Báo Nga tiết lộ 7 vũ khí mới sẽ được ra mắt lần đầu tại lễ diễu binh 9/5
Cuộc diễu binh kỷ niệm 70 Ngày Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ vào ngày 9/5/2015 hứa hẹn sẽ được tổ chức với quy mô lớn nhất trong lịch sử hiện đại của Nga.
Tờ RG của Nga hôm 4/3 đưa tin cho biết, cuộc diễu binh kỷ niệm 70 Ngày Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ vào ngày 9/5/2015 hứa hẹn sẽ được tổ chức với quy mô lớn nhất trong lịch sử hiện đại của nước Nga.
Quân đội Nga tham gia một lễ diễu binh tại Quảng trường Đỏ.
Theo RG, sự kiện năm nay có sự tham gia của gần 200 xe bọc thép, 150 máy bay và hơn 14.000 binh sĩ. Ngoài những thiết bị quân sự nổi tiếng đã từng được công bố, Nga dự kiến sẽ cho ra mắt lần đầu 7 thiết bị quân sự mới nhất mà dự kiến sẽ trang bị cho quân đội trong thập niên tới trong lễ diễu binh năm nay.
Theo tiết lộ của RG, 7 thiết bị quân sự mới gồm xe tăng T-14 Armata, xe bọc thép BMP Boomerang, BMP “Kurganets”, hệ thống tên lửa bảo vệ bờ biển Bal-E, hệ thống tên lửa bảo vệ bờ biển Bastion, pháo SAU Coalition-SV, xe bọc thép BTR Shell.
Trong số các vũ khí mới trên, xe tăng T-14 Armata được xem là loại vũ khí bí ẩn nhất hiện nay của Nga. Các đặc điểm kỹ thuật của nó chưa từng được tiết lộ. Nhưng theo RG, xe tăng này có tính năng chính là điều khiển từ xa và không dễ bị hạ gục.
Video đang HOT
Xe tăng 14 Armata – vũ khí được xem là bí mật nhất hiện nay của quân đội Nga.
Nó được trang bị hệ thống radar tiên tiến giúp loại xe tăng này có thể kiểm soát đồng thời tới 40 mục tiêu trên mặt đất và 25 mục tiêu trên không trong bán kính 100 km.
Ngoài ra, phần vỏ thép của T-14 Armata được chế tạo bằng hỗn hợp của một loại thép mới, gốm sứ và vật liệu composite. Bánh của nó không thể bị phá hủy bằng bất cứ loại đạn nào hiện có hoặc sẽ có trong tương lai gần. Nói chung, loại xe tăng này được chế tạo bằng những vật liệu giúp nó có thể trụ vững trong môi trường khắt khe nhất.
Về kỹ thuật quân sự, xe tăng T-14 Armata được cho là cao gấp 4 lần xe tăng T-72B. Hiệu quả chiến thuật vượt trội hơn khoảng 23-30%. Ngoài ra, nó còn có thể giao tiếp và chỉ huy các xe tăng khác. Vũ khí chính của T-14 là pháo 2A82 125-mm. Nó cũng có thể được trang bị một số vũ khí khác tùy theo nhiệm vụ.
Dự kiến, trong lễ diễu binh ngày 9/5 tới sẽ có sự tham dự của 12 chiếc xe tăng T-14 Armata. Nga có kế hoạch sản xuất hàng loạt thiết bị này trong năm 2016-2017/.
Theo Giáo Dục
Nga có thể trừng phạt các công ty Pháp vì không bàn giao tàu chiến Mistral
Bộ trưởng viễn thông Nga được cho là đã hối thúc các biện pháp trừng phạt nhằm vào các công ty thông tin tại Pháp nhằm đáp trả việc Paris hoãn bàn giao chiến hạm Mistral cho Mátxcơva. Các công ty liên quan tới lĩnh vực vũ trụ nhiều khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Tàu lớp Mistral mang tên Vladivostok. (Ảnh: RT)
Hãng tin RT đưa tin, trong một lá thư gửi Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, người giám sát các chính sách liên quan tới quốc phòng, Bộ trưởng viễn thông Nikolay Nikiforov đã đề xuất đưa ra "một chỉ thị" cho Công ty thông tin vệ tinh Nga thuộc sở hữu nhà nước (RSCC) nhằm cắt đứt quan hệ với nhà cung cấp vệ tinh châu Âu Eutelsat SA, có trụ sở tại Pháp.
