Báo Nhật: Ấn Độ chiếm ưu thế về nguồn nhân lực tàu sân bay so với TQ
Trên phương diện phát triển tàu sân bay, Trung Quốc chiếm ưu thế về phần cứng, nhưng Ấn Độ lại chiếm ưu thế về nguồn nhân lực quan trọng nhất.
Tàu sân bay Varyag của Trung Quốc vẫn đang trong quá trình thử nghiệm.
Ngày 16/7, tạp chí “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản đưa tin, Ấn Độ và Trung Quốc có ý định sử dụng cụm tác chiến tàu sân bay làm trung tâm để xây dựng hạm đội biển sâu đã không còn nghi ngờ gì nữa. Nhưng, cường quốc trên biển mới nổi nào có ưu thế hơn về phát triển tàu sân bay, Trung Quốc hay Ấn Độ? Điều này rất khó nói.
Theo báo Nhật, hiện vẫn không thể nhận định Trung Quốc và Ấn Độ, nước nào chiếm ưu thế hơn về phát triển tàu sân bay. Riêng về phần cứng, Hải quân Trung Quốc có thể chiếm ưu thế, còn Hải quân Ấn Độ lại chiếm ưu thế về phương diện nguồn nhân lực quan trọng nhất.
Nếu hai hạm đội đụng độ nhau ở vùng biển của Trung Quốc, sĩ quan chỉ huy Trung Quốc không chỉ sẽ cử lực lượng mặt nước, mà còn sẽ điều tàu ngầm, máy bay cất cánh từ sân bay trên đất liền và tên lửa chống hạm phóng từ trên đất liền, do đó hỏa lực tập trung sẽ lớn hơn nhiều sức mạnh của bản thân hạm đội.
Nhưng, nếu xung đột xảy ra ở vịnh Bengal, tình hình sẽ ngược lại. Trọng tải của tàu sân bay Vikramaditya là 45.000 tấn, trong khi trọng tải của tàu sân bay Varyag là 67.000 tấn. Kích thước rất quan trọng, thân tàu càng lớn, không gian dành cho kho chứa máy bay và đường băng cũng càng lớn, như vậy có thể mang theo lực lượng hàng không có quy mô lớn hơn, đa dạng hơn.
Tàu sân bay Vikramaditya đang được Nga cải tạo cho Ấn Độ, hiện đã chạy thử trên biển.
Được biết, tàu sân bay Varyag có thể mang theo khoảng 26 máy bay chiến đấu cánh cố định, còn tàu Vikramaditya chỉ có thể mang theo 16 máy bay chiến đấu và 10 máy bay trực thăng.
Mặc dù số lượng hoàn toàn không thể quyết định tất cả, nhưng nó rất quan trọng trong tác chiến không đối không, vì vậy ưu thế nằm ở phía Trung Quốc.
Video đang HOT
Báo Nhật cho rằng, Hải quân Ấn Độ chiếm ưu thế lớn hơn so với Quân đội Trung Quốc về kỹ thuật bay và kỹ thuật điều khiển tàu. Những phi công của Không quân Mỹ từng diễn tập mô phỏng với Không quân Ấn Độ, đã ca ngợi kỹ thuật và sự tự tin của Không quân Ấn Độ.
Trong hơn 50 năm qua, ít ra Hải quân Ấn Độ cũng có kinh nghiệm thao tác tàu sân bay. Hải quân Ấn Độ đã sớm có văn hóa hàng không trên biển, trong khi nguồn nhân lực Trung Quốc mới bắt đầu xây dựng loại văn hóa này. Vì vậy, ưu thế thuộc về Ấn Độ.
Báo Nhật kết luận, trước khi thực sự triển khai chiến đấu, tàu sân bay của Trung Quốc và Ấn Độ vẫn là “hộp đen”, không thể dự đoán ai hơn ai kém
Tàu sân bay Viraat của Hải quân Ấn Độ. Ấn Độ có kinh nghiệm thao tác tàu sân bay.
Theo GDVN
Trung Quốc đã thèm muốn cả bờ bên kia Thái Bình Dương?
Nhật Bản ngày càng nóng mặt vì sức ép quân sự gia tăng từ Trung Quốc, nhất là khi Hải quân Trung Quốc đẩy mạnh bành trướng ra đại dương.
Lực lượng máy bay ném bom chiến đấu của Hạm đội Bắc Hải.
Đối mặt với sự trỗi dậy của Trung Quốc, cảm giác nguy cơ của Nhật Bản ngày càng tăng, vì vậy liên tục có dư luận cho rằng, Trung Quốc mạnh lên về sức mạnh quân sự chủ yếu nhằm vào Nhật Bản, là một "mối đe dọa" đối với Nhật Bản.
Gần đây, trong giới nghiên cứu Nhật Bản lại có quan điểm mới khi giải thích về Trung Quốc, cho rằng ý đồ chiến lược của Trung Quốc không chỉ giới hạn ở Nhật Bản.
Ngày 12/6, tờ "Sankei Shimbun" Nhật Bản đã đăng bài viết của Shigeo Hiramatsu, học giả Nhật Bản nghiên cứu về quân sự Trung Quốc. Bài viết cho rằng, tham vọng chiến lược của Trung Quốc rất lớn, đã để mắt tới bờ bên kia của Thái Bình Dương.
Theo bài viết, máy bay ném bom chủ lực hiện nay của Trung Quốc vẫn là Tu-16 nhập khẩu từ Liên Xô, là một loại máy bay ném bom cỡ trung bình 2 động cơ. Loại máy bay ném bom này ngay từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh đã từng tới tấp bay tới biển Nhật Bản để do thám trên không.
Mặc dù máy bay ném bom này có thể mang theo trang bị có tính năng tương đồng với tên lửa hành trình Tomahawk của quân Mỹ, nhưng đã lỗi thời.
