Bảo ngọc Tịnh Biên
Bán thị thanh sơn bán thị điền/Cô thu thâm xứ thảo sầu miên/Mộ đầu cao điểu phi không tận/Yểm vọng hoàng hôn vạn ức biền.
Tạm dịch là: Nửa bên là núi, nửa bên điền/Thu côi muôn lối, cỏ sầu miên/Chiều tà chim bay không điểm hẹn/Chợt ngắm hoàng hôn nghẹn tơ lòng (Thơ Tịnh Biên trấn trung hữu đề vịnh chi nhị).
Cầu kiều Trà Sư đón du khách dịp Quốc Khánh 2/9
Từng có một Tịnh Biên khổ cực và buồn bã như thế trong suốt những năm kháng chiến, và vùng đất hào hùng ngày nào chỉ là một vùng quê nghèo với những mảnh ruộng gắn liền với người nông dân bán mặt cho đất, bán lưng cho trời.
Ngày nay Tịnh Biên đã trở thành một “viên ngọc quý”, khoác lên mình tấm lụa tiềm năng để phát triển ngành “công nghiệp không khói”, đặc biệt hấp dẫn giới đầu tư.
Là khu vực nổi tiếng về tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân địa phương, huyện Tịnh Biên – một trong hai huyện miền núi của tỉnh An Giang ngày nay, là nơi có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khắp Việt Nam, cũng chính là khu vực có sức hút các nhà đầu tư chuyên nghiệp và tầm vóc như Sao Mai Group.
Tập đoàn này hiện có rất nhiều dự án, công trình đã và đang đầu tư vào Tịnh Biên như Nhà máy điện mặt trời Sao Mai, Nhà máy nước uống thiên nhiên An Hảo, các khu du lịch, khu đô thị sầm uất… với tổng số vốn đầu tư trên 8.300 tỷ đồng.
Tiêu biểu cho sự phát triển mạnh mẽ tại huyện Tịnh Biên, khu du lịch Trà Sư luôn được “giới xê dịch” thích thú lựa chọn là nơi check-in sống ảo bởi phong cảnh thiên nhiên hữu tình, công trình nghệ thuật đầy ấn tượng, hồn thơ và chất nghệ thuật nơi đây luôn tạo được cảm hứng cho người thưởng lãm….
Là một địa danh hội tụ những cái “nhất Việt Nam”, nơi đây hiện đang nắm giữ hai kỷ lục là rừng tràm đẹp nhất Việt Nam và cây cầu tre dài nhất Việt Nam, mới đây An Giang Tourimex tiếp tục mang về cho khu du lịch một kỷ lục mới: “C ây cầu gỗ trong rừng tràm đẹp nhất Việt Nam“.
Với thành tựu “ba nhất” này sẽ một lần nữa “chắp cánh” cho tên gọi Khu du lịch Trà Sư được bay cao và vươn xa hơn, mời chào khách du lịch thập phương đến chiêm ngưỡng, tiếp tục đánh bóng “viên ngọc” Tịnh Biên ngày càng rực rỡ trong công cuộc phát triển kinh tế nước nhà.
Video đang HOT
Cũng tại địa bàn phần lớn là địa bàn cư trú của người dân tộc thiểu số này, tọa lạc ngay dưới chân núi trước đây từng là những cánh đồng lúa với năng suất thấp, nay được thay thế bằng thảo nguyên pin năng lượng mặt trời lớn nhất tỉnh An Giang.
Trong tương lai, nhà đầu tư Sao Mai Group tiếp tục khai thác và phát triển mô hình du lịch tại đây theo hướng sinh thái và hiện đại với dự kiến số vốn đầu tư hơn 150 tỷ đồng. Nếu hiện thực, đây sẽ là điểm đến của một loại hình du lịch mới lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới – du lịch sinh thái điện mặt trời.
Không những tạo được niềm tin cho bà con địa phương và được các cấp chính quyền ủng hộ, trong quá trình thi công xây dựng “ kinh đô điện mặt trời dưới chân Núi Cấm”, nơi đây đã có cơ may được cặp rắn thần ghé thăm.
