Báo Nga: Nhật Bản có thể xuất khẩu tàu ngầm, ảnh hưởng an ninh Đông Á
Nhật Bản phải nhập nhiều hệ thống con của tàu ngầm, chủ yếu đến từ Mỹ, do đó bị Mỹ chi phối hoạt động xuất khẩu, hiện chưa gây ảnh hưởng lớn.
Đài tiếng nói nước Nga ngày 10 tháng 9 đăng bài bình luận cho rằng, Nhật Bản có thể bước vào hàng ngũ các nước xuất khẩu tàu ngầm thông thường.
Theo bài báo, sau khi Nhật Bản hủy bỏ hạn chế xuất khẩu vũ khí, Nhật Bản và Australia đang đẩy nhanh tiến hành đàm phán xuất khẩu tàu ngầm lớp Soryu cho Australia.
Chuyên gia Cashin, Trung tâm phân tích công nghệ va chiến lược Nga cho rằng, điêu nay co nghia la thi trương toan câu sắp xuất hiện nươc lơn xuất khẩu tàu ngầm thông thường thứ tư, sau Đức, Pháp va Nga.
Thị trường tàu ngầm thông thường mở rộng từng năm, bởi vì khả năng chiến đấu va ý nghĩa chính trị của tàu ngầm ngày càng tăng lên. Trong nhiều năm qua, Nhật Bản luôn coi hạm đội tàu ngầm và vũ khí săn ngầm là phương hướng phát triển ưu tiên tuyệt đối của họ.
Tàu ngầm lớp Soryu rõ ràng là một trong những tàu ngầm thông thường hoàn thiện nhất trên thế giới. Nhưng, Nhật Bản có thể phân cao thấp với nước xuất khẩu tàu ngầm khác hay không?
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo
Điều cần chỉ ra là, Nhật Bản mặc dù đã hủy bỏ hạn chế xuất khẩu vũ khí, nhưng chính sách xuất khẩu vũ khí của họ vẫn tương đối bảo thủ. Ngoài ra, rất nhiều hệ thống con của tàu ngầm Nhật Bản cần nhập khẩu. Chủ yếu nhập khẩu nguyên kiện và công nghệ từ Mỹ.
Video đang HOT
Tàu ngầm Nhật Bản trang bị tên lửa chống hạm Harpoon do Mỹ chế tạo. Phần lớn công nghệ của hệ thống âm thanh nước của Nhật Bản cũng đến từ Mỹ. Điều này đã làm cho Mỹ có được khả năng ngăn cản xuất khẩu loại tàu ngầm này cho bất cứ nước nào khác.
Do tính năng kỹ chiến thuật của tàu ngầm lớp Soryu tương đối hoàn bị, Mỹ thậm chí không có nhiều khả năng lắm đồng ý xuất khẩu cho Ấn Độ, Việt Nam càng không cần phải nói. Trong khi đó, Nga chủ yếu xuất khẩu cho các nước ngoài phạm vi ảnh hưởng của Mỹ, xuất khẩu tàu ngầm lớp Soryu không tạo ra mối đe dọa lớn đối với Nga.
Tàu ngầm lớp Soryu có thể tiến hành cạnh tranh với tàu ngầm Pháp va Đức trên thị trường môt sô nươc. Nhưng nó vừa lớn vừa đắt so với tàu ngầm cùng loại của châu Âu. Ngoài ra, người châu Âu có hệ thống cung ứng và dịch vụ hậu mãi hoàn thiện.
Vì vậy, những nước nhập khẩu tàu ngầm Nhật Bản chỉ có thể là đồng minh của Mỹ tương đối lớn và giàu có ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Rõ ràng, Australia đứng đầu trong số đó.
Tàu ngầm thông thường AIP Zuiry lớp Soryu Nhật Bản hạ thủy ngày 6 tháng 3 năm 2013
Cuối cùng, Mỹ và Nhật Bản đã hoàn toàn làm tốt chuẩn bị về ý chí chính trị cung cấp tài trợ cho Philippines phát triển lực lượng vũ trang, tàu ngầm Nhật Bản cũng có thể xuất khẩu cho nước này.
Tóm lại, Nhật Bản xuất khẩu tàu ngầm thông thường hiện chưa chắc có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tàu ngầm thế giới, nhưng trong tương lai điều này có thể trở thành nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới an ninh Đông Á.
Theo Giáo Dục
Nhật Bản đã đủ sức đấu "tay bo" với Trung Quốc?
Nhật Bản có đủ khả năng trở thành một cường quốc quân sự hùng mạnh và tương lai không xa, nước này hoàn toàn có thể đấu "tay bo" với Trung Quốc.
Tân Hoa xã ngày 8/9 dẫn tin từ Tập đoàn truyền thông News Corp cho biết, Chính phủ Úc sẽ mua 10 tàu ngầm lớp Soryu do Nhật Bản sản xuất, trị giá hơn 20 tỷ AUD (18,72 tỷ USD), để thay thế các tàu ngầm lớp Collins do nước này sản xuất khi hạm đội tàu ngày ngừng hoạt động vào năm 2030.
