Báo Nga: Mỹ còn muốn Kiev “thế chỗ” Moscow ngày 9/5! Đùa đấy ư?
Báo Nga đã phản bác lại những luận điểm mà họ cho rằng rất nực cười của các cựu quan chức ngoại giao Mỹ rằng, Kiev mới là nơi tổ chức lễ kỉ niệm ngày Chiến thắng phát-xít Đức.
Quan chức Mỹ: Kiev chứ không phải Moscow!
Trong một bài bình luận trên tờ Los Angeles Times (LA Times), 3 cựu đại sứ Mỹ ở Ukraine – Steven Pifer, John Herbst, William Taylor, đã cùng cho rằng, Kiev, chứ không phải Moscow, mới là nơi nên được chọn để tổ chức lễ kỉ niệm 70 năm ngày Chiến thắng phát-xít Đức (9/5).
Bài viết được đăng tải ngày 16/3, trong thời điểm nhiều nhà lãnh đạo phương Tây, trong đó có cả Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Anh David Cameron, đều từ chối lời mời từ phía Tổng thống Nga Putin tới Moscow tham dự buổi lễ này.
Ba cựu quan chức, nay là học giả cấp cao nêu quan điểm: “Dù Tổng thống Clinton và George W.Bush đã tới Moscow năm 1995 và 2005 để tham dự các lễ kỉ niệm, song Moscow, trong năm 2015, khó có thể là nơi gặp gỡ đúng đắn đối với các nhà lãnh đạo phương Tây”.
Bài báo sử dụng các cáo buộc vốn đã quen thuộc của phương Tây dành cho Nga: Moscow chỉ đạo, hỗ trợ tiền bạc, vũ khí cho ly khai, lính Moscow tham chiến ở miền đông và tấn công quân đội Kiev.
“Do cuộc xung đột mà Nga gây ra ở Ukraine, các lãnh đạo phương Tây không thể cứ ngồi yên ở vị trí quan sát tại Quảng trường Đỏ và xem lính Nga duyệt binh.
Đồng đội của họ là những người mà vừa mới đây đã gây ra – hoặc có thể bắt đầu gây ra – cuộc chiến ở Ukraine, chỉ cách nơi đó 500 dặm về phía nam”.
Song, những cáo buộc tương tự như thế này rất nhiều lần đã bị Nga bác bỏ.
Ba cựu nhân viên ngoại giao cấp cao Mỹ tiếp tục lập luận cho quan điểm của mình:
“Putin đã cố gắng giành lấy chiến thắng của Liên Xô trong chiến tranh Thế giới thứ Hai về tay Nga”.
Video đang HOT
“Không ai tranh cãi gì về vai trò của người Nga trong cuộc chiến hay việc trong các quốc gia từng thuộc Liên Xô, Nga đã mất nhiều binh sĩ nhất.
Xét về tổng thể, số người Ukraine thiệt mạng trong cuộc chiến nhiều thứ 2, nhưng, xét về tỷ lệ, Ukraine phải hứng chịu đau thương nhiều hơn Nga khi mất đi khoảng 25% dân số trong cuộc chiến đó”.
Theo họ, giới ngoại giao phương Tây và chính phủ Ukraine có thể tổ chức một buổi lễ để tưởng nhớ những mất mát mà tất cả người dân Liên Xô phải gánh chịu – một buổi lễ không có duyệt binh hay các trang thiết bị chiến tranh.
Bài phân tích cho rằng, giới chức Ukraine “có vẻ như không thích trưng ra xe tăng hay rocket”.
Bài báo trên LA Times cho rằng, động thái trên sẽ “gửi một thông điệp mạnh mẽ tới dân Nga về sự cô lập” đối với Putin vì những hành động mà họ cáo buộc ông gây ra ở Ukraine.
Thiết bị quân sự của quân đội Ukraine tham gia lễ duyệt binh hồi tháng 4/2014 ở thủ đô Kiev.
Báo Nga: Kiev à? Thật nực cười!
Báo Nga Sputnik News đã dẫn lại trong bài viết của mình những lý lẽ trên của 3 nhà cựu ngoại giao Mỹ và cho rằng, “các cựu quan chức cấp cao cần phải hiểu rõ hơn về quốc gia mà họ từng phục vụ (Ukraine)”.
