Báo Nga: Ukraine đã bố trí trận địa phòng không dày đặc trước tai nạn
Các tổ hợp tên lửa phòng không chiến thuật này có khả năng dò tìm và bắn hạ các mục tiêu bay ở độ cao hơn 30 km và ở khoảng các khoảng 160 km.
Báo Nước Nga ngày nay vừa đưa tin cho biết quân đội Ukraine đã triển khai các hệ thống phòng không rất mạnh ngay trước khi xảy ra vụ tai nạn máy bay Boeing MH17 thảm khốc cướp đi sinh mạng của gần 300 con người.
Tên lửa phòng không Buk-M1
Báo của Moscow nói rằng quân đội Ukraine đã bố trí nhiều tiểu đoàn tên lửa phòng không Buk với tổng cộng khoảng 27 giàn phóng có khả năng bắn hạ cả các phản lực cơ bay ở vỹ độ cao ở khu vực Donetsk, miền Đông nước này.
Động thái trên được báo Nga cho rằng được tiến hành trước thời điểm chiếc máy bay chở khách của Malaysia bị nạn thảm khốc và đang tình nghi là do bị trúng tên lửa.
Tên lửa phòng không Buk-M1 rời bệ phóng (ảnh tư liệu)
Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho rằng các đơn vị phòng không của Ukraine đóng ở gần địa điểm có máy bay rơi trang bị các hệ thống tên lửa phòng không Buk-M1.
Video đang HOT
Các tổ hợp tên lửa phòng không chiến thuật này có khả năng dò tìm và bắn hạ các mục tiêu bay ở độ cao hơn 30 km và ở khoảng các khoảng 160 km.
Nguồn tin được báo của Nga trích dẫn cho biết chỉ có các tên lửa Buk-M1 hoặc S-300 mới có khả năng bắn hạ được các mục tiêu bay ở độ cao như chiếc Boeing 777 MH17 của Malaysia.
Xác chiếc máy bay Boeing 777 MH17
Tên lửa Buk là hệ thống tên lửa phòng không tự hành tầm trung được phát triển từ thời kỳ Liên Xô và nay là Nga. Nó được sản xuất để bắn chặn các mục tiêu bay ở các vỹ độ dao động từ 11.000 đến 25.000 mét tùy thuộc vào từng phiên bản.
Yury Karash – một phi công, chuyên gia hàng không của Nga nhận định rằng khả năng máy bay MH17 của Malaysia bị bắn hạ bằng tên lửa của Ukraine là khá cao bởi theo ông này:
“Máy bay Boeing-777 là loại phi cơ thương mại rất đáng tin cậy. Các phi cơ hiện đại không thể tai nạn mà không có lý do. Chúng ta có thể hình dung lại một quả tên lửa của Ukraine đã bắn hạ một chiếc TU-154 của Nga cách đây 10 năm. Tôi hoàn toàn không loại trừ khả năng chiếc Boeing – 777 cũng bị một quả tên lửa bắn trúng”.
Yury Karash nói rằng ông không biết chính xác ai đã bắn máy bay của Malaysia nhưng cá nhân ông nghi ngờ hành động này xuất phát từ quân đội Ukraine đơn giản bởi những loại vũ khí phòng không mà họ sở hữu.
Boeing – 777
Trong khi đó, các báo cáo của truyền thông phương Tây cho rằng nguyên nhân có thể là do máy bay MH17 của Malaysia bị trúng tên lửa của quân đội nước cộng hòa tự phong Donetsk.
Theo truyền thông của Nga, giả thuyết quân đội cộng hòa Donetsk bắn máy bay Boeing -777 đã bị các đại diện của quốc gia tự phong này phủ nhận, đồng thời nói rằng đó là do quân chính phủ Ukraine gây ra.
Lập luận của họ đưa ra là “Chúng tôi đơn giản không có các hệ thống phòng không có thể bắn được máy bay bay cao như của quân đội Kiev. Các hệ thống tên lửa phòng không vác vai của chúng tôi chỉ có tầm bắn từ 3.000 đến 4.000 mét. Máy bay Boeing-777 bay ngoài tầm với của vũ khí mà chúng tôi có” – Sergey Kavtaradze – đại diện đặc biệt của Donetsk tuyên bố.
