Báo Nhật đăng bài viết phản bác Trung Quốc
Vừa qua, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn Xuân Hưng đã viết bài dành riêng cho báo Yomiuri tố cáo những lý lẽ xuyên tạc, bóp méo của Trung Quốc để biện hộ cho tuyên bố chủ quyền không có căn cứ của họ đối với quần đảo Hoàng Sa, cũng như những hành động hung hăng của phía Trung Quốc liên quan tới việc thăm dò dầu khí của họ tại khu vực này.
Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn Xuân Hưng.
Dưới đây là bản dịch của bài viết mang tên “Tài liệu lịch sử của Trung Quốc không có căn cứ”: Tôi muốn làm rõ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa (tên tiếng Anh: Paracel Islands).
Việt Nam đã công bố nhiều bằng chứng chính thống thể hiện chủ quyền đối với quần đảo này. Ít nhất từ thế kỷ 17, (Việt Nam) đã khai thác sản vật trên quần đảo này và bảo đảm an toàn cho các tàu thuyền của quốc gia khác qua lại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Các hoạt động này đều được ghi lại trong các văn bản chính thức của nhà nước thời kỳ này.
Trong khi đó, Trung Quốc khẳng định có chủ quyền “không thể tranh cãi” từ thời kỳ Bắc Tống, nhưng “tư liệu lịch sử” của Trung Quốc không có căn cứ rõ ràng. Trong các tài liệu cũng không có sự nhất quán về tên quần đảo và cách giải thích, và không chứng minh được chủ quyền của Trung Quốc.
Trung Quốc vu cáo Việt Nam đâm tàu của Trung Quốc hơn 1500 lần và cản trở (các hoạt động của Trung Quốc). Thật khó tin trong thời đại hiện nay, những cáo buộc xuyên tạc và thiếu căn cứ này vẫn còn có thể tồn tại.
Ngày 2/5/2014, Trung Quốc đã đặt giàn khoan thăm dò dầu khí cùng nhiều phương tiện hộ tống bao gồm cả tàu và máy bay quân sự vào hoạt động phi pháp tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế như Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Luật biển Liên hợp quốc và vi phạm Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở biển Đông giữa Trung Quốc và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Cả thế giới đã phẫn nộ khi xem các hành động vô nhân đạo của tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam. Nhiều hãng tin nước ngoài, kể cả các báo Nhật Bản tại hiện trường đã chứng kiến sự hung hăng của Trung Quốc.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, không có nước nào công nhận quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc. Tuyên bố Cairo, tuyên bố Postdam và Hiệp định Sanfrancisco đã liệt kê tất cả các vùng lãnh thổ được hoàn trả cho Trung Quốc nhưng không bao gồm quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền Tưởng Giới Thạch đã tham gia vào quá trình thảo luận để đưa ra hai tuyên bố này nhưng cũng không đề cập gì đến quần đảo Hoàng Sa.
Video đang HOT
Năm 1974, lợi dụng chiến tranh tại Việt Nam, Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực từ chính quyền miền Nam Việt Nam. Hành động chiếm lãnh thổ nước khác bằng vũ lực vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.
Chính phủ Việt Nam rất coi trọng quan hệ với Trung Quốc nhưng sẽ kiên quyết áp dụng mọi biện pháp hòa bình mà luật pháp quốc tế cho phép để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ hòa bình và công lý. Việt Nam mong muốn nhân nhân thế giới, trong đó có nhân dân Nhật Bản tiếp tục ủng hộ nhân dân Việt Nam.
Thu Loan
Theo Tiền phong
"Tỉnh táo hơn nữa với Trung Quốc"
Hơn bao giờ hết, chúng ta phải xem lại "cái đồng chí" "cái tình bạn" với Trung Quốc. Chủ động trong các tình huống và phải hết sức tỉnh táo, cảnh giác. Đối với Trung Quốc chúng ta phải "chủ động, chủ động hơn nữa; tỉnh táo, tỉnh táo hơn nữa".