Hôm 24/8/2014, chính quyền mới được bầu ra ở Kiev đã tổ chức duyệt binh quân sự ở Khreshchatyk, đại lộ chính ở trung tâm Kiev – lần đầu tiên kể từ khi Tổng thống Petro Poroshenko bị lật đổ hồi tháng Hai.
Tờ này đã mỉa mai rằng, chính phủ mà theo người Mỹ “không thích trưng ra xe tăng, rocket” lại tổ chức một cuộc duyệt binh “sặc mùi khuếch trương và gợi nhớ thời kì Xô Viết”.
Theo tờ này, thực tế ấy không chỉ trái ngược với những lời ca tụng của các cựu quan chức Mỹ, mà còn rất “nực cười, bởi sự chối bỏ sự kết nối với quá khứ Liên Xô là điểm mấu chốt trong hệ tư tưởng Ukraine hiện nay”.
Đó là chưa kể tới việc, “cuộc duyệt binh đầy các vũ khí quân sự của Liên Xô và được dành dựng theo thẩm mỹ của Liên Xô”.
Sputnik News chỉ trích, “cuộc duyệt binh đó đã diễn ra bất chấp cuộc xung đột đẫm máu ở miền Đông, do chính quyền chống lại chính người dân của mình gây ra”.
Sau những phản bác của mình, Sputnik News “nói kháy” phương Tây về ý tưởng tổ chức một buổi lễ kỉ niệm ở Kiev:
“Làm thế nào mà việc tổ chức duyệt binh quân sự ở một quốc gia bị tàn phá bởi nợ nần, lạm phát phi mã và nội chiến, đối với họ, dường như lại là điều hợp với tự nhiên hơn”.
Theo Đại Lộ
Hậu "Thỏa thuận Normandy", Nga-Pháp "hỉ hả" giao nhận Mistral
Ngày 12-2, cuộc hội đàm trong định dạng "Bộ tứ Normandy" đã kết thúc tốt đẹp với nhóm 13 giải pháp đem lại hòa bình cho Ukraine. Tâm trạng của Kiev và lãnh đạo ly khai Donbass ra sao thì chưa ai biết, nhưng Nga và Pháp đã có thể "hỉ hả" bắt tay hoàn tất thương vụ Mistral.
Cuối ngày 12-2, các thành viên của nhóm "Bộ tứ Normandy", bao gồm Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Ukraine Petro Oleksiyovych Poroshenko, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande, đã đưa ra một tuyên bố chung mô tả các kết quả công việc của họ.
Các nhà lãnh đạo đã nhất trí về một thỏa thuận mang tính quyết định là ngừng bắn ở miền Đông Ukraine bắt đầu từ lúc 00:00 ngày 15-2. Thông báo được nguyên thủ quốc gia 4 nước Nga, Ukraine, Pháp và Đức đưa ra sau cuộc đàm phán kéo dài 17 giờ đồng hồ tại Thủ đô Minsk của Belarus.
Ngay sau đó "Nhóm tiếp xúc 3 bên", bao gồm đại diện của Nga, Ukraine, Tổ chức Hợp tác và An ninh châu Âu (OSCE) và lực lượng ly khai Donbass cũng đưa ra nhóm 13 giải pháp cần thiết để xây dựng hành lang pháp lý, đảm bảo việc giám sát và tổ chức thực hiện đúng thỏa thuận đã đạt được.
Trong đó, vấn đề quan trọng thứ 2 là hai bên tham chiến sẽ rút vũ khí hạng nặng ra khỏi khu vực giao tranh hiện tại, và thiết lập một vùng phi quân sự. Điều khoản này được xây dựng dựa trên nền tảng giữ nguyên giới tuyến rút quân như thỏa thuận Minsk lần 1 vào tháng 6-2014.
Điều khoản rút "quân đội nước ngoài, vũ khí hạng nặng và lính đánh thuê ra khỏi Ukraine", giải giáp vũ khí các nhóm vũ trang bất hợp pháp được bắt đầu tiến hành vào ngày 16-2 và phải được hoàn thành trong thời gian không quá 14 ngày, dưới sự giám sát của OSCE.