Izvestia, tờ báo khẳng định có được một bản sao của bức thư, tiết lộ rằng ông Nikiforov đã đưa ra đề xuất ngừng thuê Eutelsat, nhà cung cấp lớn nhất thế giới về các thông tin vũ trụ cho các vệ tinh thông tin của Nga như Express-AM6, Express-AMU1, Express-AM22 và các vệ tinh Express-AT1 và Express-AT2, mới được phóng hồi tháng 3/2014. Tổng giá trị các hợp đồng giữ RSCC và Eutelsat lên tới 658,9 triệu euro.
Bộ trưởng Nikiforov còn đề xuất cấm RSCC mua một nền tảng thông tin Express-AMU2 trị giá 80 triệu USD từ hãng EADS Astrium, cũng có trụ sở tại Pháp.
Văn phòng báo chí của Bộ viễn thông không có bình luận gì về thông tin trên.
Trong khi đó, RSCC nói với báo Izvestia rằng thông tin trên không được công khai và không được thảo luận với công ty.
Phó giám đốc phát triển kinh doanh của RSCC, bà Ksenia Drozdova, bình luận rằng lá thư trên có thể là "một phản ứng xúc động" đối với những thách thức mà Nga đang phải đối mặt.
Bà Drozdova nói thêm rằng bất kỳ việc ngừng hợp đồng nào chắc chắn cũng gây ra các tranh cãi pháp lý đối với RSCC, hiện có các khách hàng tại 51 quốc gia và có thị phần tương đối trong lĩnh vực thông tin vũ trụ.
Phần lớn các chuyên gia từ Ủy ban công nghiệp quân sự Nga đã phản đối đề xuất của Bộ trưởng Nikiforov, một nguồn tin trong tập đoàn vũ trụ quốc gia Roscosmos cho hay.
Việc dừng các hợp đồng với các đối tác châu Âu có thể khiến ngành vũ trụ Nga thiệt hại 750 triệu euro, và gây ra những tổn hại nghiêm trọng trong việc thực hiện chương trình vũ trụ.
Hiện Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cũng chưa có bình luận nào về đề xuất trên.
Tháng 6/2011, Pháp đã ký hợp đồng đóng 2 tàu chở trực thăng đổ bộ tấn công lớp Mistral cho Nga với tổng trị giá 1,2 tỷ euro (tương đương 1,6 tỷ USD).
Con tàu Mistral đầu tiên mang tên Vladivostok đã hạ thủy để chạy thử vào hồi tháng 10/2013. Tàu đổ bộ tấn công lớp thứ hai có tên Sevastopol theo hợp đồng sẽ hoàn thành vào năm 2015.
Tuy nhiên, đến đầu tháng 9/2014, sau nhiều tháng chịu áp lực từ NATO về cuộc khủng hoảng Ukraine, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết ông đã quyết định sẽ hoãn bàn giao tàu Vladivostok cho Nga "cho đến khi có thông báo tiếp theo".
Vào trung tuần tháng 12/2014, 400 thủy thủ sang Pháp để huấn luyện cách vận hành tàu Mistral đã về nước "tay trắng". Giới chức Nga thông báo Mátxcơva sẽ tiến hành các biện pháp pháp lý và đưa ra các khoản phạt với Pháp nếu nước này đơn phương hủy bỏ thỏa thuận đóng tàu Mistral.
An Bình
Theo Dantri/RIA
Cơ hội chiêm ngưỡng hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa Màn diễu hành mừng Ngày Chiến Thắng tại Quảng trường đỏ Matxcơva năm nay sẽ chứng kiến sự xuất hiện lần đầu tiên của hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars. Hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga, RS-24 Yars sẽ lần đầu tiên tham gia diễu hành chào mừng ngày Chiến Thắng tại Quảng...