Báo Nga: Đừng quên mưu chước thứ 10 của Trung Quốc “Cười nụ giấu dao”

Theo dõi VGT trên

Đó là lời kết bài bình luận của Marat Davletbaev, nhà Trung Hoa học trên Gazeta.ru, báo điện tử hàng đầu nước Nga.

Bài báo được đăng ngay sau khi hợp đồng khí đốt Nga – Trung vừa được ký. Dưới đây là bản dịch của nhà báo Trần Đăng Tuấn – nguyên Phó Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam.

Nguyên tắc đường ống hai mặt

Báo chí và dân blogers vội vàng đưa ra các đ.ánh giá trái ngược nhau về hợp đồng khí đốt nhiều tỷ : Người thì gọi đó là thắng lợi huy hoàng của Putin, và rằng người Châu Âu khốn khổ sẽ đốt đóm mà sưởi đông.

Báo Nga: Đừng quên mưu chước thứ 10 của Trung Quốc Cười nụ giấu dao - Hình 1

Lễ ký hợp đồng khí đốt giữa Gazprom và CNPC tại Thượng Hải – Ảnh: AFP/TTXVN

Kẻ khác lại bàng hoàng lo sợ là nước Nga đã sập bẫy Trung Quốc và từ nay sẽ phải nhảy theo nhịp xiêng phách Tàu. Trong những điều trên có phần là huyễn hoặc, có phần là thực tế. Hãy thử phân tách hai thứ đó ra.

Ta đều biết, trở ngại chủyếu trong việc bán khí đốt thiên nhiên cho Trung Quốc là thiếu hạ tầng vận chuyển khí giữa Nga và Trung Quốc, nói đơn giản là thiếu đường ống dẫn.

Cho đến tháng ba năm ngoái Gazprom vẫn giữ phương án Lộ trình Tây, tức là cung ứng khí cho các tỉnh Tây Bắc ít dân của Trung Quốc qua Mạng lưới cung ứng khí đốt thống nhất của Gazprom, với giá ngang bằng giá bán cho Châu Âu.

Phương án này không kinh tế cả với Trung Quốc, vì nó có nghĩa là phải xây dựng 5.000 km đường ống dẫn dầu trên đất Trung Quốc từ phía Tây Bắc xuống miền Đông, đến với các trung tâm tiêu thụ khí đốt lớn nhất.

Báo Nga: Đừng quên mưu chước thứ 10 của Trung Quốc Cười nụ giấu dao - Hình 2

Nhà báo Trần Đăng Tuấn

Trong thời gian trước, nguyên do là vì Gazprom không sở hữu giấy phép khai thác mỏ khí Kovykta, là nguồn cơ sở cho mạng Lộ trình Đông.

Nhưng đến tháng 3/2011,khi Gazprom đã mua được Russia Petroleum là công ty nắm giấy phép đáng giá trên, thì giải thích trên không hợp lý nữa.

Như vậy là nước Nga đã mất gần 10 năm vì đưa ra phương án không khả thi, và sau 2011 mất thêm hai năm nữa – lẽ ra trong thời gian đó nếu ký hợp đồng sẽ bán được giá đỉnh.

Trong khi chúng ta há miệng chờ sung, Trung Quốc thương thảo với các đối thủ cạnh tranh ở Trung Á và Trung Cận Đông. Chỉ trong vòng 5 năm qua, Trung Quốc ký hợp đồng mua 120 tỷ mét khối khí đốt, cả ở dạng truyền qua đường ống, cả ở dạng hoá lỏng (vận chuyển bằng tàu biển) từ nguồn cạnh tranh với Nga. Đã xây dựng đường ống dẫn khí công suất 40 tỷ mét khối/năm từ Turmekistan đến Trung Quốc.

Tình huống đột ngột thay đổi

Các biện pháp trừng phạt của Phương Tây liên quan đến khủng hoảng Ukraine, kể cả công khai, và phần lớn là trừng phạt ngầm, làm ngưng một loạt các dự án hợp tác, chặn dòng đầu tư tài chính từ Phương Tây cho một loạt các dự án của Nga, tạo ra một sự thiếu chắc chắn dài hạn trong thị trường khí đốt với Châu Âu, khiến nước Nga phải tăng tốc đàm phán với Bắc Kinh.

Chính điều này dẫn đến việc ký ngày 21/5/2014 bản thoả thuận bán dầu khí được mong ngóng, theo đó việc cung cấp khí đốt sẽ theo Lộ trình Đông, tức khí đốt theo hệ thống đường ống&’ Sức mạnh Siberia” sẽ đi từ miền Đông Siberia của Nga chạy thẳng đến các vùng Đông Bắc phát triển của Trung Quốc.

