Báo Nga: TQ đã thay đổi Khái niệm “Chiến tranh Nhân dân”
Trung Quốc đã thay đổi Khái niệm “ Chiến tranh Nhân dân ” vốn chỉ dựa vào sự vượt trội về nhân lực và các trang bị vũ khí, khí tài lạc hậu.
Trang mạng Gearmix.ru (Nga) đăng tải bài viết nói về 5 loại vũ khí tối tân mà Trung Quốc có thể sử dụng để kiểm soát các “chuỗi đảo thứ nhất” khiến Mỹ lo lắng.
Theo bài báo, hiện nay Trung Quốc đã thay đổi Khái niệm “Chiến tranh Nhân dân” vốn chỉ dựa vào sự vượt trội về nhân lực và các trang bị vũ khí, khí tài lạc hậu để tiến hành chiến tranh trên lãnh thổ Trung Quốc.
Trong thời gian gần đây, Quân đội Trung Quốc đang đẩy mạnh hiện đại hóa vũ khí có khả năng bảo đảm kiểm soát “chuỗi đảo thứ nhất”; gồm Kuril, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines và Borneo.
Theo trang báo mạng của Nga, để thay đổi khái niệm “Chiến tranh Nhân dân” Trung Quốc đã dựa trên những thành tựu và tiến bộ mới về khoa học công nghệ quốc phòng của mình, các loại vũ khí tối tân của TQ có thể kể đến là:
1. Tên lửa đối hạm siêu âm Đông Phong 21-D (DF-21D)
DF-21D là tên lửa đạn đạo đối hạm tầm trung, được đánh giá là vũ khí nguy hiểm nhất đối với các lực lượng của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Đây là loại tên lửa chuyên dụng dùng để tấn công các tàu sân bay của Mỹ, có khả năng vượt qua hệ thống phòng thủ hải quân dày đặc.
Sau khi phóng và bay lên tầng cao khí quyển, tên lửa tách đầu đạn và lao xuống mục tiêu với tốc độ từ 10 đến 12 Mach.
Ngoài khả năng mang tải đầu đạn chiến đấu lớn của khối hành trình siêu âm tên lửa, gia tốc và động năng được sinh ra có thể gây tổn thất nặng nề cho các tàu hải quân cỡ lớn.
Được bố trí trên khung gầm xe bánh hơi, DF-21D là tổ hợp cơ động nên khó bị phát hiện trước khi phóng. Hơn nữa, khối chiến đấu của tên lửa bay với tốc độ siêu âm nên rất khó bị tiêu diệt.
2. Máy bay tiêm kích Chengdu J-20
J-20 là máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5, có tầm hoạt động xa, tốc độ cao và khả năng tàng hình cực tốt. Theo thông báo, máy bay được trang bị radar mạng pha chủ động và hệ thống dẫn đường quang điện tử.
Video đang HOT
Kết cấu của J-20 được thiết kế đặc biệt với cánh hình tam giác, bánh lái mũi phía trước lớn…Trong 2 khoang lớn chứa vũ khí bố trí các tên lửa lớp “không đối không”, “không đối đất” và “không đối hải”.
J-20 được sản xuất với nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, đánh chặn các loại máy bay tấn công và máy bay ném bom, trong số đó có cả máy bay tiêm kích ném bom F/A-18 và máy bay ném bom B-1, B-2.
Có tầm hoạt động xa, J-20 cũng có thể tiến hành tuần tra trên các lãnh thổ tranh chấp, bao quát toàn bộ khu nhận dạng phòng không mà Trung Quốc mới đây công bố. Dự kiến, Trung Quốc sẽ đưa vào biên chế J-20 trong năm 2017.
3. Hệ thống vũ khí chống vệ tinh SC-19/KT-2
Suốt hàng chục năm qua, các phương tiện vũ trụ quân sự của Mỹ đã mang lại cho Lầu Năm Góc ưu thế lớn trên chiến trường. Hiện nay, Trung Quốc đang vận hành hệ thống vũ khí chống vệ tinh SC-19.
Là biến thể của hệ thống DF-21, tên lửa đạn đạo SC-19 được trang bị thiết bị đánh chặn động học KT-2. Sau khi bay vào vũ trụ KT-2 dẫn đường đến mục tiêu bằng các cảm biến hồng ngoại. KT-2 không có đầu đạn chứa thuốc nổ mà tên lửa tiêu diệt mục tiêu bằng cách tiếp xúc trực tiếp.
Năm 2007, thiết bị đánh chặn động học KT-2 đã tiêu diệt vệ tinh cũ của Trung Quốc. Tháng 3/2013, Trung Quốc đã phóng tên lửa tầm cao với thiết bị viễn trắc vô tuyến để tiến hành thử nghiệm.
Tình báo Mỹ cho rằng, thực chất đây là vụ thử nghiệm hệ thống chống vệ tinh SC-19/KT2.
Tên lửa SC-19 được cho là có thể bay đến quỹ đạo trung bình gần trái đất, điều này có nghĩa, các vệ tinh dẫn đường của Mỹ có thể gặp nguy hiểm, trước hết là vũ khí với hệ thống dẫn đường trên cơ sở GPS của Mỹ.
4. Tàu đổ bộ đa năng dự án 071
Theo thông tin không chính thức, đến thời điểm hiện nay, Trung Quốc có 4 tàu đổ bộ đa năng dự án 071 với lượng giãn nước 20.000 tấn và dài hơn 200m.
