Báo Nga trần tình về tuyên bố chiếm Kiev trong 2 tuần của ông Putin
Ngày 2-9, hãng tin Itar-Tass dẫn lời một trợ lý đối ngoại điện Kremlin cho biết tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng nước này sẽ chiếm thủ đô Kiev của Ukraine chỉ trong hai tuần đã đã được đưa không đúng bối cảnh.
Mẹ con người Ukraine trong hầm trú bom ở Donetsk. Ảnh: AP
Tờ Itar-Tass dẫn lời ông Yuri Ushakov cho rằng những lời ông Putin đã nói “đã được đưa ra ngoài ngữ cảnh và có ý nghĩa hoàn toàn khác”.
Trước đó, báo Ý La Repubblica đưa tin trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jose Manuel Barroso, ông Putin tuyên bố: “Nếu muốn, tôi có thể chiếm Kiev trong vòng hai tuần”. Tuyên bố này đã được ông Barroso báo cáo lại với các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu tại Hội nghị thượng đỉnh cuối tuần qua.
Hãng tin Nga trích dẫn lời của ông Ushakov trần tình về tuyên bố của ông Putin cũng như chỉ trích ông Barroso, cho rằng chuyện công bố chi tiết cuộc điện đàm là không thích hợp và không đúng phép ngoại giao. “Nếu tôi làm điều này, có vẻ như tôi không xứng đáng là một chính trị gia lớn”.
Trong một diễn biến khác, ngày 2-9, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon cảnh báo các nước phương Tây rằng cuộc khủng hoảng Ukraine không thể giải quyết bằng con đường quân sự.
Động thái này được đưa ra sau khi Kiev cáo buộc Moskva đang phát động một “cuộc chiến tranh quy mô lớn.” Trước đó, hôm 1-9, Tổng thống Petro Poroshenko cáo buộc Nga đã “xâm lược trực tiếp và không ngụy trang” Kiev.
Trong khi NATO tuyên bố sẵn sàng chiến đấu ở Đông Âu, ông Ban Ki-Moon cho biết ông rất quan tâm vấn đề chiến sự leo thang ở Ukraine và mong muốn hạ nhiệt xung đột vì khu vực này đang ở trong tình trạng “rất hỗn loạn và nguy hiểm”.
Trả lời báo giới trong chuyến thăm New Zealand, ông Ban Ki-Moon nhấn mạnh “Tôi biết Liên minh châu Âu, Mỹ và phần lớn các nước Phương Tây đang thảo luận rất nghiêm túc về cách giải quyết vấn đề này. Điều quan trọng vào lúc này là họ cần biết rằng không nên dùng giải pháp quân sự trong vấn đề này. Cần tiến hành đối thoại chính trị nhằm đạt được một giải pháp chính trị, điều đó mới là phương cách bền vững hơn”.
Video đang HOT
Trong khi đó, hãng tin RIA-Novosti dẫn lời Phó thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Mikhail Popo lên tiếng về động thái đưa thiết bị quân sự tới gần biên giới Nga của các nước thành viên NATO.
Ông Mikhail Popo tuyên bố các trang thiết bị quân sự tới gần biên giới Nga sẽ được coi là “một trong những mối đe dọa quân sự từ bên ngoài đối với Nga”. Điều này đặc biệt nghiêm trọng khi học thuyết quốc phòng của đất nước được cập nhật vào cuối năm nay.
Theo Người Lao Động
Phe ly khai Ukraine đốt tàu tuần dương: Chiến sự lan ra biển!
Phe ly khai đã tấn công hai tàu tuần dương của quân đội Ukraine ở cảng Azov, họ đã rất gần với việc làm chủ toàn bộ vùng biển này
Chiến dịch hướng biển của quân ly khai
Quân ly khai đã tấn công hai con tàu tuần dương của Chính phủ Ukraine khi hai con tàu này đang làm nhiệm vụ trên biển Azov gần Novoazovsk. Quân đội Ukraine không cung cấp thêm thông tin chi tiết về vụ việc, nhưng một số nguồn tin nói là ít nhất 1 con tàu tuần dương đã bốc cháy và 6 binh sỹ đã bị thương phải nhập viện.
Cuộc tấn công này đánh dấu việc lực lượng ly khai đã ở rất gần với việc kiểm soát vùng biển này và quân đội Ukraine đã phải tìm kiếm sự hỗ trợ tập kích từ biển. Theo các quan chức quốc phòng Ukraine, quân ly khai đã có những loại tên lửa với tầm bắn đủ để đáp ứng yêu cầu đất đối hải nhằm vào các tàu chiến của họ.
Việc quân ly khai tấn công vào các thành phố từ Mariupol cho đến Novoazovsk đã thể hiện một ý đồ quân sự rất rõ ràng. Từ đây lực lượng ly khai đang triển khai các cuộc tấn công tràn xuống hướng nam nhằm vào thành phố Melitopol, về phía bắc giải phóng được vùng rộng lớn trải dài từ Lugansk, Donetsk, Mariupol đến bán đảo Crimea (hiện thuộc Nga).