Thỏa thuận này cũng khẳng định lại những điều khoản đã được đề cập trong lệnh ngửng bắn được kí kết năm ngoái, trong đó có cải cách chính trị ở Ukraine để thể hiện quyền tự chủ của khu vực Donbass và đảm bảo quyền lợi của người dân khu vực Donesk và Lugansk.
Các điều khoản của thỏa thuận ngừng bắn được nêu ra trong một tài liệu có chữ ký của các thành viên nhóm liên lạc, bao gồm các đại diện của phe ly khai, Ukraine, Nga và OSCE. OSCE sẽ tổ chức các nhóm quan chức và nhân viên để đảm nhận nhiệm vụ giám sát việc thực thi lệnh ngừng bắn này.
Thỏa thuận Normandy là điều kiện quan trọng để Pháp bàn giao tàu cho Nga
Thỏa thuận này sẽ được thực thi ra sao thì chưa ai biết, bởi nó cũng giữ nguyên một số bất đồng không giải quyết được từ thỏa thuận Minsk, nhưng hiện Pháp và Nga đã có thể xoa tay hoan hỉ về một kết cục có hậu cho thương vụ mua sắm tàu sân bay Mistral.
Ngay sau khi cuộc đàm phán kết thúc tốt đẹp, đã xuất hiện thông tin về việc Pháp sẽ bàn giao tàu sân bay trực thăng Mistral cho Nga trong tháng tới, chấm dứt những tranh cãi, đe dọa kiện tụng lẫn nhau giữa Paris và Moscow, giúp Pháp tránh được những nan đề mà họ gặp phải nếu không bàn giao tàu.
Quá trình chuyển giao tàu sân bay trực thăng đổ bộ Vladivosstok lớp Mistral được đóng tại nhà máy đóng tàu hãng STX của Pháp có khả năng sẽ được khởi động vào đầu tuần tới, một nguồn tin quân sự-ngoại giao Nga tiết lộ với phóng viên của hãng tin nhanh Interfax.
Nguồn tin cho biết, đã có sự tác động từ chính phủ Pháp ngay sau khi đạt được sự thống nhất trong cuộc đàm phán. Lệnh khởi động việc bàn giao Mistral có thể sẽ được phát từ Điện Elysee vào đầu tuần tới và đến nửa đầu tháng 3 tàu phải hoàn toàn sẵn sàng để giao lại cho Nga.
Lẽ ra chiếc tàu sân bay trực thăng Mistral đầu tiên mang tên Vladivostock phải được bàn giao cho Nga vào tháng 11-2014 nhưng chính quyền của Tổng thống Hollande đã quyết định đình chỉ việc bàn giao tàu để ủng hộ lệnh trừng phạt của Mỹ và EU áp đạt cho Nga do cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine.
Pháp tuyên bố chỉ giao tàu khi tình hình Ukraine có những chuyển biến tốt và Nga thể hiện thái độ tích cực trong giải quyết các sự vụ có liên quan đến vấn đề này. Ngược lại, Nga cũng tuyên bố sẽ đưa ra quyết định kiện Pháp ra tòa, đòi lại tiền tạm ứng đóng tàu và bồi thường phá vỡ hợp đồng ngay trong tháng 2 này.
Tuy nhiên, việc thỏa thuận ngừng bắn này đạt được với vai trò quan trọng nhất của Moscow khi "ép" lãnh đạo Donbass ký thỏa thuận ngừng bắn, mặc dù trước đó vài tiếng họ còn phản đối đã thể hiện thái độ tích cực của điện Kremlin. Và dĩ nhiên là điện Elysee không còn lí do gì để từ chối bàn giao tàu cho Nga.
Theo Nguyễn Ngọc (tổng hợp)
An ninh Thủ đô
Tại sao Mỹ chỉ "đặt một chân" ở khủng hoảng Ukraine? Hiện Tổng thống Mỹ Barack Obama đang bị chỉ trích vì "thờ ơ" với cuộc khủng hoảng Ukraine. Tuy nhiên, theo tờ Washington Post, đó có thể là chính sách đúng đắn, bảo vệ tốt nhất các lợi ích của Mỹ. Cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine diễn ra đã gần một năm, khiến khoảng 6000 người thiệt mạng, cơ sở hạ...