Báo Nga “mổ xẻ” nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc
Chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin đánh giá về tiềm năng tấn công, nhóm tàu sân bay tấn công Trung Quốc với hai tàu sân bay có lẽ tương đương với nhóm tàu của Mỹ với một hàng không mẫu hạm hạng nặng.
Chiến đấu cơ J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Chuyên gia hải quân Trung Quốc, chuẩn đô đốc Yin Zhuo đã mô tả hạm đội tàu sân bay Trung Quốc trong tương lai. Theo ông ta, nhóm tàu sân bay tấn công cần có hai tàu sân bay phục vụ cho khoảng 60 máy bay chiến đấu. Ngoài ra, hải quân Trung Quốc cần có loại máy bay chiến đấu đa mục đích tầm trung.
Tuy nhiên, ngoài loại máy bay đó, Trung Quốc cũng rất cần các chiến đấu cơ tầm xa cảnh báo trên không. Chỉ có như vậy thì nhóm tàu sân bay tấn công Trung Quốc mới đảm bảo tính ưu việt so với các nước khác (ngoại trừ Mỹ), chẳng hạn như nhóm tàu sân bay tấn công của Nhật Bản, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin cho biết khi trả lời phỏng vấn Sputnik. Theo ông, về tiềm năng tấn công, nhóm tàu sân bay tấn công Trung Quốc với hai tàu sân bay có lẽ tương đương với nhóm tàu của Mỹ với một hàng không mẫu hạm hạng nặng.
Nếu nói về máy bay chiến đấu tầm trung trên tàu sân bay, nên biết rằng loại máy bay này rất cần thiết cho các đơn vị hàng không, và không chỉ hạm đội tàu sân bay của Trung Quốc mà thôi. Chiến đấu cơ hạng nặng J-15 không thể là máy bay chiến đấu duy nhất của hạm đội tàu sân bay Trung Quốc. Đây là máy bay chiến đấu dảm bảo kết nối phòng không trên tàu và nhằm chiếm ưu thế áp đảo trên không, đồng thời là máy bay tầm xa có khả năng cài đặt radar mạnh.
Có các máy bay tương tự như chiến đấu cơ của Mỹ F-14 Tomcat (ngừng hoạt động vào năm 2006, khi đó người Mỹ cho là “không cần thiết”), cũng như chiến đấu cơ Su-33 được chế tạo từ thời Liên Xô. Tất nhiên, các phiên bản nâng cấp như F-14 và Su-33, cũng như J-15 có thể sử dụng chống các mục tiêu mặt đất, nhưng chúng không có lợi thế nào so với các máy bay nhỏ hơn và giá rẻ hơn kể cả trong vận hành.
Chiến đấu cơ J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh
Video đang HOT
Phi công Trung Quốc huấn luyện cất cánh từ tàu Liêu Ninh
Theo Sputnik thì chiến đấu cơ Su-33 cũng vậy, không phải là máy bay duy nhất trên tàu sân bay của Hải quân Liên Xô và Hải quân Nga. Đó là loại máy bay mạnh, nhưng rất cồng kềnh, chiếm nhiều chỗ trên tàu sân bay.
Vì vậy, trong những năm gần đây máy bay MiG-29 thường được trang bị cho hạm đội. Nếu Trung Quốc dự định xây dựng lực lượng tàu sân bay chính thức, trong 10 năm tiếp theo nước này cần phải bắt đầu sản xuất mẫu máy bay chiến đấu tầm trung kích thước nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ. Có lẽ đó sẽ là biến thể của máy bay chiến đấu trên boong J-31. Về trọng lượng cất cánh và kích thước, J-31 gần với F/A-18F của Mỹ và MiG-29K của Nga.
Tuy nhiên, sau khi phiên bản J-31 “bộ binh” sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt, việc tạo ra phiên bản dành tàu sân bay sẽ là một thách thức đặc biệt, đòi hỏi phải có thời gian. Trong tương lai gần, chắc là hải quân Trung Quốc chỉ được trang bị chiến đấu cơ hạng nặng trên boong J-15.
Theo Viettimes
Uy lực vũ khí tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc chỉ là...quảng cáo
Trang Strategy Page nhận định, những vũ khí trang bị cho Liêu Ninh vẫn còn thiếu, chẳng hạn như các khí tài phục vụ nhiệm vụ viễn chinh, hoặc các máy bay có thể cất, hạ cánh trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Báo chí Trung Quốc cũng như thế giới dành nhiều sự quan tâm đặc biệt đối với tàu Liêu Ninh - tàu sân bay đầu tiên của nước này.
Các chuyên gia về hàng không mẫu hạm vẫn đang tìm hiểu các dấu hiệu cho thấy sự tiến triển của Trung Quốc trong việc phát triển tiềm lực chiến đấu của tàu Liêu Ninh.
