Báo Nga: Trung Quốc có thể sớm trở thành cường quốc hạt nhân thứ 3 thế giới
Bắc Kinh thực sự muốn thay thế quyền bá chủ chiến lược của Washington và Moscow trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân.
Tờ TV Zvezda của Nga hôm 11/3 cho biết, Trung Quốc có thể sẽ sớm giành được vị trí thứ ba trong danh sách các cường quốc hạt nhân thế giới sau Mỹ và Nga, vượt qua Pháp.
Trung Quốc có thể sẽ sớm giành được vị trí thứ ba trong danh sách các cường quốc hạt nhân thế giới sau Mỹ và Nga, vượt qua Pháp.
Tờ báo dẫn tuyên bố của Đô đốc Cecil D Haney của Mỹ trong một phiên họp của Uỷ ban Vũ khí Hạ viện Mỹ vào hôm 26/2 cho biết, quân đội Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh tên lửa liên lục địa bằng cách phát triển ra hệ thống phóng lưu động mới cũng như các tên lửa có khả năng mang theo nhiều đầu đạn cùng lúc.
Nhiều khả năng Đô đốc Haney đã đề cập đến phiên bản tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31B có tầm xa 11.200km từng được Trung Quốc tiến hành thử nghiệm vào ngày 25/9/2014. Theo báo Nga, tên lửa này rất khó phát hiện, có thể chạm tới Mỹ và lần đầu tiên trong lịch sử hạt nhân của Trung Quốc, nó đã cho nước này khả năng tấn công phủ đầu.
Báo cáo này đã gây ra một sự chấn động trong Lầu Năm Góc và thay đổi hoàn toàn thái độ của Mỹ đối với chương trình hạt nhân của Trung Quốc, tờ báo Nga cho biết.
“Trung Quốc đang cố gắng để tạo ra một bộ ba hạt nhân chính thức, giống như ở Nga và Mỹ, bao gồm lực lượng hạt nhân mặt đất, trên biển và trên không”, báo Nga dẫn lời cựu Giám đốc Viện Nghiên cứu số 4 của Bộ Quốc phòng Nga, cơ quan tham gia nghiên cứu phát triển và hậu quả của việc sử dụng vũ khí hạt nhân, Vladimir Dvorkin cho biết.
Video đang HOT
DF-31A đã thay đổi hoàn toàn thái độ của Mỹ đối với chương trình hạt nhân của Trung Quốc.
Theo ông, Bắc Kinh thực sự muốn thay thế quyền bá chủ chiến lược của Washington và Moscow trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân.
Các thông tin về DF-31B hiện có rất ít. Nhưng theo các chuyên gia, khả năng của nó có thể sánh với đặc tính chiến đấu của tên lửa đạn đạo Liên Xô Topol RT-2PM. Tính năng nổi bật nhất của nó chính là tốc độ khởi động nhanh hơn hầu hết các tên lửa đạn đạo khác.
DF-31B được ra mắt lần đầu hồi háng 9 năm ngoái và đã thu hút nhiều sự chú ý ở Washington. Sau khi đánh giá các cuộc thử nghiệm, các nhà phân tích của Mỹ chỉ ra rằng đây là lần đầu tiên Bắc Kinh chứng minh được rằng họ không chỉ mong muốn cân bằng khả năng hạt nhân với Nga, Mỹ mà còn hơn thế nữa. Phạm vi của tên lửa này có thể chạm tới Mỹ. Nhưng nguy hiểm hơn là nó được đặt trên bệ phóng di động khiến việc phát hiện nó trở nên khó khăn hơn.
Theo các chuyên gia Nga, chương trình phát triển hệ thống tên lửa di động của Trung Quốc phù hợp với chiến lược trả đũa hạt nhân của nước này. Hệ thống di động đảm bảo cho Bắc Kinh rằng nếu có điều gì xảy ra, họ sẽ có cái để trả đũa Washington. Các chuyên gia tin rằng Trung Quốc đã đào nhiều hầm sâu trong các vùng núi để che giấu các hệ thống phóng tên lửa di động.
Theo phân tích của Defense News, Mỹ đang cố gắng để xác định hệ thống đường hầm che giấu vũ khí hạt nhân và đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc. Tổng thống Barack Obama gần đây đã ký thành luật một khái niệm mới về an ninh quốc gia, trong đó lệnh cho Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ (STRATCOM) báo cáo về “mạng lưới đường hầm tại Trung Quốc và khả năng sử dụng lực lượng thông thường và hạt nhân của Mỹ để phá hủy hoặc làm tê liệt các hệ thống đường hầm này”.
Hiện nay, tiềm năng hạt nhân của Trung Quốc không bằng Nga và Mỹ với khoảng 60 hệ thống DF-21, 20 đến 30 hệ thống DF-31/31A. Dự kiến sau khi thử nghiệm thành công tên lửa DF-31B vào năm 2015, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể đạt tới tổng 130-140 đơn vị. Trong tương lai gần, Trung Quốc có thể sẽ bổ sung thêm hệ thống DF-41 có tầm xa 1.400 km và mang 6-10 đầu đạn hạt nhân. Điều này giúp kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc sẽ có khoảng 200-240 đầu đạn hạt nhân, đưa nước này vượt qua Pháp trở thành cường quốc hạt nhân lớn thứ ba thế giới.
Theo Giáo Dục
Quân đội TQ khởi động kế hoạch hạt nhân tấn công Mỹ trong vòng 30 phút?
