nhật Bản tiến gần nhất đến việc ký hiệp ước hòa bình.
Cựu Thủ tưởng Nhật Bản cũng đã đề cập đến căng thẳng leo thang giữa Washington và Moscow sau các sự kiện ở Ukraine năm 2014.
Nhật Bản và Nga đã tiến gần nhất đến việc ký kết hiệp ước hòa bình vào năm 2018, trong cuộc gặp giữa Thủ tướng khi đó là Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Abe tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn với báo Nikkei.
Khi nói về những lý do ngăn cản hiệp ước hòa bình được ký kết, ông Abe đề cập đến căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Hoa Kỳ sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crime của Ukraine năm 2014.
Ông Abe cũng nói rằng bất kể Nhật Bản và Nga có đạt được thỏa thuận nào đi chăng nữa, ông sẽ sẵn sàng giải tán quốc hội và thông báo bầu cử sớm, cho phép người dân Nhật Bản có quyền nói về thỏa thuận giữa Tokyo và Moscow.
Trong thời gian đó, nhiều phương tiện truyền thông Nhật Bản đưa tin rằng hai quốc gia đang thảo luận về việc có thể bàn giao hai trong số bốn đảo tranh chấp phía nam Kuril cho Nhật Bản. Tuy nhiên, thông tin này chưa bao giờ được chính thức xác nhận.
Nga và Nhật Bản đã đàm phán để ký hiệp ước hòa bình từ giữa thế kỷ 20. Trở ngại chính để đạt được điều này là vấn đề quyền sở hữu đối với Quần đảo Nam Kuril, được gọi là Lãnh thổ phía Bắc ở Nhật Bản.
Theo hãng thông tấn Nga, sau khi Chiến tranh thế giới lần II kết thúc, quần đảo Kuril được sáp nhập vào Liên bang Xô viết. Tuy nhiên, quyền sở hữu Iturup, Kunashir, quần đảo Shikotan và quần đảo Habomai đã bị Nhật Bản thách thức.
Bộ Ngoại giao Nga đã nhiều lần nói rằng chủ quyền của Nga đối với các hòn đảo này, đã được cam kết trên giấy tờ trong các tài liệu quốc tế, không thể bị nghi ngờ.
Vào tháng 11/2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tổ chức một cuộc họp tại Singapore và nhất trí rằng Moscow và Tokyo sẽ đẩy nhanh các cuộc đàm phán về hiệp ước hòa bình dựa trên Tuyên bố chung năm 1956.
Văn kiện chấm dứt tình trạng chiến tranh và nói rằng chính phủ Liên Xô sẵn sàng giao đảo Shikotan và một nhóm đảo nhỏ cho Nhật Bản với điều kiện Tokyo sẽ kiểm soát chúng một khi hiệp ước hòa bình được ký kết.
TQ mua gấp trực thăng bí ẩn từ Nga, đối phó Ấn Độ ở vùng tranh chấp? Quân đội Trung Quốc sắp tiếp nhận lô trực thăng Mi-171Sh mới do Nga sản xuất. Trung Quốc có thể mua lô trực thăng mới liên quan tới căng thẳng biên giới gần đây với Ấn Độ trên dãy Himalaya. Trực thăng Mi-171Sh khi trang bị đầy đủ vũ khí. Theo trang mạng The Drive, những hình ảnh về trực thăng Mi-171Sh sơn...