Báo Nhật: Kim Jong-un ra mật lệnh “Trung Quốc là kẻ thù ngàn năm của Triều Tiên”
Tái xuất sau 40 ngày vắng mặt, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có những điều chỉnh trong chính sách và mệnh lệnh. Tờ Sankei Shimbun tiết lộ trong mật lệnh gửi cho các quan chức thuộc khối tuyên truyền, ông Kim Jong-un xác định: Nhật là kẻ thù trăm năm của Triều Tiên còn Trung Quốc là kẻ thù ngàn năm.
Ông Kim và ông Tập vẫn chưa gặp mặt nhau
Tờ Đại Công báo của Hồng Kông nói rằng rất khó khăn để giải mã thái độ của Kim Jong-un đối với Trung Quốc kể từ khi ông nhậm chức cách đây 3 năm. Thay vì bó buộc mối quan hệ với Trung Quốc như trước kia, gần đây Triều Tiên đã tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng và trên thế giới. Điều này cho thấy nước này đang cố gắng để tránh quá phụ thuộc vào Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau khi lên nhậm chức cũng duy trì liên minh ở mức “không rõ ràng” với Kim Jong-un. Cho đến giờ, ông Tập Cận Bình vẫn chưa hề đến thăm viếng Triều Tiên trên tư cách người đứng đầu nhà nước Trung Quốc. Những gì gọi là sự quan tâm của ông Tập với Kim Jong-un chỉ là gửi điện mừng vào ngày Quốc khánh của Triều Tiên mỗi năm.
Không những vậy, ông Tập Cận Bình còn làm Triều Tiên cảm thấy phẫn nộ khi ghé thăm Hàn Quốc hồi tháng 7 và có những phát biểu đầy “tình cảm” với Seoul. Việc ông Kim Jong-un xử tử dượng Jang Sung-taek hồi năm ngoái cũng là nhát cắt khiến cho quan hệ giữa 2 nước càng căng thẳng, vì ông Jang là người chủ trương theo đường lối thân Bắc Kinh.
Sau lần ông Tập ghé thăm Seoul thì Bình Nhưỡng có nhiều hành động cứng rắn với ngư dân Trung Quốc.
Video đang HOT
Cách đây 1 tháng, phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin Triều Tiên đã chặn bắt một tàu cá Trung Quốc hoạt động trong vùng biển Hoàng Hải (vùng biển được tạo bởi bờ biển đông bắc Trung Quốc và bờ biển phía tây bán đảo Triều Tiên). Phía Trung Quốc nói Triều Tiên đã bắt giữ các thuyền viên ngư dân và đòi chủ tàu phải trả tiền phạt lớn.
Triều Tiên sau đó thả các ngư dân, nhưng vẫn giam giữ con tàu. Báo Trung Quốc cho hay 6 ngư dân trở về quê nhà với đầy những vết bầm trên người. Họ nói rằng phía Triều Tiên đã đánh đập họ và trấn lột hết những thứ ngư dân Trung Quốc có trên người.
Theo Một Thế Giới
Báo Hàn: Seoul lo sợ Trung Quốc đang cố biến Triều Tiên thành 1 tỉnh
Hàn Quốc lo ngại rằng Trung Quốc đang cố gắng biến Triều Tiên thành một tỉnh đông bắc của nước này.
Tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc ngày 4/9 cho biết, Seoul lo ngại rằng Trung Quốc đang cố gắng biến Triều Tiên thành một tỉnh đông bắc của nước này.
Một xe Trung Quốc vào khu kinh tế Rajin-Sonbong
Khu vực biên giới Rajin Sonbong của Triều Tiên nằm cách thị trấn Phòng Xuyên của Trung Quốc qua con sông Đồ Môn và thị trấn Khasan của Nga. Vị trí địa lý này đã biến nó trở thành vùng đất nóng trong sự cạnh tranh ảnh hưởng mạnh mẽ giữa Trung Quốc và Nga.
Năm 2008, Bình Nhưỡng đột ngột ký hợp đồng cho Nga thuê cảng ở Rajin Sonbong trong 50 năm. Sự kiện này đã khiến Trung Quốc thay đổi cách tiếp cận và tích cực hơn trong việc phát triển các khu vực sông Đồ Môn, Lee Jong-lim - Giáo sư tại Đại học Yanbian nói với Chosun Ilbo.
Năm 2009, Trung Quốc công bố kế hoạch chi tiết phát triển các khu vực nằm giáp ranh với Triều Tiên ở Trường Xuân, Cát Lâm và sông Đồ Môn.
Cửa hàng ở Hồn Xuân, tỉnh Cát Lâm treo biển bằng tiếng Trung Quốc, Triều Tiên và Nga.
Kế hoạch này cho thấy Trung Quốc đã không chờ đợi các chương trình hợp tác đa phương với Hàn Quốc và Nga và đi đầu trong việc đầu tư kinh tế vào Triều Tiên để giành lợi thế cho mình.
Trong năm 2010, Trung Quốc giành được quyền sử dụng ba cảng ở khu vực Rajin Sonbong. Năm 2011, Bắc Kinh xây đường cao tốc nối Hồn Xuân và cảng Rajin. Bắc Kinh cũng thuyết phục Bình Nhưỡng đồng ý xây chung một cây cầu bắc qua sông Đồ Môn nối Hồn Xuân và Triều Tiên.
Những động thái này từng khiến Seoul dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc đang cố biến Triều Tiên thành một tỉnh đông bắc của nước này.
Không chịu thua kém, Nga quyết định đưa khu vực sông Đồ Môn vào kế hoạch đầu tư phát triển các tình miền đông nước này trị giá 23 tỷ USD. Tháng 9 năm ngoái, Nga tiến hành tu sửa tuyến đường sắt cũ nối Khasan và Rajin Sonbong.
Sung Ki-young tại Viện Thống nhất quốc gia Hàn Quốc cho biết, "Triều Tiên ủng hộ mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc sau khi Seoul áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại nước này, nhưng các chương trình hợp tác với Trung Quốc đã đi đến bế tắc" sau vụ thanh trừng Jang Song-thaek. Do đó, Bình Nhưỡng quyết định tăng cường hợp tác với Moscow.
Ngoài ra, các chuyên gia Hàn Quốc còn cho rằng Triều Tiên đang cố gắng kích hoạt sự cạnh tranh giữa hai cường quốc lớn để hưởng lợi.
Sung Ki-young cho biết, Hàn Quốc cũng nên xem xét các cách thức tham gia vào dự án phát triển ở khu vực sông Đồ Môn của Triều Tiên không chỉ vì lý do kinh tế mà vì cả lợi ích chính trị của mình.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc có đủ can đảm buông Triều Tiên? Trung Quốc đã có một động thái chưa từng có khi không xuất khẩu bất kỳ lượng dầu thô nào cho Triều Tiên trong 7 tháng liên tiếp. Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA) ngày 23/8 công bố kết quả phân tích tài liệu thống kê của hải quan Trung Quốc cho thấy trong tháng Bảy, Trung Quốc không xuất...