Báo Nga khuyên Việt Nam nên thận trọng với vũ khí Mỹ
Một chuyên gia Nga đã nói: “Với các loại vũ khí công nghệ hiện đại, nó có thể được gắn các chip và phần mềm để nhận điều khiển từ xa mà người mua không biết” để khuyên Việt Nam nên thận trọng với vũ khí của Mỹ.
Nói về vấn đề Mỹ có thể dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, báo Tiếng nói nước Nga hôm qua dẫn lời Giáo sư Vladimir Kolotov – chủ nhiệm Khoa Lịch sử các nước phương Đông của Đại học quốc gia St Petersburg đã đưa ra những phân tích đáng lưu tâm. Vị giáo sư này cho rằng Việt Nam có thể sẽ phải trả những cái giá rất cao để được cung cấp các loại vũ khí Mỹ.
Cái giá nguy hiểm đầu tiên, theo vị giáo sư này, là việc khó kiểm soát được các loại vũ khí nguồn gốc Mỹ. Ông nói: “Trước hết tôi muốn nói rằng được coi là một trong những đội quân thiện chiến nhất ở châu Á. Đội quân này từng được tôi luyện trong cuộc chiến khốc liệt và đã đánh bại quân đội Việt Nam Cộng hòa được trang bị vũ khí hiện đại của Mỹ.
Nếu như không nói về vũ khí sát thương, mà nói về các loại vũ khí công nghệ cao hiện đại, thì phải biết rằng loại vũ khí này được gắn các chip và phần mềm có thể nhận lệnh điều khiển từ xa mà người mua không hề biết. Việc sử dụng các loại vũ khí như vậy sẽ đưa đất nước tham gia vào cuộc xung đột vũ trang nghiêm trọng, bởi tên lửa của loại vũ khí này có thể bị nhà cung cấp từ bên kia đại dương nhằm tới đối phương thích hợp của họ”.
Với các tên lửa hiện đại, nó có thể được gắn các chip để nhà sản xuất điều khiển mà người mua không thể biết.
Luận điểm thứ 2 của Giáo sư Kolotov cũng tương tự như của Giáo sư Goldstein trong bài “?” rằng việc Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam sẽ kích thích căng thẳng Việt Nam – Trung Quốc.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ở đây, Giáo sư Kolotov chỉ ra một vấn đề có lẽ còn nghiêm trọng hơn. Ông cho rằng: “Nâng cao trang bị cho Quân đội và Hải quân Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ kích động một cuộc đối đầu vũ trang giữa Việt Nam với Trung Quốc. Đối với Hoa Kỳ Việt Nam là khu vực mà Trung Quốc có thể bị sa lầy trong khoảng thời gian dài.
Nếu nhớ lại tên “đường lưỡi bò” mà người Việt Nam đặt cho đường biên mà Trung Quốc tự vẽ ra trong vùng Biển Đông, có thể nói rằng bằng cách bán vũ khí cho Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ cố gắng để “con bò Trung Quốc dương sừng” và mắc kẹt ở Việt Nam. Muốn biết điều đó sẽ dẫn tới đâu, lại phải nhìn vào các ví dụ từ những năm gần đây. Một trong số ví dụ đó là Iraq. Saddam Hussein 10 năm chiến đấu với Iran vì lợi ích của Hoa Kỳ, rốt cuộc đã không thoát chết và cũng không cứu được đất nước của mình”.
Vị Giáo sư Nga cũng đưa ra một phân tích dựa trên lịch sử Việt Nam thế kỷ 18 với vua Gia Long và mối quan hệ với người thực dân phương Tây. Kolotov nhấn mạnh rằng việc Nguyễn Ánh nhượng bộ cho Pháp về tự do truyền giáo và quyền bất khả xâm phạm của các nhà truyền giáo để đổi lấy vũ khí đánh Tây Sơn đã khiến ông ngay sau đó trở thành nạn nhân.
“Sẽ rất hữu ích để ôn lại lịch sử Việt Nam, giáo sư Kolotov nói. Trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn, vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh đã ký thỏa thuận với người Pháp, mua vũ khí của họ, đồng thời thực hiện các nhượng bộ trong những vấn đề như tự do truyền giáo,và quyền bất khả xâm phạm của các nhà truyền giáo Pháp, tức là đặt quả bom nổ chậm vào nhà nước mà ông sáng lập ra, về sau sẽ trở thành nạn nhân chính sách mở rộng thuộc địa của Pháp.
Khi trả lời câu hỏi làm thế nào mà lực lượng viễn chinh Pháp-Tây Ban Nha với số lượng 3500 người dám tấn công một quốc gia 10 triệu dân, không nên quên rằng trong lòng nước này họ được gần 600 nghìn giáo dân địa phương ủng hộ”.