Tàu này có thể chở đến 1 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ (400-800 binh lính) và đến 18 xe bọc thép.
Dự kiến, Trung Quốc sẽ đưa vào biên chế thêm 2 tàu lớp này và 6 tàu đổ bộ trên hạm có chiều dài tương tự chiến hạm loại Wasp của Mỹ.
Boong tàu có thể bảo đảm cho 2 máy bay trực thăng đổ bộ W-9 hoạt động và 4 chiếc loại này để trong gara. Tàu dự án 071 có buồng chứa rất dài và bảo đảm hạ thủy xe đổ bộ, tàu bơm khí thân cứng, cũng như 4 cano đệm khí.
Ngoài việc đổ bộ binh lính hải quân lên bờ và đảo, các tàu lớp này có thể được sử dụng để chỉ huy các lực lượng và phương tiện hải quân trong các tình huống khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo.
5. Đội quân tác chiến mạng
Khác với khái niệm hoạt động tác chiến truyền thống, đội quân tấn công mạng có thể được sử dụng để chống lại các mục tiêu quân sự và dân sự phụ thuộc vào vị trí địa lý.
Đây là một trong những loại vũ khí duy nhất của Trung Quốc mà dưới sự hỗ trợ của nó có thể tấn công vào lục địa Mỹ.
Đơn vị chính tiến hành tác chiến mạng là Cục 3 Bộ Tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) được cho là tương tự Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ.
Quân số Cục 3 có thể lên đến 130.000 người; chia thành các đơn vị, 12 phòng tác chiến và 3 viện nghiên cứu khoa học.
Trong thành phần của Cục 3 còn có Phòng 2 nổi tiếng với tên gọi đơn vị tác chiến 61398. Nhiệm vụ của Cục 3 là tiến hành các chiến dịch chống lại Mỹ.
Cục 4 Bộ Tham mưu chịu trách nhiệm tác chiến điện tử truyền thống và trinh sát kỹ thuật vô tuyến, cũng có thể tiến hành các chiến dịch tấn công mạng.
Theo khái niệm “Các mạng tích hợp và tác chiến điện tử”, PLA coi các hoạt động chế áp các mạng máy tính và phương tiện điện tử trên chiến trường là các hoạt động có liên quan mật thiết với nhau.
Nguyễn Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
Báo Nga: Việt Nam muốn mua tàu đổ bộ Mistral?
Việt Nam, Ấn Độ, Barazil được cho là các khách hàng tiềm năng đang muốn mua tàu đổ bộ Mistral mà Pháp đã từ chối giao hàng cho Nga.
Việt Nam, Ấn Độ, Barazil được cho là các khách hàng tiềm năng đang muốn mua tàu đổ bộ Mistral mà Pháp đã từ chối giao hàng cho Nga.
Thông tin trên vừa được tờ TASS (Nga) ngày 6/8 dẫn lời ông Ruslan Pukhov, người đứng đầu Trung tâm Phân tích Công nghệ và Chiến lược Nga cho biết.
Theo TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Pháp Francois Hollande đã đạt được thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng chuyển giao 2 tàu đổ bộ Mistral .
Tàu đổ bộ Mistral sẽ được bán giảm giá nếu Việt Nam mua?
Trong khi đó theo nguồn tin từ điện Kremlin, hai nhà lãnh đạo đã đồng ý Nga sẽ nhận được bồi thường theo hợp đồng, còn Pháp sẽ trả lại Nga những vật liệu và thiết bị đã lắp lên Mistral. Sau đó Pháp sẽ có toàn quyền sử dụng các tàu chiến này theo mục đích của mình.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết, đang có một số nước đã bày tỏ quan tâm muốn mua tàu đổ bộ Mistral.
Cũng theo nhà phân tích này nhận định, Pháp sẽ có hai phương án quyết định với Mistral. Đó là để cho hải quân hoặc bán chúng với giá thấp hơn cho các nước vốn đã có truyền thống sử dụng các thiết bị vũ khí của Pháp.
Đặc biệt, Pukhov cho biết tàu đổ bộ Mistral có thể đang được Việt Nam quan tâm. Sau đó có thể là Ấn Độ, Brazil cũng muốn mua loại tàu này.
Còn Hải quân Pháp khả năng lớn sẽ không mua chúng vì hạn chế về kinh phí. Nhưng nếu kế hoạch bán tàu Mistral thất bại thì Hải quân Pháp có thể sẽ bị ép phải mua.
Văn Biên
Theo_Kiến Thức
Báo Nga kỷ niệm ngày truyền thống Bộ đội tên lửa VN Xin giới thiệu bài viết kỷ niệm ngày truyền thống này và xin chúc Bộ đội tên lửa Việt Nam phát huy truyền thống bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc. Ngày 24/7/2015, tờ báo Nga "Svobodnaia Pressa" (SP) đã cho đăng bài của tác giả Vladimir Tuchkov với tiêu đề "Tổ hợp S-75 của chúng ta đã hạ máy bay của...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Rò rỉ cơ sở dữ liệu khổng lồ: 184 triệu tài khoản bị lộ thông tin đăng nhập

