Báo Nga tiếp tục chỉ trích bài báo xuyên tạc, vu khống VN của RIA Novosti
Chuyên gia uy tín Nga vạch trần những sai trái trong bài viết xuyên tạc lịch sử, vu khống Việt Nam đăng tải trên RIA Novosti.
Hôm 7/6/2014, báo Nước Nga Xô viết ( ) đã đăng một bài viết của Giáo sư Tiến sĩ kinh tế.V.M.Mazyrin- lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á thuộc Viện Viễn Đông của Viện Hàn lâm khoa học Nga.
Bài báo có nhan đề “Việt Nam không phải là Ukraine- Câu trả lời của nhà Việt Nam học với nhà Trung Quốc học”, nguyên bản: – “
Qua theo dõi báo chí Nga, có thể nói đây là bài báo đầu tiên khá công phu, của một học giả có uy tín của Viện Hàn lâm khoa học Nga đăng trên một cơ quan báo chí chính thức, phản biện một cách thuyết phục, chi tiết những điểm sai trái trong bài báo của D.Kosyrev “”Thỏa thuận giữa Moskva và Bắc Kinh tốt hơn tất cả mọi tuyên bố” đăng trên trang RIA Novosti hôm 19/5 vừa qua.
Bài báo của RIA Novosti bị chính những độc giả Nga chỉ trích gay gắt
GS.TS V.M.Mazyrin viết :
“Nhà báo nổi tiếng này nhìn nhận mối xung đột của Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông như một món quà khó chịu dành cho ông Putin ngay trước thềm chuyến thăm Trung Quốc.
Có thể hiểu, vì sao chuyên gia về Trung Quốc này lại nhiệt tâm đến vậy khi viết một bài báo tán dương chuyến thăm có ý nghĩa và thực sự thành công của lãnh đạo đất nước mình đến Trung Quốc.
Tuy nhiên, dù tuân thủ xu hướng thân Trung Quốc đã rõ của Hãng tin này, nhưng (tác giả) cũng không được phép thể hiện sự bừa bãi, ít nhất là sự thiếu tế nhị trong quan hệ với các nước khác có quan hệ với Nga không hề ở mức độ kém hơn Trung Quốc (ở đây là nói về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Nga và Việt Nam).
Những kiến giải sai về lịch sử, địa lý ở nhiều chỗ trong bài chỉ có thể được giải thích là tác giả hiểu biết rất kém về Việt Nam.
Video đang HOT
Điều khó hiểu là: Là một hãng tin hàng đầu, thể hiện đường lối chính thức, sau sự bổ nhiêm lãnh đạo mới đây là một nhân vật tin cẩn của điện Kremli -ông Dmitry Kiselev thì hãng tin này trở thành số một trong giới truyền thông Nga, lại có thể cho phép đăng tải một bài báo như vậy.
Không phải ngẫu nhiên mà bài báo này ngay lập tức được biết đến ở Việt Nam, gây nên một làn sóng phản đối, trở thành nguyên nhân khiến cho Bộ Ngoại giao Việt Nam phải có ý kiến với đại sứ Nga tại Hà Nội.
Các nhà báo Việt Nam, mà đại diện là nhà báo Trần Đăng Tuấn, thông qua Hội hữu nghị Nga-Việt đã gửi một bức thư ngỏ tới Hãng thông tấn quốc tế “Nước Nga ngày nay”, thể hiện sự phẫn nộ với bài báo này và nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của Đoàn chủ tịch và các thành viên chủ chốt của Hội hữu nghị Nga-Việt.
Tiếp theo, tác giả phân tích rõ 4 điểm sai trái trong bài báo của Kosyrev, gọi đó là các “phát kiến” của ông này:
“Thứ nhất, Kosyrev cho rằng Việt Nam đã ngăn cản sự hoạt động đúng luật pháp của công ty dầu khí Trung Quốc. Trên thực tế, khi tùy tiện vẽ ra đường chủ quyền trên Biển Đông (dưới dạng hình lưỡi bò), bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Bắc Kinh đã vượt quá xa khỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình.
Tuyên bố đơn phương của Trung Quốc với các vùng đặc quyền của các nước khác ven bờ Biển Đông, trong đó có Việt Nam, là sự vi phạm trực tiếp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển 1982″.