Video đang HOT

Báo Nga: Đừng quên mưu chước thứ 10 của Trung Quốc Cười nụ giấu dao - Hình 3

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin uống mừng thỏa thuận vừa đạt được

Thực ra thì, việc cung ứng khí đốt qua Lộ trình Đông, nói cho đúng, cũng không phải là phương án thay thế cho việc cung ứng khí đốt cho Châu Âu.

Thứ nhất – mạng dự kiến đường ống dẫn khí phía Đông không kết nối cơ học với mạng Cung ứng khí đốt thống nhất đang cấp khí đốt cho Châu Âu. Có nghĩa là không thể nói rằng lượng khí đốt định bán cho Châu Âu có thể dễ dàng chuyển qua bán cho Trung Quốc (Trừ phi là dùng khinh khí cầu vận chuyển khí như trong chuyện cổ tích)

Thứ hai – Giả dụ hai mạng đường ống gắn với nhau, thì do mạng cung ứng thống nhất thừa khí đốt, nên cũng chẳng thể nói gửi thêm khí cho Trung Quốc có nghĩa là bớt đi khí cho Châu Âu.

Muốn gắn mạng đường ống” Sức mạnh Siberia” vào mạng đường ống cung ứng thống nhất thì phải bỏ ra khoản chi nhiều tỷ đô la, mà chẳng rõ bao giờ mới hoàn vốn nổi.

Tóm lại, cung ứng khí đốt cho Trung Quốc hiện là dự án độc lập,không liên quan gì đến cung ứng khí đốt cho Châu Âu.

Nói cách khác, từ góc độ kinh tế, nếu không phải bán khí, mà là bán búp bê matrioska với khối lượng tương đương, thì chuyện mua bán khí đốt hiện có chẳng thay đổi gì cả với Nga, cả với Châu Âu.

Báo Nga: Đừng quên mưu chước thứ 10 của Trung Quốc Cười nụ giấu dao - Hình 4

Mỗi năm, Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc 38 tỉ m3 khí đốt, trong vòng 30 năm

Vậy thực ra thì việc cung ứng khí đốt cho Trung Quốc có ý nghĩa gì ? Nó là thể hiện của chính sách đối ngoại đa phương mà những năm qua đã được tuyên bố nhiều lần, nhưng ít thực hiện.

Vấn đề ở chỗ trong tư duy chính trị lâu nay của Nga vẫn có nhị phân vĩnh cửu Đông – Tây theo lối &’Hoặc là – Hoặc là”, trong khi hợp lý phải là hợp tác thực dụng cả với Tây, cả với Đông.

Cái lối nghĩ nhị phân trên đã cho phép các đối tác của Nga- cho dù là Phương Tây hay Trung Quốc – có cơ hội ra điều kiện với nước Nga.

Đó chính là thứ sai lầm mà Trung Quốc lại không bao giờ mắc,vì họ tuân theo truyền thống 36 mưu chước binh pháp để thủ lợi ở bất cứ hoàn cảnh nào.

Nếu nước Nga không buộc phải cấp tốc tìm cách lấy Đông thay cho Tây, nước Nga sẽ ở vị thế có lợi hơn nhiều và hoàn toàn có thể mặc cả cho mình những điều kiện tốt hơn.

Đành hy vọng rằng sau khi gắn với Trung Quốc, Nga có thể khôi phục các mối quan hệ làm ăn lành mạnh với các đối tác Phương Tây và thu lợi từ cả hai phía, điều mà Trung Quốc vẫn làm.

Ngược lại, nếu đóng sập cửa với Châu Âu, nước Nga khi cố thoát khỏi lệ thuộc vào Châu Âu, có nguy cơ lệ thuộc y chang vào Trung Quốc.

Đừng trông cậy vào từ tâm kiểu Trung Quốc, đừng có quên rằng mưu chước thứ 10 của binh pháp Trung Quốc là “Tiếu lý tàng đao” (Cười nụ giấu dao)

Theo VTC

Nga phải trả giá nào cho tình hữu nghị với Trung Quốc?

Một bản hợp đồng khí đốt 30 năm vẽ ra một tiến trình phát triển quan hệ giữa Nga và Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra sẽ là, trong thương vụ này, ai sẽ có lợi hơn ai? Tờ Lenta của Nga đã phân tích nhận định này.