Hai con tàu của Ukraine đang làm nhiệm vụ trên biển Azov gần Novoazovsk bị bắn cháy
Nếu chiến dịch này thành công, quân đội ly khai sẽ có hai nguồn hậu thuẫn từ phía bắc sáp biên giới Nga và phía nam là bán đảo Crimea. Quân ly khai có thể dựa vào biển Azov để làm thế đứng chân tiến lên làm chủ khu vực đất liền đang giao tranh.
Rất có thể chiến dịch tiếp theo sẽ nhằm vào Slavyansk, một thành trì của lực lượng thân Nga đã bị chính phủ Ukraine kiểm soát hồi tháng 7/2014. Hiện tại, quân đội Ukraine đã tập trung một lực lượng lớn để phòng thủ. Cả thành phố đã trở thành công sự.
Ngoài ra, Azov còn là một vùng biển rộng lớn ở Biển Đen, có những trữ lượng mỏ dầu rất hấp dẫn.
Ly khai không chấp nhận là một phần của Ukraine
Trước những thắng thế trên chiến trường vào thời điểm hiện tại, ngày 1/9/2014, Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, ông Alexander Zakharchenko khẳng định không có chuyện những người ly khai muốn tiếp tục là một phần của Ukraine, dù theo cơ chế liên bang.
Ông Zakharcheko khẳng định: "Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) không hề nhắc đến quy chế liên bang hay vấn đề vẫn tiếp tục trở thành một phần của Ukraine. Các đại diện của DPR và LPR đến Minsk để đàm phán về vấn đề trao trả tù binh, họ không được phép có những tuyên bố vượt ngoài quyền hạn của mình."
Trước thông tin từ phía Ukraine cung cấp với báo giới rằng lực lượng ly khai có thể xem xét đàm phán trở thành các bang của Ukraine nếu thay đổi thể chế từ Cộng hòa thành Liên bang, Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng đánh giá: "Không biết từ đâu xuất hiện thông tin này. Có lẽ Kiev muốn điều ấy. Nhưng Donetsk và Lugansk không muốn tự do trong khuôn khổ. Thông tin mà Kiev nói là thiếu thực tế."
Một tay súng ly khai tại Donetsk
Chính quyền Ukraine đã đưa ra đề xuất ngừng bắn gồm 15 điểm, trong đó có việc ngừng sử dụng vũ khí hạng nặng, tuy nhiên phía ly khai chưa có hồi đáp cho đề xuất này.
Kiev loay hoay đổ lỗi cho Nga
Trong một diễn biến khác, Ukraine đang nỗ lực biện minh cho sự thất bại của mình trên chiến trường và kêu gọi sự ủng hộ của phương Tây bằng cách tiếp tục đổ lỗi cho Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Valeriy Geletey cho biết: "Nga đang phát động một cuộc chiến tranh mà trên đó hàng trăm nghìn người dân đang treo tính mạng. Cuộc chiến đó đã đứng trước cửa nhà, đây sẽ là một cuộc chiến mà châu Âu chưa từng thấy bao giờ từ Chiến tranh thế giới thứ hai."
Lời buộc tội này được đưa ra ngay sau khi Kiev thất thủ ở sân bay Lugansk, một sân bay mang tính chiến lược ở miền Đông.
Kiev cũng chỉ trích rằng trong chiến dịch quân sự vừa qua của Nga, quân ly khai đã mượn đường đi vòng qua lãnh thổ Nga để tập kích vào các thành phố ở miền Đông sát biên giới Nga, thay vì phải đối đầu với các khu vực do quân đội nước này kiểm soát. Đó cũng là một sự ủng hộ rất lớn mà Nga dành cho người ly khai.
Quân đội Ukraine chuẩn bị phòng thủ ở Mariupol
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cũng đưa ra nhiều cáo buộc về việc Nga đang xâm lược họ, và kêu gọi EU cũng như Mỹ viện trợ vũ khí. Tuy nhiên, chưa một sự hỗ trợ quân sự nào được đưa ra trong các lần thương nghị của phương Tây.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), Ngoại trưởng Italy Federica Mogherini, ngày 1/9 tuyên bố EU sẽ ưu tiên giải quyết vấn đề Ukraine bằng con đường ngoại giao chứ không tìm kiếm một giải pháp quân sự.
Trả lời phỏng vấn nhật báo Corriere della Sere, bà Mogherini cho rằng giải pháp ngoại giao "phù hợp nhất với lợi ích không chỉ của Ukraine mà còn của cả Nga và châu Âu."
Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin lại một mực khẳng định chính quyền Kiev không chịu đàm phán hòa bình với quân ly khai.
Theo Đất Việt
Ukraine: Quân ly khai tuyên bố đã chiếm được sân bay Lugansk Tối 31/8, trong thông báo trên mạng xã hội, Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng cho biết lực lượng của họ đã chiếm được sân bay Lugansk sau các cuộc giao tranh kéo dài. Xe quân sự Ukraine ở gần thành phố Lugansk ngày 20/8. (Nguồn: AFP/TTXVN) Theo lực lượng ly khai, quân đội Ukraine bị tổn thất nặng nề và...