Báo Nga: Việt Nam đàm phán mua tên lửa của Nga?
Việt Nam sắp tới sẽ tiếp tục ký kết thêm các hợp đồng mua các trang thiết bị và vũ khí mới, tối tân của Nga để tăng cường khả năng chiến đấu cho quân đội.
Tên lửa phòng không tầm xa S-400 của Nga
Nga và Việt Nam đang thảo luận về một số hợp đồng hợp tác kỹ thuật – quân sự mới, Giám đốc Liên bang về Hợp tác kỹ thuật – quân sự (FSMTC), ông Alexander Fomin nói với tờ Tin tức quân sự Nga hôm thứ Ba.
“Các hợp đồng mới có thể được ký kết trong tương lai gần” – người đứng đầu FSMTC cho biết, ông ám chỉ tới các cuộc thảo luận về việc cung cấp trang thiết bị quân sự và vũ khí mới cho Việt Nam.
Video đang HOT
Ông Fomin tiết lộ thêm rằng, phía Việt Nam đã bày tỏ tới việc quan tâm tới một số hệ thống vũ khí tiên tiến của Nga, đặc biệt là các hệ thống phòng không tầm trung và tầm xa của, máy bay chiến đấu, tàu ngầm, thiết bị trên tàu hải quân. Ông Fomin cũng nhấn mạnh rằng, hiện nay, các chi tiết về hợp đồng mới đang được chuẩn bị.
“Khi mọi thứ được đồng thuận, chúng tôi sẽ công bố các báo cáo về hợp đồng”, ông Fomin nói với tờ Tin tức Quân sự Nga.
Trước đó, trong ngày 13/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu phái đoàn các quan chức cấp cao của Việt Nam, đã tới kiểm tra tiến độ thử nghiệm của tàu ngầm Kilo Hà Nội và động viên, thăm hỏi các sỹ quan tàu ngầm đang học tập tại Nga.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ hy vọng rằng hợp đồng đóng tàu ngầm dành cho Hải quân Việt Nam sẽ được phía Nga hoàn thành đúng thời hạn.
Tại cuộc họp báo ở Kaliningrad, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố rằng, do đặc điểm Việt Nam có biên giới hàng hải lớn và vùng lãnh hải rộng, nên việc mua các tàu ngầm dành cho Hải quân theo hợp đồng mà Nga đang thực hiện là có ý nghĩa đặc biệt.
Theo nhận định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, “hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa hai nước chúng ta không chỉ đơn thuần là những hợp đồng thương mại, mà còn là sự khẳng định quan hệ hữu nghị và tin cậy mang tính chất hợp tác chiến lược. Chúng tôi muốn tiếp tục phát triển quan hệ toàn diện với Nga, trong đó có hợp tác kỹ thuật-quân sự”.
Trong những năm gần đây, hợp tác kỹ thuật – quân sự Việt – Nga đang phát triển nhanh chóng mặt. Điển hình như các hợp đồng mua 2 tàu tên lửa cao tốc Project 1241.8 Molniya và chuyển giao dây chuyền công nghệ để tự đóng 10 tàu tương tự trong nước, hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm tấn công tiên tiến lớp Kilo 636, 2 hợp đồng cung cấp các chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2 với tổng số 20 chiếc và hợp đồng cung cấp một tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P…
Theo xahoi
Vì sao Kim Jong-un thách thức siêu cường Mỹ?
Với việc "tung" ra liên tiếp những lời đe dọa và động thái làm thổi bùng ngọn lửa căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, Nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un muốn thể hiện rằng, ông đang nắm chắc quyền kiểm soát đất nước Triều Tiên, có khả năng thách thức một cường quốc hùng mạnh như Mỹ và là một người kế nhiệm xứng đáng của gia đình họ Kim.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un
Khi Chủ tịch Kim Jong Un "khạc" ra lửa và có thể đang chuẩn bị cho một vụ phóng tên lửa tầm xa mới, lợi thế lớn của Nhà lãnh đạo này là không ai biết ông ấy thực sự là người như thế nào và ông ấy có thể gây ra điều gì.
Chúng ta biết ông Kim Jong Un đã đi học ở một trường nội trú của Thụy Sỹ dưới một cái tên giả và ông ấy thích ẩm thực, bóng rổ. Đó dường như là tất cả những gì người ta biết về Nhà lãnh đạo của Triều Tiên. Bức chân dung mơ hồ về ông Kim Jong Un đối ngược lại hoàn toàn với những gì chúng ta biết về Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hay Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye - những người vừa có cuộc thảo luận về cuộc khủng hoảng Triều Tiên ở Seoul và cuộc sống của họ hoàn toàn công khai, thậm chí đến cả cái tên những con vật nuôi trong nhà của họ.
Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, các nhà quan sát Triều Tiên thấy rằng, Nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong Un bắt đầu thể hiện mình. Ông muốn chứng tỏ cho thế giới thấy, ông đang hoàn toàn nắm chắc quyền kiếm soát đất nước và rằng ông là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, táo bạo và quyết đoán. Ông Kim Jong Un cũng muốn dùng sự mạnh mẽ của mình để thách thức cường quốc hùng mạnh Mỹ nhằm biến ông thành một nhân vật huyền thoại đối với người Triều Tiên, một người cũng mạnh mẽ và anh hùng như cha ông của ông này. Đó là những người mà tượng và ảnh lớn của họ có thể thấy ở khắp mọi ngõ ngách trên đất nước CHDCND Triều Tiên.
"Đây là cuộc khủng hoảng đầu tiên giữa Nhà lãnh đạo Kim Jong Un với thế giới", ông Alexandre Mansourov - một nhà quan sát Triều Tiên lâu năm của chính phủ Mỹ và từng học ở Bình Nhưỡng, cho biết. Theo vị chuyên gia này, "cuộc đối đầu trên không liên quan đến vấn đề vật chất hay khả năng quân sự. Nó là về danh tiếng của ông Kim Jong Un. Ông ấy đang muốn tạo dấu ấn cá nhân. Ông ấy sẽ không sống dưới cái bóng của cha và ông mình. Ông ấy muốn chứng tỏ mình là một người đàn ông và ông ấy đang kế nhiệm quyền lãnh đạo đất nước".
Kịch bản tích cực nhất là Nhà lãnh đạo trẻ Triều Tiên sẽ củng cố được vị thế của mình với tư cách là người đứng đầu đất nước. Ông này sẽ chứng tỏ mình bằng những thành tích đột phá như ký được một hiệp ước hòa bình nhằm kết thúc chính thức cuộc chiến tranh Triều Tiên cách đây hơn nửa thế kỷ - điều mà cha ông của ông đều không làm được. Ông Kim Jong Un cũng có thể ký được một hiệp ước chắc chắn với Mỹ về việc bảo đảm sẽ "không có sự thay đổi chính quyền" thông qua cưỡng ép ở Triều Tiên cũng như không có chiến dịch quân sự kiểu Iraq xảy ra ở nước này.
Kịch bản tồi tệ nhất là sự tính toán sai lầm dẫn đến leo thang và chiến tranh. Đây sẽ là một kịch bản "tự sát".
Thủ tên lửa, hạt nhân và sa thải tướng lĩnh
Có thể nói, danh tiếng của Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã được đánh bóng bởi hai vụ phóng tên lửa và thủ hạt nhân liên tiếp: một là vụ phóng thử tên lửa tầm xa đưa vệ tinh vào vũ trụ hồi tháng 12 năm ngoái và vụ thử hạt nhân thứ ba mới nhất hồi tháng 2 vừa rồi.
Ông Kim cũng đã thể hiện được uy quyền và sức mạnh trong nội bộ cầm quyền ở thủ đô Bình Nhưỡng bằng việc sa thải thẳng tay các tướng lĩnh cấp cao, trong đó có 4 quan chức đỡ quan tài của cha ông - Chủ tịch Kim Jong Il trong lễ tang quốc gia cảm động hồi năm 2011.
Trong khi ông Kim Jong Il có 12 năm để theo gót người cha Kim Nhật Thành học hỏi kinh nghiệm quản lý, lãnh đạo đất nước thì Nhà lãnh đạo tối cao hiện nay của Triều Tiên Kim Jong Un chỉ có 11 tháng.
"Kim Jong-un là người quảng giao hơn cha. Ông này giống người ông Kim Nhật Thành của mình nhiều hơn", một nhà phân tích người Mỹ cho biết. Trong khi người dân Triều Tiên chỉ được nghe thấy giọng của ông Kim Jong Il duy nhất một lần thì ông Kim Jong Un đã có những bài phát biểu hùng hồn trước người dân của đất nước. Ông Kim Jong-il sống có vẻ nội tâm, khép kín, ít xuất hiện trước công chúng thì con trai của ông lại liên tục xuất hiện, thể hiện quyền chỉ huy và hành động một cách mạnh mẽ.
"Ông ấy đang chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo, là người ra quyết định...., một nhà lãnh đạo có thực quyền, một nhà lãnh đạo rất táo bạo", một nhà phân tích người Mỹ có tên là DeTrani nhận định.
Thứ mà ông Kim Jong Un muốn là làm cho phần còn lại của thế giới sợ đến mức "tất cả chúng ta đều phải dịu lại" và chấp nhận thực tế Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân. "Theo quan điểm của tôi, Triều Tiên nghĩ rằng chúng ta sẽ nhắm mắt làm ngơ... và nếu họ đe dọa và dọa dẫm đủ, họ sẽ chiến thắng".
Theo vietbao
Mỹ sợ gì ở Triều Tiên? Dù Triều Tiên liên tục dùng lời lẽ mạnh bão dọa tấn công Hàn Quốc và Mỹ, một số chuyên gia cho rằng giới lãnh đạo Triều Tiên chỉ đang "diễn". Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã ra lệnh cho quân đội chuẩn bị tên lửa sẵn sàng tấn công nước Mỹ và tổ chức cuộc họp lúc nửa đêm để thông qua...