Cho đến nay, Nga vẫn là đối tác cung cấp vũ khí hàng đầu của Việt Nam. Quan hệ Việt – Nga hiện đã nâng lên mức đối tác chiến lược. Nhân dân Việt Nam và nhân dân Nga đã lưu giữ những tình cảm tốt đẹp về nhau từ nhiều năm qua. Do vậy, có thể nói rằng những phân tích của Giáo sư Kolotov có tính xây dựng và đáng tham khảo. Tất nhiên, hơn ai hết, Việt Nam sẽ phải cân nhắc mọi mặt lợi hại trước bất kỳ quyết định nào có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia và vận mệnh của dân tộc.
Theo Nguoiduatin
Khủng hoảng Ukraine: Châu Âu-Mỹ chia rẽ vì lệnh trừng phạt Nga
Châu Âu và Mỹ không đoàn kết như vẻ bề ngoài khi đưa ra những lệnh trừng phạt dành cho Nga vì cuộc khủng hoảng Ukraine.
Trong khi chính phủ Mỹ và các đồng minh phương Tây đang thắt chặt lệnh trừng phạt chống lại Nga thì tại cung điện Yusupovsky ở St. Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin có cuộc gặp thân mật với cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schrder.
Bức ảnh chụp lại cái ôm giữa ông Putin và ông Schrder tại bữa tiệc sinh nhật lần thứ 70 của ông Gerhard Schrder đã được đưa lên trang chủ nhiều tờ báo ở châu Âu vào ngày 29/4 và gây cho chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel không ít bối rối.
Chính phủ của bà Merkel ngay lập tức tạo khoảng cách với ông Schrder - hiện đang là quan chức cấp cao tại một công ty liên doanh Đức - Nga vận hành đường ống dẫn khí đốt giữa 2 nước. Tuy vậy, bức ảnh cũng cho thấy mối quan hệ năng lượng giữa Đức và Nga - một trong những trở ngại lớn nhất đối với các nỗ lực của chính phủ ông Obama trong việc xây dựng một châu Âu vững chắc và đoàn kết nhằm chống lại Nga ở Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đến dự bữa tiệc sinh nhật của cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schrder.
Chính phủ Mỹ sẽ phải đối mặt với sự thật là châu Âu có nhiều thứ để mất nếu các lệnh trừng phạt chống lại Nga được ban hành.
Một điển hình là lệnh trừng phạt nhằm vào ngành công nghiệp năng lượng Nga sẽ là phương thức hữu hiệu nhất để thu hút sự chú ý của Tổng thống Putin, nhưng sẽ gây ra thiệt hại cho Đức khi 1/3 lượng khí đốt của Đức do Nga cung cấp.
Anh cũng đang lo ngại về các lệnh trừng phạt khối ngân hàng dành cho Nga. Pháp lại bày tỏ mối lo ngại ề các lệnh trừng phạt nhằm vào nền công nghiệp quốc phòng của Nga khi Pháp đang hoàn thành hợp đồng 1,6 tỷ USD đóng tàu đổ bộ cho Nga. Các nước Địa Trung Hải lại lo lắng về các sản phẩm hàng hóa cao cấp trong khi khu vực Bắc Âu lại lo lắng về nguồn nhập gỗ.
"Đây là một thử thách khi muốn phân phối đồng đều thiệt hại cho mỗi nước", một quan chức ngoại giao EU cho hay.
Các tập đoàn lớn ở mỗi nước đều đang vận động để đảm bảo rằng lợi ích của họ không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng chính trị ở Ukraine.
"Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có nhiều cuộc điện đàm tới các nhà lãnh đạo đồng minh trước và trong suốt chuyến công du châu Á. Tuy nhiên bất chấp sự bảo đảm từ các chính phủ cũng như các tuyên bố công khai của các nhà lãnh đạo châu Âu về việc họ đang đoàn kết, mọi chuyện vẫn chưa rõ ràng về việc liệu EU có sẵn sàng cho các lệnh trừng phạt hay không", một quan chức ngoại giao giấu tên cho biết.
"Có sự khác biệt giữa những gì các nhà lãnh đạo tuyên bố trước công chúng và những gì các bộ trưởng bộ ngoại giao và quan chức bàn bạc ở Brussels trong các phiên họp về Ukraine", vị quan chức kể trên cho hay.
Mặc dù Anh và một số nước đã đồng ý với Mỹ về lệnh trừng phạt đối với các công ty Nga nhung Đức, Italy, Hi Lạp và một số nước khác vẫn chủ trương hoãn lại lệnh trừng phạt khi các ngoại trưởng họp vào ngày 28/4 để thông qua các lệnh trừng phạt.
Theo VNE
Tin thế giới 1.5.2014 Giải cứu người mắc kẹt trong tòa tháp. Một chiếc trực thăng của Không lực Hoàng gia Anh đã được điều đến để giải cứu một nữ du khách bị mắc kẹt trong tòa tháp nhà thờ Wells ở hạt Somerset (ảnh.) Ảnh: Chụp từ clip Theo BBC, trong khi tham quan tòa tháp nhà thờ Wells ngày 29.4, nạn nhân đã bị...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bức ảnh hiếm tiết lộ áp lực đổi mới của Ukraine đảm bảo sự sống còn trong xung đột

