Báo Nga: Việt Nam là quốc gia hấp dẫn với nhiều nước lớn
Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược và trở thành quốc gia hấp dẫn đối với nhiều nước lớn.
TrangTop War của Nga gần đây cho hay, theo các chuyên gia quân sự, tương lai của hợp tác thương mại quân sự Việt-Mỹ sẽ diễn ra một cách từ từ và có sự cân bằng với các đối tác truyền thống chứ không phải là một sự thay thế mới hoàn toàn.
Giáo sư Carl Thayer. Ảnh: CSIS
Top War dẫn lời ông Carl Thayer, chuyên gia về vấn đề châu Á tại Học viện Quốc phòng Úc cho rằng, việc Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ là một phần của chiến lược đa dạng hóa các mối quan hệ đối ngoại, chứ không từ bỏ các mối quan hệ cũ.
Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược khiến mình trở thành quốc gia hấp dẫn đối với nhiều nước lớn. Tuy nhiên, Việt Nam không có ý định muốn nằm trong quỹ đạo của một bên nào.
Bên cạnh việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ, Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì quan hệ tốt đẹp với các đối tác truyền thống như Nga, Nhật Bản, Trung Quốc.
Các hợp đồng mua tàu ngầm Kilo, tàu tuần tra, tên lửa tích hợp cho các tàu ngầm của Nga, việc Việt Nam bày tỏ quan tâm về việc mua hệ thống tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos của Ấn Độ-Nga hợp tác sản xuất là bằng chứng cho thấy Moscow vẫn là đối tác vũ khí hàng đầu của Việt Nam, Giáo sư Thayer nói thêm.
Ông Gregory Pauling, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho rằng, hệ thống xuất khẩu vũ khí của Mỹ có thể phức tạp đối với các nước như Việt Nam, vốn chưa từng mua vũ khí của Mỹ hay của bất kỳ quốc gia NATO khác.
Video đang HOT
Đại diện của “Lockheed Martin” và “Boeing” gần đây đã đến thăm Hà Nội, thúc đẩy đồn đoán cho rằng họ đang tìm kiếm hợp đồng bán hệ thống radar và thiết bị truyền thông tin duyên hải cho Việt Nam.
Theo Giáo sư Thayer, Việt Nam còn có triển vọng mua một loạt các hệ thống quân sự của Mỹ, từ máy bay trực thăng tuần tra P-3 Orion đến hệ thống điều khiển thông tin chiến đấu.
Tuy nhiên, ông Pauling nhận định rằng ngay cả khi Mỹ có thể cung cấp các hệ thống vũ khí chất lượng cao với giá cả phải chăng, thì Việt Nam cũng cần lưu ý tới những khó khăn liên quan đến các tiêu chuẩn mới về hậu cần và đào tạo do vũ khí nhiều nguồn gốc khác nhau sẽ rất khó kết hợp.
“Có thể là, ngoài việc mua các sản phẩm hoàn chỉnh, Việt Nam còn có kế hoạch hợp tác với các ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ cho mục đích nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và hợp tác sản xuất”, Giáo sư Thayer nói thêm.
Thanh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
Pakistan sẽ có kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới
Chương trình hạt nhân của Islamabad chuyên dùng để ngăn chặn Ấn Độ, trong khi đó, chương trình hạt nhân của Ấn Độ có ý đồ để họ trở thành một nước lớn hạt nhân
Vệ tinh xác nhận tàu ngầm thông thường Trung Quốc xuất hiện ở PakistanTàu ngầm Trung Quốc đậu ở cảng của Pakistan đe dọa Ấn ĐộTrung Quốc hỗ trợ Pakistan xây dựng công nghiệp đóng tàu
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 29 tháng 8 dẫn trang mạng "The Financial Times" Anh ngày 28 tháng 8 đã đăng bài viết "Pakistan cho biết sẽ có kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới". Sau đây là nội dung chính của bài viết:
Tên lửa chiến thuật của Lục quân Pakistan có thể lắp đầu đạn hạt nhân
Bao cao mới nhất cho biết, nếu Pakistan tiếp tục cách làm mỗi năm chế tạo tới 20 đầu đạn hạt nhân, họ sẽ sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới trong vòng 10 năm nữa, chỉ đứng sau Mỹ và Nga.