Tác giả V.M.Mazyrin cho rằng khi viện dẫn tọa độ nơi hạ đặt giàn khoan 981 ở địa điểm cách bờ biển Trung Quốc gần hơn bờ biển Việt Nam đến 10 lần, Kosyrev đã “quên” mất rằng điểm tham chiếu là quần đảo Hoàng Sa không phải là lãnh thổ Trung Quốc.
Tiếp theo, tác giả phân tích những so sánh vô lối của Kosyrev về ngoại hình, ngôn ngữ, truyền thống văn hóa của Việt Nam với tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, phên phán quan điểm của Kosyrev viết rằng người Việt Nam nhiều thế kỷ liền đã cố chứng minh “Việt Nam-đó không phải là Trung Quốc”. GS.TS.Mazurin vạch rõ quan điểm này là không thể chấp nhận được.
Điểm sai trái thứ ba trong bài báo của Kosyrev mà tác giả Mazyrin phân tích, đó là Kosyrev đã so sánh tình hình Ukraine hiện nay với Việt Nam. “Chúng tôi cho rằng sự so sánh đó là không chính xác, thiếu thiện chí và xúc phạm đến đối tác chiến lược của nước Nga”-Tác giả viết.
Ở phần cuối, GS.TS.V.M.Mazyrin với nhiều luận điểm sâu sắc tập trung phê phán quan điểm của Kosyrev khi nhà bình luận của Hãng tin “Nước Nga ngày nay” này cho rằng Việt Nam trong quan hệ Trung Quốc với Mỹ và phương Tây có vai trò y hệt Ukraine trong quan hệ Nga với Mỹ và phương Tây.
“Sự khẳng định này hoàn toàn mâu thuẫn với tình hình thực tế”-Mazyrin bình luận và viết tiếp:” Điều quan trọng, là quan hệ Việt Nam-Trung Quốc không hề giống quan hệ Nga-Ukraine”.
Phan Việt Hùng
Theo Vietbao
Tổng thống Putin xuống nước với Ukraine?
Tổng thống Vladimir Putin hôm qua (28/5) vừa chỉ đạo Thủ tướng Dmitry Medvedev nghiên cứu khả năng tiếp tục hợp tác về năng lượng với Ukraine trong tương lai nếu nước này trả khoản nợ khí đốt cho Nga. Phải chăng đây là dấu hiệu ông Putin bắt đầu dịu giọng với Kiev?
Tổng thống Putin
"Nếu những điều kiện mà các bạn đang thoả thuận với các đối tác được đáp ứng, nếu những khoản thanh toán bắt đầu được trả, thì chính phủ Nga nên quyết định về việc sẽ sẵn sàng tạo thêm cơ hội trong việc tăng cường hợp tác về khí đốt với các đối tác ở Ukraine", ông Putin đã nói như vậy trong cuộc gặp với các quan chức chính phủ.
Ông chủ điện Kremlin cho rằng, cách tiếp cận của Nga trong vấn đề hợp tác khí đốt với các nước láng giềng được dựa không chỉ trên quan hệ đối tác mà trên cả tình bạn. Tổng thống Putin cũng cảnh báo rằng Moscow có thể xem xét lại phương pháp tiếp cận đó.
"Tôi hy vọng rằng, sẽ không xảy ra tình huống mà ở đó chúng tôi buộc phải áp dụng biện pháp trả tiền trước mới cung cấp khí đốt cho Ukraine", Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh.
Ông Putin đã miêu tả những nỗ lực trong việc đặt ra những nghi ngờ xung quanh thoả thuận khí đốt song phương năm 2009 là "vô lý và ngớ ngẩn" bởi thoả thuẩn đó được ký kết "bở chính những người hiện vẫn đang cầm quyền" ở Ukraine.
Trước đó cùng ngày, Cao uỷ về Năng lượng của Liên minh Châu Âu (EU) - ông Gnther Oettinger đã thông báo rằng, khoản nợ khí đốt của Ukraine đối với Nga đã tăng từ 3,5 tỉ USD lên 4 tỉ USD.
Moscow cho biết, họ gần đây không nhận được bất kỳ khoản thanh toán nào từ Kiev và tuyên bố sẵn sàng cắt đứt nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine trừ khi Kev trả một phần khoản nợ trước ngày 3/6 tới.
Trong khi đó, Kiev khăng khăng nhấn mạnh, nước này sẵn sàng trả khoản nợ khí đốt cho Nga với điều kiện Moscow nhất trí với quay trở lại cung cấp khí đốt cho Ukraine với giá cũ là 268,50 USD/1.000 mét khối khí đốt. Giá này đã được tăng lên 485 USD hồi tháng 4 sau khi Nga huỷ bỏ hai thoả thuận giảm giá khí đốt cho Ukraine.