Ngày 3/6, tờ Lenta - một trong những tờ báo điện tử lớn nhất của Nga đã có một bài bình luận và phân tích về tương lai mối quan hệ Nga - Trung sau chuyến thăm Bắc Kinh của ông V. Putin. Tác giả bài viết Tachiana Romanova đã đặt tiêu đề là một câu hỏi: Làm bạn với "rồng" hay Cái giá mà Nga phải trả cho tình hữu nghị với Trung Quốc.

Nga phải trả giá nào cho tình hữu nghị với Trung Quốc? - Hình 1

Sự phát triển đa cực về chính trị và kinh tế của thế giới buộc các nước phải cẩn thận lựa chọn bạn bè cho mình, ít nhất phải cùng chung quan điểm. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu "đường dài mới biết ngựa hay". Câu này có thể minh hoạ cho hợp đồng khí đốt 30 năm của Nga và Trung Quốc và các thoả thuận trong các lĩnh vực khác nữa giữa hai quốc gia.

Kim ngạch thương mại Nga - Trung hiện ở mức gần 90 tỷ USD, với Bắc Kinh đây không phải là con số lớn. Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và các nước khác trong năm 2013 đạt mức 4,16 nghìn tỷ USD. Riêng chỉ số này, Trung Quốc dẫn đầu toàn thế giới, vượt qua cả Mỹ.

Đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc là Liên minh châu Âu (EU). Trung Quốc xuất sang EU khoảng 330 tỷ USD hàng hoá, nhập từ khối này 229 tỷ USD. Đối tác lớn thứ hai là Mỹ, tổng kim ngạch thương mại đạt 521 tỷ USD. Đứng thứ ba là khối các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), 443,6 tỷ USD. Thứ tư là Nhật Bản, tổng kim ngạch đạt 312,55 tỷ USD.

Nga đứng trong nhóm 10 nước chỉ có quan hệ đối tác thương mại chặt chẽ nhất với Trung Quốc, chủ yếu tập trung vào xuất khẩu nguyên liệu thô (kim loại, khí đốt, gỗ, điện) và vũ khí. Trong khi Nga nhập khẩu từ Trung Quốc các sản phẩm hoàn thiện (thiết bị điện tử, quần áo, giày dép, ...). Theo ước tính của Goldman Sachs, kim ngạch thương mại của hai nước sẽ gấp đôi hiện tại vào năm 2018, và Nga sẽ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khối các nước BRICS (Khối các nền kinh tế mới nổi).

Không chỉ vì khí đốt

Có 3 thứ của Nga mà Trung Quốc quan tâm nhất: Tài nguyên, công nghệ và ...lãnh thổ. Điều này phụ thuộc vào việc hai nước không chỉ lên kế hoạch làm tăng nguồn thu mà còn phát triển nhiều quan hệ hợp tác hơn nữa.

Để có được kết quả này, cách đây không lâu hai bên đã thành lập Hội đồng Doanh nghiệp Nga - Trung - tổ chức có nhiệm vụ dẫn đầu cho các doanh nghiệp nằm trong danh sách trừng phạt của phương Tây, thành viên chính là Tập đoàn Volga Gennady Timchenko. Hãy cùng bắt đầu với hai thứ đầu tiên: Tài nguyên và công nghệ.

Nga phải trả giá nào cho tình hữu nghị với Trung Quốc? - Hình 2

Một nhà máy sản xuất ống dẫn dầu ở Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Cách đây 2 tuần, Nga và Trung Quốc đồng ý nâng kim ngạch xuất khẩu từ mức 89 tỷ USD hiện tại lên mức 100 tỷ USD trong năm 2015 và 200 tỷ USD trong năm 2020. Để làm được điều này, chỉ mua bán khí đốt thôi không đủ. Theo chính quyền Moscow, trong kế hoạch năm tới, t.iền bán dầu khí chiếm không đến một nửa (40 tỷ USD) so với kim ngạch đã ước tính (100 tỷ USD).

Đầu tiên, kể cả khi Nga không ký kết hợp đồng khí đốt lịch sử với Trung Quốc thì quan hệ đối tác năng lượng giữa hai quốc gia vẫn sẽ phát triển. Theo Thứ trưởng Bộ Năng lượng Nga Cyril Molodtsova, thoả thuận ngày 12/5 chỉ là một phần trong hợp tác năng lượng giữa hai nước.