Liêu Ninh là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc
Tuy nhiên, trang Strategy Page nhận định, những vũ khí trang bị cho Liêu Ninh vẫn còn thiếu, chẳng hạn như các khí tài phục vụ nhiệm vụ viễn chinh, hoặc các máy bay có thể cất, hạ cánh trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Những khí tài còn vắng bóng trên tàu Liêu Ninh có thể kể đến như trực thăng Z-18, có thể thực hiện nhiệm vụ cảnh báo sớm hoặc tác chiến chống tàu ngầm. Tàu cũng chưa thể vận hành với toàn bộ 36 máy bay (trực thăng và máy bay cánh cố định).
Tiêm kích hạm J-15 trên tàu Liêu Ninh
Trung Quốc dường như hiểu rõ những thiếu sót này, và Hải quân nước này đang tìm cách tập hợp toàn bộ nhóm tác chiến trên không và chuẩn bị đưa lực lượng này ra khơi vào cuối năm 2016.
Năm 2013, Trung Quốc tiết lộ rằng tàu Liêu Ninh có thể chuyên chở 12 trực thăng (4 chiếc Z-18J cảnh báo sớm, 6 chiếc Z-18F chống tàu ngầm và 2 chiếc Z-9C tìm kiếm, cứu hộ), cùng với 24 máy bay chiến đấu J-15 (tiêm kích hạm chủ lực trên tàu sân bay này).
Tuy nhiên, các nhóm máy bay này đều chưa tập hợp đủ trên tàu Liêu Ninh.
Thông tin mới đây nhất cho thấy, Trung Quốc mới có khoảng 17 chiếc tiêm kích hạm J-15 trên tàu Liêu Ninh.
Các chuyên gia Nga cho rằng, &'cá mập bay' J-15 là bản sao kém hơn của Su-33, dòng máy bay chiến đấu trên hạm của Liên Xô trước đây, sản xuất trên nền tảng máy bay chiến đấu Su-27.
J-15 có thể mang theo hơn 3 tấn vũ khí, gồm 1 pháo GSh-30-1 30mm, 12 giá treo vũ khí, có thể mang theo tối đa 8 tên lửa không đối không PL-12 hoặc R-77 và 4 quả PL-9 hoặc R-73, hoặc mang tên lửa chống hạm và chống radar, hoặc mang hỗn hợp cả tên lửa cùng với các loại bom, cùng với các thiết bị đối kháng điện tử (ECM).
Sự hiện diện của máy bay trực thăng cảnh báo sớm trên không Z-18J và máy bay trực thăng chống tàu ngầm Z-18F, cùng với tiêm kích hạm J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh, thể hiện sự phát triển đáng kể khả năng tác chiến hỗn hợp của không quân và hải quân Trung Quốc.
Tàu Liêu Ninh
Z-18F là trực thăng do Trung Quốc sản xuất, có nhiệm vụ chống tàu ngầm, có thể mang theo phao âm và các ngư lôi hạng nhẹ. Máy bay Z-18J chuyên cảnh báo sớm, có thể phát hiện máy bay đối phương cách 150km.
Trung Quốc đang sản xuất 200 máy bay Z-9, trang bị súng kép nòng 23mm, ngư lôi và nhiều tên lửa chống tăng, tên lửa phòng không.
Tàu Liêu Ninh phần lớn đã được hoàn thiện, nhưng nhiều người đánh giá con tàu này chưa thể đưa vào hoạt động đầy đủ cho tới năm 2018, hoặc thậm chí muộn hơn.
Trực thăng Z-18J cảnh báo sớm
Trong quá trình chạy thử, Liêu Ninh gặp nhiều sự cố rất phổ biến như từng xảy ra với các tàu sân bay do Liên Xô sản xuất thời năm 1980, chẳng hạn như nổ nồi hơi khiến mất điện tạm thời.
Tháng 3/2016, Trung Quốc tiết lộ chi tiết hơn về tàu sân bay mới, được xây dựng trong nước. Người ta chỉ biết đến sự tồn tại chính thức của con tàu này vào năm 2015. Tàu sân bay thứ hai là một thiết kế mới, nhưng về cơ bản vẫn dựa trên nền tảng của tàu Liêu Ninh.
Theo Danviet
Báo Mỹ: Trung Quốc mất mặt ngoại giao, phô trương chiến lược chưa từng thấy Một sự phô trương chưa từng thấy về hệ thống chiến lược của Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp trên Biển Đông đã phản ánh những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thể hiện quyết tâm sau sự thất bại mất mặt về ngoại giao, Warontherock đánh giá. Trung Quốc "khoe" máy bay H-6K bay trên bãi cạn Scaborough Sau khi Tòa...