Báo Nga nói bầu cử Mỹ là lựa chọn giữa ‘người tệ và tệ hơn’
Truyền thông và quan chức Nga gọi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng giữa Trump – Biden là “sự lựa chọn giữa người tệ và tệ hơn”.
Kết quả của cuộc bầu cử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và ứng viên Dân chủ Joe Biden chưa ngã ngũ, song quan điểm từ Moskva là dù ai chiến thắng cũng sẽ “không mang lại điều gì tốt đẹp hơn cho Nga”.
Tờ Moskovsky Komsomolets hôm 3/11 nhận định dù Trump hay Biden trở thành tổng thống Mỹ tiếp theo, quan hệ Nga – Mỹ vốn tồi tệ từ trước và đã “chạm đáy” dưới thời chính quyền Trump sẽ có thể trở nên xấu hơn.
“Chiến thắng của Joe Biden có thể đồng nghĩa với việc gia tăng và mở rộng các biện pháp trừng phạt cũng như áp lực khác. Đối với Nga, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ giống như sự lựa chọn giữa điều tệ và tệ hơn. Dù cuộc bầu cử Mỹ kết thúc ra sao, các lãnh đạo của chúng ta cũng sẽ không ăn mừng”, tờ báo viết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden trong các cuộc vận động ở Pennsylvania hôm 26/10 và Georgia hôm 27/10. Ảnh: AFP.
Leonid Slutsky, Chủ tịch Ủy ban các Vấn đề Quốc tế của Duma Quốc gia (Hạ viện Nga), cho biết chương trình nghị sự “chống Nga” từ lâu đã diễn ra trong chính trường Mỹ, bất kể lãnh đạo là ai.
“Không cần phải kỳ vọng vào bất kỳ sự thay đổi nào cho mối quan hệ Nga – Mỹ tốt đẹp hơn. Điều đó thật đáng tiếc”, Slutsky đăng lên Twitter hôm 5/11.
Konstantin Kosachev, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga), lại đề cập tới những cáo buộc Moskva can thiệp bầu cử Mỹ năm 2020 và gọi đây là điều “chưa bao giờ được chứng minh một cách thuyết phục”. Theo ông Kosachev, cuộc đua ở Thượng viện Mỹ mới có ảnh hưởng quan trọng hơn tới quan hệ Moskva – Washington.
“Chúng ta đừng quên rằng trong những năm gần đây, chính sách với Nga của Nhà Trắng không xuất phát từ chính quyền tổng thống mà đến từ quốc hội”, Kosachev nói, thêm rằng nếu Washington nhận ra Moskva không phải nguồn gốc của các vấn đề ở Mỹ, nhiều thay đổi sẽ diễn ra.
Nghị sĩ Nga Vyacheslav Nikonov cũng nhận định cả Trump – Biden đều sẵn sàng chiến đấu “bằng mọi giá”, nhưng ông tự hỏi liệu cuộc bầu cử Mỹ “có tác động gì tới Nga và thế giới?”
Trong khi đó, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 5/11 cho biết ông hiện chưa thể bình luận về cuộc bầu cử Mỹ vì điều đó giống như “tung miếng vải đỏ trước mặt bò tót”, ám chỉ các cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ. Tuy nhiên, ông nói thêm sự bất ổn định ở Mỹ “có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho các vấn đề toàn cầu”.
Phiếu bầu cử Mỹ được kiểm đếm thế nào?. Video: Vox.
Theo dữ liệu từ truyền thông Mỹ, Biden đang dẫn trước Trump cả về số phiếu đại cử tri lẫn số phiếu phổ thông. Ông chỉ còn thiếu 6 phiếu đại cử tri để chạm ngưỡng 270 phiếu và đắc cử tổng thống. 5 bang vẫn đang kiểm phiếu, nhưng quá trình này diễn ra chậm chạp do một số nơi đang phải kiểm phiếu bằng tay, do các phiếu bầu qua thư bị nhăn nên không thể kiểm được bằng máy.
Nga tuyên bố không quay trở lại Hiệp ước INF sau khi Mỹ rút
Nga cho rằng, việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung là "một sai lầm không thể sửa chữa", khiến Nga không thể quay lại với Hiệp ước này.
Hôm qua (11/7), Thứ trưởng Ngoại giao Nga khẳng định Nga không thể quay trở lại Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) sau quyết Mỹ quyết định đơn phương rút khỏi Hiệp ước này.
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình quốc gia, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov khẳng định, việc Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung là "một sai lầm không thể sửa chữa" buộc Nga không thể quay lại với Hiệp ước này. Bên cạnh đó, ông Sergei Ryabkov cũng cho rằng việc Mỹ rút khỏi chính là nguyên nhân chính khiến Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung - hiệp ước được đánh giá là cơ sở vững chắc cho an ninh châu Âu trong nhiều thập kỷ sụp đổ.
Cũng trong buổi phỏng vấn, ông Sergei Ryabkov cho biết, Chính phủ 2 nước Mỹ và Nga đang nỗ lực thực hiện từng bước để hạ nhiệt quan hệ căng thẳng song phương. Thứ trưởng Nga cũng cho biết Nga đang hối thúc Mỹ có những bước tiến thỏa hiệp, đồng thời khẳng định Nga sẽ không hy sinh lợi ích quốc gia hoặc đồng ý với các yêu cầu bất khả thi từ phía Chính phủ Mỹ.
Trước đó vào tháng 8/2019, Mỹ đã chính thức rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung được ký kết với Nga năm 1987, với lý do Nga đã vi phạm Hiệp ước này. Việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước này đã chấm dứt thỏa thuận kiểm soát vũ khí giữa Mỹ và Nga nhằm hạn chế việc phát triển các tên lửa phóng từ mặt đất với tầm bắn từ 500km tới 5.500km. Điều này cũng làm dấy lên lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang trong tương lai.
Nga bắt đầu dỡ bỏ các hạn chế đối với các chuyến bay quốc tế từ 15/07 Phó Thủ Tướng Nga Tachiana Golikova tuyên bố, từ ngày 15/07, chính quyền nước này bắt đầu dần dỡ bỏ các hạn chế cho các chuyến bay quốc tế. Theo lời Phó Thủ tướng Nga Tachiana Golikova, điều này là khả thi, bởi vì ở Nga trong một thời gian khá dài đang quan sát thấy giảm tỷ lệ mắc bệnh và các...