Báo Nga: Tàu mới Trung Quốc không đối thủ ở Biển Đông
Trung Quốc vừa hạ thủy tàu hộ tống lớp 056 có khả năng tấn công và chống hạm. Với tàu chiến mới này, theo các chuyên gia Trung Quốc dường như không còn đối thủ ở Biển Đông.
Với tàu chiến lớp 056 Trung Quốc sẽ không có đối thủ ở Biển Đông
Tuần trước, Thượng tướng Quách Bá Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã hủy chuyến thăm Nhật Bản được dự kiến từ trước.
Quyết định này được thực hiện do gia tăng tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo Điếu Ngư. Bên cạnh đó, ở Biển Đông căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines cũng tăng lên.
Tình hình thậm chí còn đáng báo động hơn trong các tranh chấp giữa Trung và Nhật Bản.
Các hãng hàng không Trung Quốc hủy bỏ chuyến bay qua Philippines, các hãng lữ hành cũng hủy bỏ tour du lịch đến nước này. Sự leo thang tranh chấp lãnh thổ Bắc Kinh không chỉ thể hiện qua phản ứng ngoại giao, mà còn thấy rõ qua việc các nước hữu quan tăng cường xây dựng tiềm năng quốc phòng.
Thông tin đầu tiên về tàu chiến lớp 056 xuất hiện từ tháng 11 năm 2010. Chẳng bao lâu sau mô hình này được đưa vào sản xuất.
Theo truyền thông nước ngoài, sau tàu hộ tống đầu tiên của lớp 056 Trung Quốc sẽ chế tạo thêm mấy chiếc tiếp theo tại các xưởng đóng tàu Thượng Hải và Quảng Châu.
Video đang HOT
Một chiếc tàu Type 056 có chiều dài 89m, lượng giãn nước từ 1.300 đến 1.800 tấn, thủy thủ đoàn 60 người, tốc độ tối đa 25 hải lý/h và tầm hoạt động 3.200km (với tốc độ 18 hải lý/h). Vũ khí được trang bị trên tàu bao gồm pháo 76mm; bốn quả tên lửa chống hạm YJ-2, YJ-3 hoặc YJ-83 (C-802/C-803) ở giữa tàu; hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn FL-1000N được bố trí ở đuôi tàu và những quả ngư lôi chống tàu ngầm. Tàu Type 056 được trang bị hệ thống định vị thủy âm và sân bay trực thăng có khả tiếp nhận máy bay trực thăng Z-9 Haytun.
Theo Global Times, tàu mới được trang bị pháo 76mm và hệ thống chống tên lửa. Phân tích những hình ảnh đầu tiên chụp tàu hộ tống, các chuyên gia chú ý đến vị trí dành cho máy bay không người lái. Rất có thể là tàu hộ tống sẽ được trang bị máy bay trực thăng không người lái của Áo.
Hải quân Trung Quốc gần đây đã thử nghiệm máy bay này trong cuộc tập trận Biển Đông Trung Quốc. Trong năm 2010, Bắc Kinh đã mua lô máy bay không người lái 18 chiếc với mục đích hoạt động trên biển.
Theo Phó chủ tịch Học viện các vấn đề địa chính trị Konstantin Sivkov, phụ kiện tàu hộ tống khá tiêu chuẩn so với tàu tuần tra của Lực lượng cảnh sát biển của nhiều nước trên thế giới.
Phải chăng Trung Quốc sẽ làm tới cùng trong cuộc tranh chấp đầy căng thẳng trong các đảo và quần đảo của 1 vùng biển có diện tích 4 triệu km2 nhưng hết sức quan trọng này.
&’Tất cả các tàu này đều được xây dựng bằng cách sử dụng công nghệ &’tàng hình’, cho phép tàu ít bị rađa phát hiện. Tuy nhiên trong bối cảnh của ngành công nghiệp đóng tàu toàn cầu không thể nói rằng Trung Quốc đã thực hiện một bước nhảy vọt. Còn đối với Trung Quốc đây chắc chắn là một bước tiến. Điều này cho thấy ngành đóng tàu Trung Quốc đã đạt được đẳng cấp thế giới.
Và xét về tiềm năng công nghiệp và con người, Trung Quốc có khả năng sản xuất loại tàu hiện đại này với số lượng khá lớn.
‘Theo các chuyên gia, Trung Quốc đã tìm thấy giải pháp xứng đáng cho chương trình tái vũ trang mà các đối thủ tranh chấp lãnh thổ của Trung quốc đang tích cực thực hiện mặc cho sự can thiệp của Mỹ và đồng minh. Phải chăng Trung Quốc sẽ làm tới cùng trong cuộc tranh chấp đầy căng thẳng trong các đảo và quần đảo của 1 vùng biển có diện tích 4 triệu km2 nhưng hết sức quan trọng này.