Báo cáo này do 2 nhà phân tích nổi tiếng Mỹ viết và do Quỹ hòa bình quốc tế Carnegie công bố. Báo cáo này cho rằng Pakistan đang đuổi vượt Ấn Độ, bởi vì Ấn Độ - nước láng giềng và đối thủ của họ hàng năm chỉ chế tạo 5 đầu đạn hạt nhân.
Quan chức ngoại giao phương Tây theo dõi chặt chẽ năng lực hạt nhân của Ấn Độ và Pakistan cho rằng, Ấn Độ sở hữu khoảng 100 đầu đạn hạt nhân, trong khi đó, Pakistan đã chế tạo khoảng 120 đầu đạn hạt nhân. Hiện nay, Pakistan có kho vũ khí hạt nhân lớn thứ sáu thế giới, đứng sau Nga, Mỹ, Pháp, Trung Quốc và Anh.
Khi được hỏi về quan điểm đối với việc này, một quan chức cấp cao Chính phủ Pakistan cho biết: "Dự đoán đối với tương lai (của báo cáo này) là hết sức thổi phồng. Pakistan là một nước lớn hạt nhân có trách nhiệm, sẽ không bất chấp hậu quả".
Công nghệ tên lửa của Pakistan có liên quan chặt chẽ với Trung Quốc
Nhưng, trong bối cảnh cộng đồng quốc tế nỗ lực ngăn chặn quốc gia lân cận Iran không được phát triển vũ khí hạt nhân, cách làm tăng cường năng lực hạt nhân của Pakistan trở nên rất nổi cộm.
Năm 1998, Pakistan trở thành nươc lơn hạt nhân. Khi đó, chỉ 3 tuần sau khi Ấn Độ triển khai thử nghiệm hạt nhân lần hai, Pakistan đã tiến hành thử nghiệm hạt nhân 6 lần. Ấn Độ và Pakistan đều chưa ký kết Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Nhiều năm qua, các chuyên gia phân tích phương Tây luôn tìm cách đưa ra đánh giá chính xác đối với số lượng đầu đạn hạt nhân của hai nước Ấn Độ và Pakistan. Chương trình vũ khí hạt nhân của hai nước luôn bị coi là cơ mật cao.
Bình luận viên vấn đề an ninh Pakistan Hassan Askari Rizvi cho rằng, chỗ khác nhau căn bản của Pakistan va Ấn Độ ở chỗ, chương trình hạt nhân của Islamabad chuyên dùng để ngăn chặn Ấn Độ, trong khi đó, chương trình hạt nhân của Ấn Độ có ý đồ để họ trở thành một nước lớn hạt nhân và nhận được sự đồng tình của cộng đồng quốc tế.
Tên lửa đạn đạo tầm xa Shaheen Pakistan, tầm bắn 2.500 km
Ông cho biết: "Pakistan rõ ràng nằm ở thế bất lợi, bởi vì quân đội thông thường của họ lạc hậu so với Ấn Độ trên rất nhiều phương diện. Đây là nguyên nhân Pakistan cần dựa nhiều hơn vào năng lực hạt nhân của mình".
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)
Theo giaoduc
Nhiều nước muốn mua tổ hợp tác chiến điện tử Krasukha Nga Nhiều khách hàng nước ngoài tham dự Triển lãm hàng không quốc tế MAKS 2015 đã bày tỏ mong muốn mua tổ hợp tác chiến điện tử Krasukha của Nga. Nhiều khách hàng nước ngoài tham dự Triển lãm hàng không quốc tế MAKS 2015 đã bày tỏ mong muốn mua tổ hợp tác chiến điện tử Krasukha của Nga. Tờ TASS ngày...