Tại Nga, loại máy bay này đã nghỉ hưu vào năm 1990, Trung Quốc cũng từng bước đào thải loại máy bay này. Khả năng của Không quân Trung Quốc một khi được tăng cường, sẽ gây ra ảnh hưởng to lớn tới môi trường bảo đảm an ninh của toàn bộ khu vực Đông Á, vì vậy cần phải đề phòng.
Trung Quốc đã sở hữu "sát thủ tàu sân bay" - tên lửa DF-21D.
Bài viết chỉ ra, Trung Quốc hiện đã sở hữu tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay", nếu cộng thêm máy bay ném bom kiểu mới, trong tương lai Trung Quốc sẽ có thể thực hiện "chiến lược ngăn chặn" có hiệu quả đối với quân Mỹ.
Shigeo Hiramatsu cho rằng, tham vọng chiến lược của Trung Quốc hoàn toàn không chỉ giới hạn ở Nhật Bản, mà là bờ bên kia Thái Bình Dương xa hơn.
Bài viết nhắc tới việc Trung Quốc ra vào trên đại dương, dư luận Nhật Bản phổ biến quan tâm đến động thái của Trung Quốc xung quanh đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư), việc chính quyền Tokyo có kế hoạch dùng hình thức quyên góp để có tiền mua các hòn đảo luôn là vấn đề nóng nhất. Nhưng, tầm mắt của Trung Quốc không chỉ là đảo Senkaku, mà còn cả những vùng biển xa hơn.
Từ năm 2001 đến nay, biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc liên tục đi qua mỏ dầu "Xuân Hiểu " trên biển Hoa Đông (mỏ dầu do Trung Quốc khai thác), đi qua tuyến đường hàng hải quốc tế giữa Okinawa và Miyako, nam tiến Thái Bình Dương, và liên tiếp xuất hiện ở vùng biển lân cận nhóm đảo Okinotori.
Đồng thời, Hải quân Trung Quốc còn không ngừng từ đảo Hải Nam tiến ra phía đông, đi qua eo biển Bashi giữa đảo Đài Loan và Philippines, đột phá "chuỗi đảo thứ nhất", chạy tới vùng biển lân cận nhóm đảo Okinotori.
Nếu Hải quân Trung Quốc men theo nhóm đảo Okinotori để tiến về phía nam, sẽ trực tiếp đối mặt với căn cứ quan trọng Guam của quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Ngày 6/5/2012, biên đội tàu chiến Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương từ hướng tây nam, diễn tập đội hình "bầy nhạn", gồm có 2 tàu khu trục 052B là tàu Quảng Châu số hiệu 168 và tàu Vũ Hán số hiệu 169, 2 tàu hộ tống là tàu Ngọc Lâm số hiệu 569 và tàu Sào Hồ số hiệu 568, 1 tàu vận tải đổ bộ lớp 071, mang tên Côn Luân Sơn, số hiệu 998. Hình ảnh này do máy bay tuần tra P-3C của Nhật Bản chụp được.
Ngày 6/5/2012, biên đội tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đã tiếp tục tiến hành huấn luyện hoạt động ở biển xa và đã tiến hành huấn luyện đội hình "bầy nhạn" có tàu chỉ huy là tàu đổ bộ.
Trong tương lai gần, Hải quân Trung Quốc rất có thể sẽ sử dụng tàu sân bay tiến hành diễn tập ở biển xa, sau đó thậm chí có thể sử dụng tàu ngầm. Trung Quốc đã hoàn thành thuận lợi công tác cải tạo tàu sân bay Varyag và đã tiến hành thành công nhiều lần chạy thử. Hiện nay, Trung Quốc đã bắt đầu có kế hoạch tự chế tạo tàu sân bay.
Trái lại, để kiểm soát Trung Quốc ra vào trên biển và xây dựng căn cứ hải quân ở biển xa, quân Mỹ đã giảm một nửa lực lượng Lính thủy đánh bộ đồn trú ở Okinawa, Nhật Bản, tiến hành triển khai phân tán ở Guam, Indonesia và Australia.
Nhưng, tổng quan về động thái của quân Mỹ, phòng tuyến của quân Mỹ đối với Trung Quốc đã từ "chuỗi đảo thứ nhất" (kết nối Okinawa - Đài Loan - Philippines) trước đây rút ra "chuỗi đảo thứ hai".
Bài viết kết luận, đối mặt với tình hình này, Nhật Bản cần thực hiện nhiệm vụ phòng thủ như thế nào, trong tương lai Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ hợp tác với cụm tấn công tàu sân bay quân Mỹ như thế nào, tất cả những điều này đều còn chưa biết, nhưng Nhật Bản cần nhận thức rõ, Trung Quốc vượt qua vùng biển đảo Senkaku và muốn mở rộng phạm vi ảnh hưởng tới vùng biển Tây Thái Bình Dương, đây mới là tham vọng chiến lược thực sự của Trung Quốc.
Trung Quốc đang cho tàu sân bay Varyag liên tiếp chạy thử.
Trung Quốc muốn mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra Tây Thái Bình Dương, thậm chí đã để mắt tới bờ bên kia Thái Bình Dương.
Theo GDVN
Chuyên gia TQ Trần Hổ: Tàu sân bay Varyag chạy thử gì, trong bao lâu? Tàu sân bay đầu tiên Varyag của Trung Quốc đang tăng tần suất chạy thử, nội dung và thời gian chạy thử đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Tàu sân bay Varyag đang chạy thử liên tục trên biển. Ngày 25/5, Tân Hoa xã dẫn lời chuyên gia quân sự Trung Quốc Trần Hổ cho rằng, việc chạy thử tàu...