Báo Mỹ: Nhà Trắng đang tính toán chi phí để kiểm soát đảo Greenland

Chủ tịch ECB cảnh báo thuế quan của Mỹ làm gia tăng bất ổn toàn cầu

Các nước NATO cam kết viện trợ hơn 21 tỷ USD cho Ukraine

Nhật Bản: Động đất có độ lớn 6,2 tại thành phố Nishinoomote

Động đất tại Myanmar: Ứng dụng dịch thuật phát triển trên nền tảng DeepSeek giúp cứu hộ động đất

Jordan và phong trào Hamas phản đối Bộ trưởng Israel thăm đền Al-Aqsa

Động đất tại Myanmar: EU triển khai cầu hàng không nhân đạo

Người đàn ông mất 170 người thân trong trận động đất ở Myanmar

Động đất 6,2 độ tại vùng biển gần Nhật Bản

Động đất tại Myanmar: Các công trình tiếp tục đổ sập nhiều ngày sau động đất

Ông Trump ở đâu trong bản đồ tỉ phú Forbes?
Có thể bạn quan tâm

Vợ chồng Dương Gió Tai thông báo mất con thứ 2, liền bị nói câu view
Netizen
4 phút trước
Mỹ nhân Việt bị ghét nhất hiện tại: Hành xử lố lăng còn ích kỷ, đẹp đến mấy cũng không cứu nổi
Phim việt
10 phút trước
Đã đến lúc phải thừa nhận, G-Dragon không còn như xưa!
Nhạc quốc tế
18 phút trước
Đã rõ nghi vấn Trúc Anh (Mắt Biếc) phẫu thuật thẩm mỹ hậu tăng cân
Sao việt
23 phút trước
Kim Soo Hyun nhận thêm tin dữ sau họp báo đẫm lệ, cơ quan chức năng xác nhận 1 điều
Sao châu á
30 phút trước
Tháng 4, hãy dùng 3 loại thịt này nấu các món ăn giúp tăng cường miễn dịch, tốt cho não và giảm bốc hỏa
Ẩm thực
55 phút trước
Phim Hàn chưa chiếu đã hot rần rần: Dàn cast đẹp hơn cả nguyên tác, cặp chính là "thánh visual" hàng đầu showbiz
Hậu trường phim
59 phút trước
Mẹ vợ suốt ngày càm ràm con rể nhưng trước lúc mất, bà để lại cho rể một bức thư và cuốn sổ đỏ, đọc xong, ai cũng nhòe lệ
Góc tâm tình
1 giờ trước
Hành trình hóa siêu điệp viên 'độc - lạ' của Rami Malek trong 'Tay nghiệp dư'
Phim âu mỹ
1 giờ trước
Màn ảnh Hàn tháng 4: Bùng nổ K-drama cùng những siêu phẩm đáng mong chờ
Phim châu á
1 giờ trước