Trước đó, hồi đầu tuần này, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak đã thông báo, không có chuyện Nga thay đổi giá khí đốt đã được thoả thuận trong hợp đồng được ký năm 2009 giữa tập đoàn khí đốt quốc gia Nga Gazprom và công ty khí đốt Ukraine Naftogaz mặc dù Moscow có thể cân nhắc một khoản giảm giá nhất định.
Nga sẵn sàng giúp Kiev đối thoại với miền đông
Trong một diễn biến khác thể hiện quan điểm có phần dịu nhẹ hơn của Nga đối với Kiev, Moscow tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ Ukraine thiết lập các cuộc đối thoại với khu vực miền đông nam nếu Kiev ngừng chiến dịch quân sự đặc biệt ở nơi này, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc - ông Vitaly Churkin cho biết.
"Hãy chấm dứt chiến dịch quân sự và sau đó, chúng tôi sẽ giúp các bạn thiết lập các cuộc đối thoại", ông Churkin đã nói như vậy với Đại sứ Ukraine tại Liên Hợp Quốc Yuriy Sergeyev trong một cuộc họp tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc diễn ra ngày hôm qua.
Trong bài phát biểu, ông Sergeyev cáo buộc Nga đang nhóm lên ngọn lửa ly khai ở Ukraine.
Đáp trả lại, ông Churkin đã nói: "Vấn đề của những khu vực đang gặp rắc rối ở Ukraine sẽ không thể được giải quyết bằng những cuộc tấn công bằng đạn pháo hay những cuộc không kích". Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc cũng cho rằng, tân Tổng thống Ukraine phải đưa ra những quyết định đúng đắn để không dẫn đến tình trạng bế tắc.
Theo ông Churkin, Nga đang giúp đỡ cho các nỗ lực nhằm phóng thích nhóm quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) đang bị giam giữ ở Ukraine, nói thêm rằng một công dân Nga cũng đang có mặt trong số những quan sát viên bị bắt giữ.
"Chúng tôi cực kỳ quan ngại về vụ việc có liên quan đến hai nhóm quan sát viên OSCE. Một công dân Nga là một trong những nạn nhân. Chúng tôi đang áp dụng mọi bước đi có thể trong khả năng của mình để tìm kiếm và giải phóng những quan sát viên vẫn đang bị bắt giữ", ông Churkin cho biết tại phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Trong khi đó, kênh Rai News 24 đưa tin, Bộ Ngoại giao Italia đã thông báo về việc các quan sát viên của OSCE được phóng thích. Tuy nhiên, OSCE không thể xác nhận được thông tin trên, hãng tin RIA Novosti đưa tin.
Ông Churkin cũng kêu gọi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon tham gia vào tiến tình kết thúc chiến dịch quân sự ở miền đông nam Ukraine. "Các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc phải kêu gọi Kiev thừa nhận về sự cần thiết phải quan tâm đến lợi ích của tất cả các công dân trong nước, ngừng ngay lập tức chiến dịch quân sự ở miền đông nam", ông Churkin cho biết.
Nga gần đây bắt đầu dịu giọng với Ukraine. Ngoài phát biểu của Tổng thống Putin về khả năng hợp tác khí đốt với Ukraine cũng như của Đại sứ Churkin về việc giúp Kiev đàm phán với miền đông Ukraine, Moscow trước đó còn tuyên bố sẵn sàng hợp tác với tân Tổng thống mới của Ukraine. Tuy nhiên, Nga vẫn kiên quyết giữ một số lập trường cứng rắn như yêu cầu Kiev phải ngừng ngay lập tức chiến dịch quân sự ở miền đông nam Ukraine. Moscow cũng yêu cầu Kiev phải trả khoản nợ khí đốt cho họ trước khi muốn bàn đến chuyện hợp tác trong lĩnh vực năng lượng.
Theo_VnMedia
Tổng thống Putin nổi giận với người đồng cấp Obama Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua (23/5) đã nổi giận tuyên bố đầy thách thức rằng, trật tự thế giới do Mỹ dẫn đầu "đã thất bại". Ông Putin còn mỉa mai người đồng cấp Mỹ Obama về việc ai cho ông này cái quyền làm thẩm phán để đi phán xét người khác. Tổng thống Putin Phát biểu trước giới lãnh...