OpenAI chi 6,5 tỷ USD mua công ty của "huyền thoại thiết kế" Jony Ive

"Xương sống" của Internet vệ tinh Starlink

Google tích hợp quảng cáo trong chế độ Tìm kiếm AI

Dư luận Indonesia dậy sóng với những phát ngôn 'vạ miệng' của bộ trưởng y tế

Trung Quốc: Mưa lớn tại Hồ Nam khiến người dân phải sơ tán

Tranh cãi phí hành lý: Người tiêu dùng kêu gọi EU vào cuộc

Liên hợp quốc cảnh báo Syria vẫn đối mặt với nhiều thách thức

Phát hiện phù điêu nữ thần La Mã gần Bức tường Hadrian tại miền Bắc nước Anh

AP: Căn cứ không quân Nga tại Syria bị tập kích

Sự cố nghiêm trọng tại lễ hạ thủy tàu chiến, ông Kim Jong-un cảnh báo

Chính quyền Trump, các tiểu bang tranh cãi nảy lửa về thuế quan 'Ngày giải phóng'
Có thể bạn quan tâm

Điểm đến bất ngờ của Fati
Sao thể thao
10:49:17 23/05/2025
Cô gái lần đầu đi tàu hoả ở Ấn Độ một mình, phải thốt lên: "Đây là trải nghiệm tồi tệ nhất cuộc đời tôi!"
Netizen
10:44:40 23/05/2025
Chuyên gia chỉ ra những hiểu lầm tai hại khi nghi mắc Covid-19
Sức khỏe
10:43:48 23/05/2025
Đang ở cữ nhưng cứ bật điều hòa là em chồng lại lén tắt đi, tôi đề nghị một câu xong không thấy cô em bén mảng vào phòng nữa
Góc tâm tình
10:38:02 23/05/2025
Y bác sĩ khóc khi điều dưỡng quỳ gối trước 'món quà' từ người chồng vắn số
Tin nổi bật
10:37:57 23/05/2025
Ngân 98 thông báo diễn biến mới nhất liên quan vụ bán thuốc giảm cân nghi có chứa chất cấm
Sao việt
10:35:50 23/05/2025
3 bộ vỏ máy tính nhìn xuyên thấu vừa xuất hiện tại Computex 2025
Đồ 2-tek
10:35:13 23/05/2025
Du lịch Trung Quốc 'nóng' lên với những điểm đến tránh nắng hè 2025
Du lịch
10:34:35 23/05/2025
Bắt giam tài xế say xỉn lái ô tô lao lên vỉa hè khiến 3 người thương vong
Pháp luật
10:32:54 23/05/2025
5 ý tưởng mặc đẹp giúp bạn nổi bật khi đi làm, xuống phố mùa này
Thời trang
10:30:00 23/05/2025