Báo Nga: Việt Nam, Ấn Độ không bình luận về tin mua tàu Mistral
Sau khi chuyên gia Nga Ruslan Pukhov phát biểu với hãng tin TASS về các nước có thể mua tàu đổ bộ Mistral của Pháp, báo RBTH (Nga) đã liên lạc với Bộ Quốc phòng Ấn Độ và Việt Nam để hỏi thêm nhưng không nhận được câu trả lời.
Tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral Pháp đóng cho Nga nay đang tìm khách hàng mới – Ảnh: AFP
RBTH ngày 10.8 cho hay, mới đây ông Ruslan Pukhov, Giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ (CAST, tại Moscow, Nga) trả lời TASS rằng một số nước có tiềm năng mua lại tàu đổ bộ chở trực thăng Mistral Pháp đóng mà không bàn giao cho Nga. Các nước này gồm Ấn Độ, Việt Nam, Brazil. Ông Pukhov nói rằng các nước này có thể mua nếu Pháp giảm giá bán, và nước có dùng vũ khí của Pháp thì việc mua tàu Mistral dễ dàng hơn.
Tuy nhiên Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã từ chối nêu ý kiến về bài báo của TASS. Một nguồn tin thân cận với Bộ này cho RBTH biết còn quá sớm để Ấn Độ xem xét mua tàu Mistral của Pháp khi hai nước còn đang đàm phán thương vụ mua chiến đấu cơ Rafale. “Cả hai nước đang tiếp tục cuộc đàm phán, và một thỏa hiệp đã đạt gần đây… Hai nước vẫn đang đàm phán về việc sản xuất nhượng quyền và chuyển giao công nghệ (chiến đấu cơ”, quan chức này nói với RBTH.
Nước thứ hai có thể quan tâm đến tàu đổ bộ chở trực thăng là Việt Nam, theo ông Pukhov.
Ông Nguyễn Phú Loan, một nhà phân tích quốc phòng tại Hà Nội nói với RBTH rằng Việt Nam sẽ không theo đuổi một thỏa thuận (mua tàu Mistral) mà không tham vấn với Nga. “Chúng ta phải hiểu rằng việc mua bán tàu này là không nên gây khó cho Nga, vì Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Việt Nam”, ông Loan nói, và thêm rằng Trung Quốc cũng có thể quan tâm đến việc mua tàu Mistral.
Video đang HOT
“Vấn đề (mua tàu) Mistral có thể sẽ được nêu trong các cuộc tham vấn giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Pháp tại Paris năm nay”, ông Loan nói thêm.
Còn Bộ Quốc phòng Việt Nam thì không trả lời bình luận của RBTH.
Quốc hội Pháp dự kiến sẽ xem xét vụ bồi thường hợp đồng tàu Mistral vào tháng 9 tới. Trong khi đó việc nước nào sẽ mua tàu Mistral là đề tài sôi nổi trên nhiều báo. Vài báo Pháp cho rằng các nước có thể mua có Ai Cập, Singapore, Brazil, Canada. Tuy nhiên Lenta ngày 8.8 dẫn lời cố vấn Học viện quân sự Ai Cập, tướng Mahmoud Khalyaf bác bỏ thông tin Ai Cập quan tâm mua tàu Mistral. “Tôi sửng sốt vì thông tin này trên báo chí… Ai Cập và Ả Rập Xê út tại vùng này không có nhu cầu về loại tàu đổ bộ chở trực thăng như Mistral”, ông Khalyaf nói.
Xem ra việc tìm khách hàng mới cho 2 con tàu Mistral của Pháp đóng cho Nga là Vladivostok và Sevastopol coi bộ khó hơn những lời tuyên bố đầy lạc quan trước đó của những nhà lãnh đạo Pháp.
Theo Tin Nóng
Pháp đau đầu tìm khách hàng mới cho 2 tàu Mistral
Tổng thống Pháp Francois Hollande phủ nhận thông tin cho rằng 2 tàu chiến lớp Mistral mà Pháp từ chối giao cho Nga khó tìm được khách hàng mới; trong khi đó nhiều chuyên gia cho rằng nguy cơ này là rất cao.