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân - Thiếu tướng Lê Mã Lương nói về trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma của chiến sĩ Hải quân Việt Nam năm 1988 và tình hình biển Đông hiện tại với PV Dân trí.
Từ biển Đông, Trung Quốc muốn khống chế cửa biển Malacca?
Ngày 14/3/1988, Trung Quốc nổ súng tấn công vào đảo Gạc Ma, các chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu kiên cường và chỉ chịu mất đảo khi hi sinh đến chiến sĩ cuối cùng. Thiếu tướng có thể nói gì về trận hải chiến này?
Các chiến sĩ Hải quân đã thể hiện được ý chí tinh thần của các thế hệ cha ông ta. Đó là dù tay không hay bất cứ thứ gì trong tay cũng trở thành vũ khí tấn công giặc. Trận chiến giữ đảo Gạc Ma của các chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã nói nên đầy đủ ý chí, lòng tự tôn dân tộc, không chịu khuất phục trước kẻ thù.
Hình ảnh các chiến sĩ Hải Quân trong trận chiến tại Trường Sa năm 1988.
Thưa Thiếu tướng, việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để tấn công chiếm đóng trái phép đảo Gạc Ma đã xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế. Theo Thiếu tướng phải làm thế nào để Việt Nam đòi lại đảo Gạc Ma?
Để đòi lại chủ quyền đối với đảo Gạc Ma, trước mắt Việt Nam phải khẩn trương xây dựng các thủ tục pháp lý để kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Chúng ta cũng biết rõ rằng, kiện Trung Quốc ra tòa là một việc làm hết sức khó khăn. Nhưng chúng ta có chính nghĩa và điều chúng ta sẽ giành được là cho nhân dân thế giới và cả nhân dân Trung Quốc thấy rõ hành động sai trái của Trung Quốc.
Việc chúng ta kiện Trung Quốc ra tòa cũng sẽ khiến Trung Quốc lo sợ, giống như Philippines kiện Trung Quốc. Qua đó ta thấy Philippines đã buộc được Trung Quốc phải có thái độ ứng xử với họ mềm mại hơn.
Thiếu tướng đánh giá thế nào về tầm quan trọng của đảo Gạc Ma trên vùng biển Đông và trên quần đảo Trường Sa?
Đảo Gạc Ma nằm ở cửa ngõ quần đảo Trường Sa nên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vì đảo Gạc Ma có tầm quan trọng rất đặc biệt nên sau khi Trung Quốc chiếm được đảo Gạc Ma, họ đang tiến hành xây dựng sân bay tại đó sau sân bay quân sự trên đảo Phú Lâm. Từ đó Trung Quốc có thể khống chế toàn bộ khu vực biển Đông.
Để làm được điều đó không hề đơn giản. Nhưng theo tôi, một khi Trung Quốc làm được những điều đó, họ sẽ vươn xa hơn; đó là thực hiện ý đồ khống chế cửa biển Malacca - một cửa biển có ý nghĩa vô cùng quan trọng với thế giới. Trung Quốc có thực hiện được ý đồ này hay không còn phụ thuộc vào Việt Nam, ASEAN và các nước trên thế giới.
"Thực tế Việt Nam đã chiến thắng trên biển Đông"
Trở lại vấn đề biển Đông hiện nay, với những hành động sai trái liên tiếp của Trung Quốc như sử dụng tàu cỡ lớn hung hăng tấn công, đâm va, phun vòi rồng vào các tàu lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam. Tới đây Việt Nam cần có cách hành xử thế nào để đối phó với Trung Quốc?
Theo tôi, với tình hình hiện nay, Trung Quốc sử dụng lực lượng tàu cỡ lớn hùng hậu và chủ động tấn công tàu của ta; nếu tránh được thì các lực lượng thực thi pháp luật của ta nên cố tránh để không bị tổn hại về kinh tế cũng như tinh thần. Về mặt đấu tranh, không để cho Trung Quốc thực hiện ý đồ chia cắt các đội hình tàu của ta. Chúng ta phải thể hiện được ý chí bám biển bất kể ngày đêm; khẳng định bảo vệ chủ quyền của dân tộc.