Trong lĩnh vực dầu, Nga đang có ý định thực hiện dự án liên quan đến đường ống dẫn dầu ESPO, đường ống sẽ đến châu Á thông qua Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang muốn phát triển ngành hoá dầu. Trong tương lai, Bắc Kinh dự định sẽ phát triển tổ hợp hoá dầu liên doanh giữa CNPC và Rosneft - hai công ty dầu mỏ nhà nước lớn ở mỗi quốc gia. Hiện dự án này đã hình thành giai đoạn đầu tiên thông qua công ty "Yamal LNG".

Ngoài khí đốt và dầu mỏ, Nga sẽ tăng cường xuất khẩu điện và than sang Trung Quốc. Năm ngoái, Trung Quốc mua 26 triệu tấn than và 3,9 tỷ KW điện của Nga. Ngoài ra, Tổng công ty điện Dongfang Trung Quốc có kế hoạch đầu tư khoảng 78 tỷ rub (2,2 tỷ USD) trong lĩnh vực năng lượng ở vùng Viễn Đông. Một số nhận định cho rằng, giá cả phải chăng trong hợp đồng khí đốt 30 năm giữa Nga và Trung Quốc (các chuyên gia tính toán khoảng 350 USD/1.000 m3) nhằm thúc đẩy Bắc Kinh đầu tư nhiều hơn cho vùng Viễn Đông.

Hợp đồng khí đốt này cũng tạo ra yêu cầu xây dựng đường ống dẫn dầu lớn nhất thế giới, giúp Nga phát triển ngành công nghiệp khai thác quặng. Đồng thời với đó, Trung Quốc cũng là quốc gia cần nhiều quặng công nghiệp nhất thế giới, Nga sẽ được lợi trong việc bán tài nguyên nguyên liệu thô. Theo dự báo, sản lượng quặng sắt xuất khẩu sang Trung Quốc của Nga sẽ chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Trung Quốc, dĩ nhiên là có lợi. Họ cần tài nguyên để ngày càng tăng trưởng kinh tế. Khí đốt giúp Trung Quốc giảm khai thác và tiêu thụ than, phát triển các nguồn nhiên liệu thay thế thân thiện với môi trường hơn.

Thêm vào đó, trong vài tháng tới, cây cầu đường sắt nối liền Nga và Trung Quốc thông qua sông Amur sẽ được xây dựng, dự kiến hoàn thành trong năm 2016. Chiếc cầu sẽ giúp rút ngắn quãng đường giao thương Nga - Trung xuống còn 700 km. Điều này có lợi cho cả hai nước. Năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình còn thể hiện tham vọng đây sẽ là "con đường tơ lụa mới", với sự tham gia của Nga, và là huyết mạch chính cho tuyến đường sắt xuyên Á-Âu.

Cái khó nhất trong quan hệ thương mại hai nước là vũ khí. Trung Quốc không hứng thú với việc mua các trang thiết bị, họ chỉ muốn công nghệ vũ khí. Giao dịch mua công nghệ vũ khí thường rất khó khăn. Trung Quốc đã và đang bị nhiều quốc gia trên thế giới cáo buộc tội gián điệp công nghiệp, buộc Nga và các nước đối tác khác phải tỏ ra rất thận trọng.

Trung Quốc có nhã ý muốn mua một khối lượng lớn các loại vũ khí tối tân hiện nay, như hệ thống tên lửa phòng không S-400, tiêm kích Su-35 và các tên lửa hành trình chống tàu... Trị giá hợp đồng chỉ riêng cho S-35 có thể lên tới 1,5 tỷ USD. Tuy nhiên, giao dịch đã được cảnh báo rằng Trung Quốc có thể sẽ sao chép công nghệ các loại vũ khí hiện này của Nga.

Trước đây, Trung Quốc từng mua các lô máy bay có giá trị nhỏ về để "học lóm" công nghệ và sản xuất các thế hệ tiếp theo gắn mác "made in China". Nga từng có bài học đau đớn với các mẫu máy bay chiến đấu J-11 và J-15 của Trung Quốc, dù các mẫu này chưa sẵn sàng phục vụ thực nghiệm. Vì thế, Nga tỏ ra rất thận trọng với hợp đồng cung cấp S-400 trong tương lai.

Không nghi ngờ gì việc Trung Quốc đã sao chép chiếc Su-35 và tổ hợp tên lửa C-400. Để tăng cường thêm các máy bay chiến đấu và tên lửa phòng không, và Trung Quốc có thêm nhiều tài liệu kỹ thuật hơn, họ sẽ sao chép chúng trong một thời gian ngắn.

Điều này là dễ hiểu và được đàm phán với Trung Quốc. Tuy nhiên, cụ thể thoả thuận không được công bố. Mọi thứ phụ thuộc vào cách hiểu Trung Quốc sẽ cư xử như là đồng minh của Nga đến mức nào, và ai sẽ định hướng cho Nga, châu Á hay châu Âu.