Tổng thống Pháp Francois Hollande phủ nhận khó bán tàu Mistral - Ảnh: AFP
"Không có khó khăn nào trong việc tìm kiếm một khách hàng. Việc hủy giao con tàu khiến nhiều nước quan tâm và sẽ có nhiều nước có nhu cầu mua", Tổng thống Pháp Hollande phát biểu với báo chí ở thành phố Ismailiya, Ai Cập hôm 6.8.
Hồi đầu tuần này, Pháp và Nga đã thống nhất kết thúc hợp đồng bán 2 tàu sân bay Mistral, theo đó Paris hoàn trả toàn bộ số tiền đặt cọc và cả thiết bị lắp đặt trên tàu chiến này cho Moscow. Tổng thống Hollande nói rằng Pháp sẽ không bồi thường cho Nga vì vi phạm hợp đồng, theo AFP.
Hai tàu chở trực thăng được Nga ký mua của Pháp hồi năm 2011 với giá 1,2 tỉ euro (1,3 tỉ USD). Nga đặt cọc trước cho Pháp 785 triệu euro và Moscow xác nhận đã được Paris hoàn trả số tiền này ngay khi 2 bên tuyên bố đạt được thỏa thuận.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian nói rằng có nhiều nước bày tỏ mong muốn mua tàu Mistral, nhưng ông lại không nói cụ thể đó là những nước nào. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp tự tin cho rằng tàu lớp Mistral là loại "tàu tốt", có thể chứa 16 trực thăng, 700 quân và 50 xe thiết giáp cùng lúc, và không dễ có tàu chiến nào có thể so sánh bằng, theo AP.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia quân sự nhận định Paris sẽ rất vất vả để tìm được khách hàng có đủ khả năng và nhu cầu như Nga, dù theo nhận định của họ, thế giới sẽ cần đến 26 chiếc tương tự tàu Mistral trong vòng 10 năm tới.
Cho thuê hoặc bán rẻ: may ra khả thi
Các chuyên gia ở Pháp nói rằng có lẽ Paris nên "cắt nhỏ" Mistral họa may mới tìm được khách hàng ưng ý.
"Sẽ cực kỳ khó khăn để bán được những chiếc tàu đó", chuyên gia phân tích Ben Moores nhận định trên tạp chí quốc phòng IHS Jane's (Anh).
"Họ phải giảm giá để làm cho con tàu hấp dẫn khách hàng khác, điều này sẽ mất nhiều năm", ông Moores phát biểu. Theo ông này, Mistral được thiết kế theo yêu cầu của Nga, nên rất khó để một khách hàng khác chấp nhận hoặc đồng ý thay đổi thiết kế cũ.
"Những quốc gia có đủ tiền và nhu cầu mua tàu lớn như thế thường có công nghệ đóng tàu tại nước mình. Nếu họ mua tàu Mistral, hàng ngàn người sẽ bị sa thải", ông Moores nói tiếp.
Trong khi đó, ông Peter Robert, cựu sĩ quan hải quân Anh cho rằng Pháp có thể cho NATO thuê hoặc bán nó cho Ấn Độ, Brazil trong hợp đồng trọn gói với các loại vũ khí khác. Cựu sĩ quan này gợi ý Pháp có thể bán tàu Mistral cho Việt Nam hay Philippines để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông, theo AP.
Pháp không chỉ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới, theo AFP, chính phủ nước này còn phải đối mặt với chi phí bảo dưỡng, vận hành 2 chiến hạm này.
Pháp từ chối giao 2 tàu Mistral đã đóng xong cho Nga vì lệnh cấm vận mà phương Tây áp đặt để trừng phạt Moscow sau khi Nga sát nhập Crimea vào lãnh thổ nước này và vai trò của Nga đối với cuộc xung đột ở miền đông Ukraine.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Thương vụ Mistral: Pháp thiệt hại, Trung Quốc thu lợi Trong các bảng tổng soát quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, Trung Quốc đã vượt mặt Pháp chỉ vì thương vụ Mistral bị đình đốn. Sau khi "thương vụ Mistral" của Pháp đổ bể vì sức ép từ phía đồng minh tăng cường trừng phạt lên Nga, Trung Quốc đã "vượt mặt" Pháp, trở thành nước xuất khẩu vũ...