Một hành khách đi trên chuyến bay định mệnh này trước lúc nó cất cánh đã vô tình chụp, bình luận 1 bức ảnh trên mạnh xã hội nói rằng “nếu chuyến đi mất tính thì đây là hình ảnh máy bay”.
Theo Giáo Dục
Báo Nga bác bỏ thông tin lực lượng ly khai bắn rơi MH-17
Truyền thông Nga chiều nay đưa tin phản bác quan điểm của phương Tây cho rằng lực lượng ly khai là thủ phạm đã phóng tên lửa bắn rơi máy bay MH-17 của Malaysia.
Truyền thông Nga dẫn lời tiến sỹ Konstantin Sivkov, Chủ tịch Viện các vấn đề địa chính trị Nga, cho rằng những thông tin nói lực lượng dân quân có thể bắn hạ máy bay MH-17của Malaysia là hoàn toàn lố bịch.
"Nếu lực lượng dân quân có loại tên lửa này trong trang bị của họ thì quân chính phủ Ukraine chẳng thể nào hành động như vậy," ông Sivkov nói.
Theo ông Sivkov, lực lượng dân quân không thể nào bắn hạ được máy bay Boeing 777 dù cho có giả thiết là họ chiếm được loại tên lửa này từ quân đội Ukraine.
"Để sử dụng được tổ hợp tên lửa này cần phải có hệ thống chỉ thị mục tiêu từ bên ngoài. Lực lượng dân quân không thể nào có được phương tiện này," ông Sivkov quả quyết.
Một hệ thống tên lửa phòng không Buk.
"Phía dân quân đơn giản là không có chuyên gia có thể đủ trình độ vận hành những tổ hợp này. Ngoài ra, cần phải có một thành tố quan trọng khác. Những tổ hợp tên lửa Buk cần phải được đảm bảo bởi một thệ thống chỉ thị mục tiêu bên ngoài, tức là các hệ thống giám sát định vị vô tuyến. Đây là một hệ thống hoàn chỉnh. Lực lượng dân quân không thể nào có loại radar này. Như vậy, nói dân quân sử dụng tên lửa Buk bắn hạ máy bay của Malaysia là lố bịch," chuyên gia Nga nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông Sivkov cũng phản bác thông tin nói lực lượng dân quân có khả năng đã sở hữu các tổ hợp tên lửa Buk như một số thông tin truyền thông đã công bố trước đó.
"Nếu mà họ (dân quân) có tổ hợp tên lửa này thì đầu tiên là họ sẽ sử dụng chúng vào việc tấn công lực lượng không quân Ukraine. Thực tế đã cho thấy là không quân Ukraine hoạt động khá thản nhiên ở độ cao lớn, vì không có phương tiện nào cản trở họ cả. Nhưng ở độ cao thấp thì ngược lại, nhiều máy bay tầm thấp đã bị tiêu diệt," chuyên gia Sivkov giải thích.
Trong thông báo khẩn đưa ra ngày hôm nay, Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh, khu vực máy bay MH-17 của Malaysia bị bắn rơi trong tầm hoạt động của các tổ hợp tên lửa phòng không S-200 và Buk-M1 của quân đội Ukraine.
"Tại khu vực này có 2 đại đội tên lửa phòng không tầm xa S-200 và 3 đại đội phòng không tầm trung Buk-M1 của quân đội Ukraine," tuyên bố khẩn của Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Theo TTXVN
Tình hình biển Đông: TQ cắm thêm giàn khoan Nam Hải số 4 gần vịnh Bắc bộ Bắt đầu từ ngày 9/7, Trung Quốc đã kéo giàn khoan thứ Nam Hải 4 xuống tác nghiệp tại vị trí mới nằm sát đường phân giới vịnh Bắc bộ trong thời gian gần 1 năm. Tình hình biển Đông: Trung Quốc đang tăng cường giàn khoan xuống tác nghiệp ở biển Đông. Bối cảnh biển Đông ngày một gia tăng căng thẳng...