Theo văn hóa phương Tây, hình tượng rắn thần tượng trưng cho sự bất tử và khôn ngoan, khả năng chữa bệnh. Chính điều này đã phần nào lý giải vì sao đời sống người dân khu vực xung quanh dần trở nên năng động hơn khi chính công trình này đã nâng cao hiệu quả việc sử dụng đất tại địa phương, đóng góp thuế vào ngân sách Nhà nước trên 130 tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm cho đông đảo bà con khu vực…
Khu du lịch sinh thái điện mặt trời sẽ là loại hình du lịch đầu tiên trên thế giới
“ Theo kế hoạch mà chúng tôi đề ra, khu du lịch sinh thái điện mặt trời dự kiến khai trương và đưa vào hoạt động trước Quốc Khánh 2/9 năm 2020, nhưng do đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại nên khả năng cao chúng tôi sẽ dời lại thời gian khai trương vào dịp Tết Nguyên Đán năm sau, nhằm giải quyết nhu cầu du lịch rất lớn trong dịp lễ này” – Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch An Giang Trần Minh Trí – chủ đầu tư dự án du lịch sinh thái điện mặt trời cho biết.
Bộ mặt kinh tế – xã hội của huyện Tịnh Biên đang ngày càng nhận được sự nể phục, tin tưởng của lãnh đạo địa phương thông qua việc doanh nghiệp nỗ lực cùng lãnh đạo địa phương chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Rồi đây, huyện miền núi ngày nào sẽ tiếp tục là nơi tập trung những cái nhất khác, tạo nên làn sóng phục hồi kinh tế mạnh mẽ, biến Tịnh Biên trở thành khu vực chủ lực phát triển ngành du lịch mũi nhọn của tỉnh An Giang.
Khám phá miền biên viễn Tây Nam của Tổ quốc
Nơi ấy có gì ?Có những huyền thoại trường tồn trên đỉnh Thất sơn linh thiêng.Bao chứa những giá trị đặc biệt ẩn và lộ diện ở tuyến đầu biên giới.
Tất cả sẽ được du khách chạm đến trong hành trình ngược dòng kênh Trà Sư ăm ắp nước để khám phá miền biên viễn Tây Nam.
Nơi thượng nguồn dòng sông Mekong hiền hòa, ấm áp luôn hấp dẫn du khách bốn phương bởi mùa nước nổi đặc trưng, nơi khởi đầu những câu chuyện văn hóa đa sắc màu....đã trở thành món "đặc sản" ấn tượng tạo nên hồn của làn điệu trao duyên, khiến bao trái tim phải thổn thức.
Miền Tây xanh sắc mây trời
Phù sa nước nổi, ầu ơi...câu hò.
Hình ảnh về chiếc cầu tre, cầu gỗ, cầu khỉ tại vùng biên giới nghèo ngày nào đã là những ký ức xa xôi luôn thoắt ẩn hiện để ùa về trong nỗi nhớ khắc khoải. Tất cả những giá trị truyền thống ấy đã tụ hội về Trà Sư ngày nay bằng các ý tưởng nghệ thuật sáng tạo từ nhà đầu tư, khiến cho nơi đây trở thành chiếc cầu kết nối giữa tâm thức Việt với người con tứ phương khi quay lại Trà Sư trải nghiệm nét văn hóa đậm đà nguồn cội này.
Lên biên giới để nhận diện nét đẹp lịm tim mùa nước nổi miền Tây
Khu du lịch Trà Sư trong những ngày đón mừng những công trình xanh độc nhất của thiên nhiên đặc ân cho nơi đây, những điều mà điểm du lịch sinh thái trước nước lũ tràn về đã "trình làng" giới mộ đạo check-in danh này luôn khiến cho người thưởng ngoạn phải ngẩn ngơ.
Điều đặc biệt của rừng tràm mùa nước nổi làm biết bao hồn thơ phải "say sắc xanh" lại không phải là những "nhành liễu" tràm đong đưa trước gió, thoảng hương mùi hoa tràm dịu nhẹ trong không khí hay một mái nhà xanh được từng hàng tràm bện với nhau che mát dọc theo con đường công du quanh khu rừng, mà chính là một tấm thảm bèo xanh ngắt, trải khắp 850ha bề mặt của khu rừng.
