Báo Nga: Trung Quốc vi phạm nguyên trạng trên Biển Đông
“Các hoạt động [xây dựng đảo nhân tạo] của Trung Quốc tại Biển Đông là bất hợp pháp, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển xác định rõ những gì có thể hay không thể coi là một hòn đảo. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 cũng có điều khoản nêu lên rằng, không quốc gia nào được phép thực hiện bất kỳ hành động vi phạm qui chế nguyên trạng”, nhà khoa học chính trị Nga Grigory Lokshin phát biểu trên.
Trung Quốc đã bồi đắp nhiều hòn đảo và đảo đá ở Trường Sa thành các căn cứ quân sự nổi. Ảnh T.L
Theo đó, tại phía nam quần đảo Trường Sa, những hòn đảo mới đang mọc lên không chỉ từng ngày mà từng giờ. Đảo nhân tạo được bồi đắp trên các rạn san hô.
Nhà khoa học chính trị Nga Grigory Lokshin cho biết: “Những rạn san hô trước kia không thể coi là đảo, ở đấy không đủ các điều kiện sinh hoạt, đặc biệt là thiếu nước ngọt. Sau năm 1988, khi Trung Quốc giành của người Việt Nam một số rạn san hô, họ bắt đầu dùng tàu cuốc và máy móc biến rạn san hô thành những hòn đảo với diện tích đáng kể.”
Video đang HOT
Công trình tiếp tục được xúc tiến sau khi dưới áp lực của Việt Nam và ASEAN, Trung Quốc buộc phải rút giàn khoan khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa vào hồi mùa hè năm ngoái.
Người Trung Quốc cho xây dựng đường băng trên hai đảo do họ bồi đắp và trên các đảo còn lại sẽ thi công cầu cảng, kho chứa. Thực tế, một căn cứ của Trung Quốc được tạo ra trên những hòn đảo nhân tạo.
“Các hoạt động của Trung Quốc là bất hợp pháp, chuyên gia phân tích nói. Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển xác định rõ những gì có thể hay không thể coi là một hòn đảo. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 cũng có điều khoản nêu lên rằng, không quốc gia nào được phép thực hiện bất kỳ hành động vi phạm qui chế nguyên trạng”.
Các nước ASEAN và Trung Quốc đều ký dưới Tuyên bố này. Như có thể thấy, người Trung Quốc đã hành động với nguyên tắc “không được phép nhưng nếu rất muốn thì vẫn cố.”
Vương Tiến
Theo Biz Live
Báo Nga công bố ảnh hai sát thủ
- Ngày 11-3, Ủy ban tư vấn về nhân quyền đã vào trại giam Lefortovo ở Moscow thăm nghi can Zaur Dadayev, sau đó tuyên bố có thể Zaur Dadayev có thể nhận tội ám sát cựu Phó Thủ tướng Boris Nemtsov vì nhân viên điều tra sử dụng nhục hình và trên cơ thể Zaur Dadayev có nhiều dấu vết vết thương.
Hôm 10-3, báo chí Nga tiếp tục đưa thông tin mới về vụ ông Boris Nemtsov bị ám sát vào đêm 27-2 ở Moscow. Báo Moskovskij Komsomolets đã công bố ảnh chụp hai tên sát thủ ngồi trong xe ZAZ Chance (ảnh). Báo cho biết chiếc xe này được mua vào tháng 9-2014 tại Moscow, đã xuất hiện gần nhà ông Nemtsov ở trung tâm Moscow và được chụp vài ngày trước vụ ám sát.
Kênh truyền hình LifeNews cho biết bọn giết người đổi xe ba lần trong ngày xảy ra vụ án. Đêm 27-2, bọn chúng đã theo dõi ông Nemtsov sau khi ông trả lời đài phát thanhTiếng vọng Moscow cho tới khi ông đi cùng bạn gái lên cầu thì ra tay.
Trong khi đó, hãng tin TASS đưa tin ngày 10-3, tòa án quận Basmanny ở Moscow cho biết đã nhận đơn của luật sư phản đối bắt giữ nghi can Ramsat Bakhayev và đề nghị trả tự do cho thân chủ. Ramsat Bakhayev là một trong bảy nghi can bị bắt trong vụ ám sát ông Nemtsov.
Trước đó, phát biểu tại cuộc họp báo ở Quốc hội châu Âu, cựu Thủ tướng Nga Mikhail Kasyanov (giữ chức thủ tướng từ tháng 5-2000 đến tháng 2-2004) cho rằng điều tra theo hướng các phần tử Hồi giáo cực đoan sát hại ông Nemtsov là hướng điều tra sai lệch. Lý do: Ông Nemtsov là người tích cực bảo vệ tự do tín ngưỡng và quyền của các cộng đồng thiểu số ở Nga, trong đó có cộng đồng Hồi giáo.
TNL
Theo_PLO
Báo Nga: Moscow đã có kế hoạch sáp nhập Crimea Điện Kremlin đã có sẵn một kế hoạch sáp nhập Khu tự trị Crimea ngay trước khi chính quyền cựu Tông thông Viktor Yanukovich bị lật đổ hồi năm 2014, một tờ báo độc lập của Nga đưa tin hôm 25.2. Một tờ báo độc lập tại Nga khẳng định có tài liệu cho thấy Moscow có sẵn kế hoạch sáp nhập Khu...