Mỹ lo ngại khả năng của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Trung Quốc, Trung Quốc còn thiếu minh bạch quân sự, mặc dù có đồng thuận nhưng TQ muốn phục hưng quân sự.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A Trung Quốc (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Tờ "Hoàn Cầu" - tờ báo chuyên đưa tin, bình luận giật gân, phiên bản điện tử của báo đảng CS Trung Quốc ngày 7 tháng 1 đăng bài viết "Báo Mỹ: Quân đội Trung Quốc khởi động kế hoạch phục hưng 2049, tấn công hạt nhân đối với Mỹ trong vòng 30 phút".
Bài báo dẫn mạng Tin tức tài chính kinh tế quốc tế Mỹ ngày 6 tháng 1 đưa tin, Mỹ cho rằng Trung Quốc đang phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-41. Mỹ phát hiện Trung Quốc có 30 quả tên lửa Đông Phong-31 và Đông Phong-31A. Trung Quốc đã đầu tư lượng lớn vũ khí chiến lược hiện đại, không giới hạn ở vũ khí chống can thiệp.
Mặc dù giữa Trung-Mỹ đã tiến hành đối thoại để cải thiện quan hệ, nhưng tăng trưởng chi tiêu quân sự của Trung Quốc vẫn là một vấn đề. Bài báo còn cho rằng, Trung Quốc đã triển khai kế hoạch đầy tham vọng phát triển và thực hiện phục hưng quân sự trước năm 2049.
Theo bài báo, điều mà Mỹ quan ngại là Lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc, còn gọi là Lực lượng Pháo binh 2, lực lượng này sắp có 10 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31 chuẩn bị đi vào hoạt động.
Theo tiết lộ từ tin tức tình báo của Lầu Năm Góc, tên lửa Đông Phong-31 không thể đánh tới miền trung nước Mỹ, nhưng tên lửa Đông Phong-31A sau cải tiến có tầm bắn 11.200 km, có thể tấn công những địa điểm quan trọng trong lãnh thổ Mỹ. Quân đội Trung Quốc nhiều nhất chỉ cần 30 phút là có thể bắn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A Trung Quốc
Lầu Năm Góc phát hiện Trung Quốc cũng đang phát triển một loại tên lửa khác tên là Đông Phong-41. Đông Phong-31 và Đông Phong-41 đều là tên lửa kiểu cơ động mặt đất, độ chính xác tăng lên, thiết kế dùng để bắn "vũ khí quay trở lại bầu khí quyển nhiều đầu đạn độc lập" (MIRVs). Theo bài báo, Lầu Năm Góc phát hiện Trung Quốc sở hữu 30 quả tên lửa Đông Phong-31 và Đông Phong-31A.
Lầu Năm Góc luôn rất cảnh giác đối với sự phát triển quân sự của Trung Quốc. Trong một báo cáo độc lập mang tên "Báo cáo thường niên Quốc hội: Tình hình phát triển quân sự và an ninh năm 2014 của Trung Quốc", Lầu Năm Góc cho rằng, ngân sách quân sự hàng năm của Trung Quốc đạt 119,5 tỷ USD. Báo cáo này nhấn mạnh, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã liên tục tăng trưởng hơn 20 năm.
Báo cáo hàng năm của Lầu Năm Góc đã tóm tắt tình hình đầu tư duy mô lớn xây dựng hiện đại hóa vũ khí chiến lược, bao gồm các năng lực không chỉ giới hạn ở "chống can thiệp/ngăn chặn khu vực", chẳng hạn tên lửa đạn đạo thông thường tầm trung tiên tiến, tên lửa hành trình chống hạm tấn công đối đất tầm xa, vũ khí phòng không và năng lực tác chiến điện tử mang tính tấn công.
Đầu tư quân sự của Trung Quốc giúp họ có thể sở hữu vũ khí mang tính chiến lược với tầm bắn ngày càng xa. Năm 2013, Trung Quốc đã triển khai "kiểm tra hạ thủy" chiếc tàu sân bay đầu tiên, hơn nữa từ đó trở đi luôn phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.
Tên lửa đạn đạo Cự Lang-2 bắn từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược Trung Quốc
Lầu Năm Góc lo ngại, Trung Quốc tăng cường tính năng của vũ khí quân sự, hơn nữa Trung Quốc đang tăng cường hiện diện quân sự rõ rệt ở các khu vực trên thế giới, đồng thời thông qua xây dựng, không ngừng mở rộng lợi ích kinh tế, ngoại giao để gây thiệt hại cho lợi ích của các nước láng giềng, bao gồm các đồng minh và đối tác hợp tác của Mỹ. Nhưng, điều này không đóng vai trò gì đối với kế hoạch hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc.
Báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc cho rằng: "Mặc dù đối thoại giữa Trung-Mỹ có tiến triển, nhưng do ý đồ của Trung Quốc thiếu minh bạch, tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu quân sự của Trung Quốc vẫn là một vấn đề chưa xác định".
Gần đây, giữa các nhà lãnh đạo Trung-Mỹ có một cuộc đối thoại tiến triển diễn ra vào tháng 6 năm 2013. Khi đó, lãnh đạo hai nước cam kết cùng hợp tác xây dựng "mô hình mới" ứng phó bất đồng trong quan hệ song phương Trung-Mỹ. Nhưng, Trung Quốc đã tiếp tục triển khai kế hoạch đầy tham vọng để tiến hành phục hưng quân sự trước năm 2049.
Theo Giáo Dục
Nếu Trung Quốc có ưu thế quân sự sẽ không do dự tấn công hạt nhân đối với Mỹ? Trước nay TQ tuyên bố không sử trước vũ khí hạt nhân, nhưng việc thử nghiệm tên lửa siêu thanh WU-14... có thể thúc đẩy Trung Quốc tự tin, sử dụng trước. Hình ảnh này được cho là Trung Quốc bắn thử tên lửa siêu thanh WU-14 Mạng "Breitbart" Mỹ ngày 28 tháng 12 có bài viết cho rằng, vài chục năm qua,...