Theo Phunutoday
Báo Nga: Mỹ đạo diễn các cuộc xung đột ở Biển Đông
Cuộc tranh chấp lãnh hải biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines ở bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham đang trở nên căng thẳng
Phải chăng Mỹ đang đạo diễn các cuộc xung đột ở biển Đông
Các bên tăng cường quảng bá và đòn bẩy áp lực để chứng minh chủ quyền đối với vùng lãnh hải giàu dầu mỏ và khí đốt này.
Các nhà hoạt động tích cực Philippines tổ chức hàng loạt hành động chống Trung Quốc trước cơ quan đại diện ngoại giao Trung Quốc ở nước mình và nước ngoài. Đáp lại, Trung Quốc đã cảnh báo công dân của mình ở Philippine không ra khỏi nhà nếu không cần thiết, không đáp lại hành động khiêu khích, và thực hiện theo các biện pháp tăng cường an ninh.
Do quan hệ căng thẳng, Trung Quốc đã chấm dứt hoạt động du lịch đến Philippine, do đó nguồn thu nhập chính của đất nước giảm đáng kể. Tình hình trở nên tồi tệ hơn vào hôm 10/5 khi Trung Quốc áp đặt lệnh cấm nhập khẩu trái cây từ Philippines.
Trung Quốc đã nói rằng ở đây không có vấn đề chính trị, đơn giản là sản phẩm Philippines không đáp ứng các yêu cầu của kiểm tra dịch tễ.
Trong khu vực lãnh hải gây tranh cãi nhất không còn cuộc đối đầu mới giữa các tàu chiến hai nước. Trong khi đó, Bắc Kinh đã cảnh báo rằng quân đội Trung Quốc sẽ không cho phép bất cứ ai xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc trên đảo Hoàng Nham.
&'Không ai có thể lấy một tấc đất Trung Quốc, cho dù có thực hiện tất cả các loại thủ thuật, các nỗ lực để có được những người bảo trợ, hoặc những kẻ đồng lõa' - tờ báo của quân đội Trung Quốc cảnh báo.
Bài báo này xuất hiện ngay sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẵn sàng để bảo vệ Philippines trong trường hợp xung đột ở biển biển Đông. Chuyên gia Học viện các vấn đề địa chính trị Konstantin Sivkov cho biết rằng Washington sẽ không bỏ lỡ cơ hội bắt con cá của họ ở đó:
Không ai có thể lấy một tấc đất Trung Quốc, cho dù có thực hiện tất cả các loại thủ thuật, các nỗ lực để có được những người bảo trợ, hoặc những kẻ đồng lõa' - tờ báo của quân đội Trung Quốc cảnh báo.
&'Tất nhiên, Hoa Kỳ không có lợi nếu Trung Quố tích cực mở rộng sự hiện diện tại đó. Vì vậy, một mặt, người Mỹ cần phải chứng minh với Philippines tầm quan trọng sự hiện diện của họ trong khu vực. Mặt khác, người Mỹ có rất nhiều vấn đề cần đối phó nếu tham gia vào vấn đề Philippines.
Thay vào đó, họ cần phải đánh dấu và nhắc nhở về sự tham gia của mình trong cuộc xung đột, điều quan trọng là thiết lập sự hiện diện của Mỹ trong khu vực Đông Nam Á. Một trong những mục tiêu chính của Hoa Kỳ là kiềm chế Trung Quốc, nếu không thì tình hình sẽ trở nên tồi tệ đối với họ'.
Sự leo thang căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila trùng hợp với chuyến thăm Mỹ của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt. Tình hình ở Biển Đông là một trong những chủ đề chính của cuộc hội đàm với người đứng đầu Lầu Năm Góc Leon Panetta. Xét theo mọi chuyện, vị khách Trung Hoa thất bại trong việc thuyết phục các đối tác Mỹ ngăn cản cuộc tranh đâu của Philippines.
Biển Đông đang nóng hơn bao giờ hết
Washington có thể đưa ra tín hiệu đó, có tính đến mối quan hệ liên minh với Manila, nhưng họ đã không làm điều đó. Mỹ tiến hành luật chơi của mình: Philippines cần cho họ để tạo điều kiện kiểm soát các tuyến đường biển trong khu vực.
Chính bởi mục đích đó mà các căn cứ quân sự Mỹ được lập ra ở Philippines, và mở rộng sự hiện diện quân sự của mình tại Úc, và nỗ lực đứng đằng sau hậu trường để tiến hành điều khiển cuộc xung đột giữa Philippines và Trung Quốc ở biển Đông.
Theo Phunutoday