Anh hùng LLVTND, Thiếu tướng Lê Mã Lương tại Hội nghị biển Đông ngày 14/6: "Đối với Trung Quốc chúng ta phải cảnh giác, chủ động hơn nữa; tỉnh táo hơn nữa".
Trong thời gian qua, lực lượng thực thi pháp luật của ta đã thực hiện rất tốt về mặt chiến thuật và đã làm đúng với ý đồ chỉ đạo, đó là điều rất đáng khen ngợi. Nếu chúng ta chỉ có một hành động nhỏ đáp lại Trung Quốc trên biển, họ sẽ lớn tiếng vu vạ vấn đề sang một hướng khác. Tôi thấy thời gian qua các lực lượng thực thi pháp luật của ta đã hết sức kìm chế, không để Trung Quốc thực hiện được ý đồ khiêu khích, không mắc bẫy Trung Quốc. Nói cách khác, sự kiên trì trong đấu tranh hòa bình của ta để chống lại sự hung hăng, khiêu khích có ý đồ của Trung Quốc trong thời gian qua đã làm nản lòng Trung Quốc và chúng ta đã tranh thủ được sự ủng hộ của thế giới. Theo tôi, đến thời điểm này bước đầu chúng ta đã thắng Trung Quốc trên biển Đông.
Việt Nam đang có chính nghĩa trong cuộc đấu tranh trên biển Đông. Cần phát huy chính nghĩa đó như thế nào trong tình hình hiện nay, thưa Thiếu tướng?
Tạo hóa đã ban cho Việt Nam một "ông hàng xóm" rất "vĩ đại" nhưng hành động thì bất chấp, ngỗ ngược và rất khó chịu, lại hay gây khó khăn với chúng ta. Chúng ta phải khôn khéo làm sao thể hiện được sự chung sống hòa hợp, hòa bình với họ. Nhưng mọi cái đều có giới hạn. Nếu Trung Quốc làm phương hại đến lòng tự hào, tự tôn dân tộc và xâm phạm chủ quyền của dân tộc Việt Nam thì nhân dân Việt Nam cũng sẽ quyết đứng dậy để giành lấy quyền tự quyết của mình.
Nếu được hiến kế giải quyết vấn đề biển Đông hiện nay, Thiếu tướng sẽ nói gì?
Đây là cơ hội tốt nhất để chúng ta hiểu rõ về Trung Quốc và phải đánh giá lại về quan hệ mọi mặt đối với Trung Quốc. Hơn bao giờ hết, chúng ta cũng phải xem lại "cái đồng chí" "cái tình bạn" với Trung Quốc. Khi phải sống cạnh Trung Quốc chúng ta phải hết sức cảnh giác và phải sống hòa bình với Trung Quốc; dù hòa bình mỏng manh thì chúng ta cũng phải cố giữ trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Vấn đề nữa, chúng ta phải lường trước được âm mưu, thủ đoạn tiếp theo và phải phân tích được âm mưu thủ đoạn ấy để ta có đối sách thích hợp. Chủ động trong các tình huống và phải hết sức tỉnh táo, cảnh giác để không bị cuốn theo Trung Quốc. Đối với Trung Quốc chúng ta phải "chủ động, chủ động hơn nữa; tỉnh táo, tỉnh táo hơn nữa".
Xin cảm ơn Thiếu tướng!
Tuấn Hợp (thực hiện)
Theo Dantri
"Phải theo dõi chặt giàn khoan thứ 2 của Trung Quốc" "Giàn khoan Nam Hải số 9 mới di chuyển cũng chỉ là hoạt động bình thường. Tuy nhiên, phải theo dõi chặt chẽ, nếu phát hiện nó có xu hướng vi phạm vùng biển Việt Nam phải quyết liệt lên án, phản đối, cản trở để không lặp lại như giàn khoan Hải Dương 981". Bên lề kỳ họp Quốc hội, ông Trần...