Đã từng dạo bước trên thân trúc bạch long nằm trườn dài xuyên rừng, du khách mới có thể biết đến cảm giác đắm mình vào khoảng xanh thiên nhiên bát ngát, thả hồn vào những tình khúc của dàn đồng ca thiên điểu, để được tận hưởng thú vui tao nhã, điền viên mà nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng miêu tả trong dòng thơ của ông:
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Chìm đắm trong sắc xanh trên cung đàn Trà Sư
Khu rừng tràm nguyên sinh này không chỉ mang tính đa dạng sinh học quan trọng của vùng, nơi đây còn là nơi đón chào dòng chảy của văn hóa, của tổ tiên khi tọa lạc tại một trong những khu vực đầu tiên tiếp nhận lưu lượng nước đổ về ĐBSCL của dòng Mekong. Nét đẹp rất độc đáo của một vùng ngập nước, mênh mang một màu phù sa mỗi khi đến độ tháng tám, được phô bày rất riêng và nghệ thuật dọc theo hệ thống kênh rạch đặc trưng tại vùng đồng bằng châu thổ phía Nam. Trà Sư được vinh dự gần kề với đại công trình miền viễn Tây dài hơn 87km nối từ Châu Đốc đến Kiên Giang, hàm chứa vô vàn ý nghĩa lịch sử quan trọng trong công cuộc dựng xây tổ quốc thanh bình và phồn thịnh.
Được đặt theo tên vợ của Khai quốc Công thần Thoại Ngọc Hầu, kênh Vĩnh Tế được đào bằng chính đôi tay lấm tấm bùn đen của những người con yêu nước, đóng góp ý nghĩa to lớn trong việc mở ra "đường sông lưu thông, từ kế hoạch trong nước, phòng giữ ngoài biên cho tới nhân dân mua bán đều được tiện lợi vô cùng" (trích Đại Nam nhất thống chí). Kênh Vĩnh Tế có vai trò rất quan trọng trong an ninh quốc phòng, giao thương thương mại giữa 2 nước anh em Đông Dương vì vị trí đặc biệt của kênh chạy song song với đường biên giới Việt Nam - Campuchia. Đây còn là nơi cung cấp nguồn lợi thủy sản an toàn, đảm bảo kế sinh nhai bền vững cho người dân bản địa vì hệ thống kênh rạch tại ĐBSCL là nơi trú thân cho hàng nghìn đàn cá đồng, khi việc canh tác nông nghiệp của Việt Nam đang ngày một phát triển lớn mạnh.
Chuyến tàu trên dòng kênh Vĩnh Tế mang lại cảm giác rất quê hương, rất cội nguồn
"Kênh Vĩnh Tế tại vùng Tứ giác Long Xuyên là một công trình quan trọng trong quốc phòng từ xưa cho đến giao thông đường thủy ngày nay. Hiện An Giang Tourimex đang mở tuyến du lịch thưởng ngoạn về biên giới cực Tây Nam của tổ quốc qua tuyến tàu trên dòng kênh Vĩnh Tế, phục vụ khách du lịch được trải nghiệm mới về văn hóa, lịch sử và sinh thái khi đến đây lần tiếp theo." - ông Trần Minh Trí, Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch An Giang, chủ đầu tư Khu du lịch Trà Sư cho biết thêm.
Miền biên viễn cực Tây Nam với sức sống của tổ quốc đang chuyển mình trở thành một khu vực sầm uất và nổi tiếng khắp nơi. Mang vẻ đẹp đặc trưng của tác phẩm thiên nhiên miền Tây, nét văn hóa gắn liền với giá trị cội nguồn cùng những vô giá của lịch sử hào hùng trong quá khứ đang dần đánh thức tiềm năng phát triển du lịch nội địa, với tiên phong là người anh cả trứ danh khu du lịch Trà Sư.
Chính thức khai trương cầu kiều Trà Sư Nhân kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2020), 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 và chào mừng Thành phố Long Xuyên được công nhận đô thị loại I. Tập đoàn Sao Mai chính thức 'trình làng' siêu phẩm cầu kiều Trà Sư độc nhất vô nhị. Siêu phẩm cầu kiều Trà...