Quyết định cuối cùng sẽ được công bố trong Sách Trắng Quốc phòng phát hành vào giữa năm 2015, tuy nhiên Chính phủ Australia có thể công bố thỏa thuận mua tàu này vào cuối năm nay.
Tàu ngầm lớp Soryu do Nhật Bản sản xuất.
Trước đó, vào tháng 7/2014, trong chuyến thăm của Thủ tướng Shinzo Abe tới Úc, hai nước Nhật - Úc ký kết thỏa thuận, Nhật Bản sẽ xuất khẩu công nghệ tàu ngầm lớp Soryu cho Australia.
Việc Nhật Bản xuất khẩu một hạm đội tàu ngầm sẽ đánh dấu lần đầu tiên ít nhất kể từ sau Thế chiến Thứ II Nhật Bản bán một loại vũ khí hoàn chỉnh ra nước ngoài.
Tháng 4/2014, Nhật Bản đã nới lỏng "Ba nguyên tăc xuất khẩu vũ khí". Ngoài thỏa thuận ký kết với Úc, tháng 7/2014, Hội đồng bảm đảm an ninh quốc gia Nhật Bản phê chuẩn xuất khẩu linh kiện tên lửa cho doanh nghiệp Mỹ và cùng Anh nghiên cứu công nghệ tên lửa của may bay chiên đâu. Nhật Bản cũng thúc đẩy xuất khẩu thủy phi cơ US-2 cho Ấn Độ.
Tiếp đó, đến tháng 8/2014, truyền thông Nhật Bản đưa tin, Tokyo sẽ tổ chức hội thảo có sự tham dự của các quan chức ngoại giao và quốc phòng các nước ASEAN thảo luận vấn đề Nhật Bản xuất khẩu trang bị phòng vệ cho các nước thành viên ASEAN.
Theo Kyodo, Chính phủ Nhật Bản tin rằng, nếu các nước ASEAN tăng cường khả năng phòng phủ đối phó với một Trung Quốc "ngày càng tự tin trên biển", thì môi trường an ninh của Nhật Bản cũng sẽ được cải thiện.
Với loạt hợp đồng đã ký và nhiều tiềm năng, Nhật Bản đang trên đà trở thành cường quốc xuất khẩu vũ khí trên thế giới và mang lại lợi nhuận khổng lồ cho quốc gia này. "Sách trắng Quốc phòng 2014" được Nhật Bản công bố vào tháng 8 vừa qua đã thông báo tình hình lực lượng, trang bị, đồng thời cũng liệt kê các vũ khí mua sắm trong năm 2014 cho thấy quân đội Nhật Bản đã được tăng cường sức mạnh đáng kể.
Theo các chuyên gia quân sự, tuy số lượng vũ khí, trang bị của Nhật ít hơn Trung Quốc nhưng chất lượng hơn hẳn, hoàn toàn có khả năng đánh bại lực lượng tác chiến không-hải nhất thể của Trung Quốc trong một cuộc chiến trên biển.
Không dừng lại đó, động thái nội các Nhật Bản cho phép nước này thực thi quyền phòng vệ tập thể hoặc hỗ trợ các quốc gia có quan hệ gần gũi bị tấn công khiến Trung Quốc phải đề phòng.
Trong loạt động thái nhằm đối phó với Trung Quốc, nước láng giềng đang có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, Tokyo ngày càng tăng cường hợp tác chặt chẽ với Mỹ, Úc, Ấn Độ và các nước ASEAN trong các vấn đề an ninh để hình thành đối trọng với Trung Quốc. Thậm chí, nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, Nhật Bản đang manh nha xây dựng một liên minh tương tự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở châu Á.
Tại Đối thoại Shangri-La 2014, ông Abe từng khẳng định Nhật sẵn sàng "hỗ trợ tối đa" các nước thành viên ASEAN, đặc biệt trong việc duy trì "an ninh ở các vùng biển và vùng trời". Mặc dù không nêu đích danh Trung Quốc, ông Abe rõ ràng ám chỉ đến các hành động leo thang của Trung Quốc trên Biển Đông.
Nâng cao tiềm lực quốc phòng, tăng cường hợp tác quốc tế, Nhật Bản đã có đầy đủ khả năng để trở thành một cường quốc quân sự hùng mạnh và thời điểm nước này có thể đấu "tay bo" với Trung Quốc không còn quá xa.
Theo Đất Việt
Báo Trung Quốc: Nhật đang sử dụng ngoại giao USD và xuất khẩu vũ khí Ông Shinzo Abe chủ yếu là dựa vào biện pháp kép - "ngoại giao dollar" và "xuất khẩu vũ khí", liên kết với nước khác bao vây Trung Quốc... Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) vừa có cuộc hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với tư cách chủ nhà Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 8 tháng...