Hợp tác công nghệ quân sự có thể còn lấp lửng, nhưng dân sự thì đã rõ ràng. Trung Quốc và Nga đã đồng ý cùng sản xuất các thiết bị công nghệ cao phục vụ cho vận tải hàng không. Trung Quốc cũng có ý định xây dựng các nhà máy ô tô ở các vùng lãnh thổ Nga, cụ thể là Tula, với dây chuyền lên đến 150.000 chiếc.

Đất đai và nông dân

Nga phải trả giá nào cho tình hữu nghị với Trung Quốc? - Hình 3

Nông dân Trung Quốc thu hoạch cải bắp ở khu vực Sverdlovsk, Nga.

Cuối cùng, điều thứ ba - đầu tư nông nghiệp. Trung Quốc đang đi thuê đất của Nga, đưa người của họ đến đó làm nông dân. Nga có 40 triệu ha đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích. Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều từng nói: "Nga có đất đai rộng lớn, Trung Quốc có những nhân công chăm chỉ nhất thế giới. Nếu chúng ta kết hợp được những điều đó, chúng ta sẽ phát triển đáng kể. Ở Nga, đất rộng và ít người. Ở Trung Quốc thì ngược lại".

Theo một thoả thuận đạt được cách đây hai tuần, nguồn đầu tư và lao động từ Trung Quốc đã lên kế hoạch để tới các vùng đất nông nghiệp bỏ hoang ở Nga, sau đó sẽ sản xuất và xuất khẩu sản phẩm ở đây về Trung Quốc. Một lần nữa, khu vực được Trung Quốc quan tâm chính là vùng Viễn Đông Nga.

Thoả thuận này đã được bàn luận trong thời gian dài. Phó Giám đốc Viện nghiên cứu Viễn Đông Nga Andrei Ostrovsky nhận định rằng thoả thuận này chưa rõ ràng tại sao lại chỉ chú trọng người Trung Quốc mà không phải là dân địa phương. Các sản phẩm cũng đều là nông sản chính của Trung Quốc: Gạo và đậu. Trong khi vùng khí hậu của Nga ở đây không thích hợp với các cây trồng này. Việc hợp tác với Trung Quốc là điều nên làm, tuy nhiên ở Nga, nơi mà sản phẩm nông nghiệp chính là lúa mỳ, lúa mạch và mạch đen thì gạo và đâu không phải là cây trồng chính.

"Anh em vĩnh viễn"

Trong lịch sử, quan hệ Nga - Trung được miêu tả như là "tình huynh đệ". Giai đoạn hiện nay được định nghĩa là "đối tác chiến lược" và được xem là đang trong thời kỳ đỉnh cao nhất. Nhưng đó chỉ là tuyên bố chính thức. Liệu các chương trình hợp tác nói trên sẽ chứng minh được những tuyên bố sách vở này?

Không dám chắc rằng đằng sau một trong số các thoả thuận kinh tế trên còn có cả những toan tính chính trị. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi mà Nga muốn chứng minh với phương Tây rằng các biện pháp cô lập của họ không có ý nghĩa gì đối với Moscow (cả về kinh tế lẫn chính trị). Tuy nhiên, điều đó lại phụ thuộc vào quyết định của Trung Quốc liệu có công khai kế hoạch tuyên bố "tình hữu nghị" này hay không.

Một số chuyên gia cho rằng, các thoả thuận nói trên khó lòng đem lại cho Nga những lợi thế tuyệt đối. Stephen Blank, tác giả cuốn "Bố già Thung lũng Silicon", cho rằng vùng Viễn Đông có thể phát triển thành một cường quốc ở châu Á, đóng vai trò lớn trong khu vực, và từ bỏ tiềm năng đó sẽ là một sai lầm lớn.

Hội đồng Châu Âu và Quan hệ đối ngoại từng đưa ra một nhận định cách đây vài năm, khi Nga chưa định hình lại chính sách hướng đông của mình. Theo các chuyên gia của tổ chức này, nếu Nga cứ phát triển quan hệ với Trung Quốc như hiện tại, về lâu dài, Trung Quốc sẽ trở thành "cường quốc năng lượng và xem Nga chỉ là một đối tác cấp thấp". Khó có thể giành được quyền lực ở Trung Quốc, Nga chỉ có thể giải quyết bài toán hợp tác trong vai trò là một đối tác bình đẳng. Câu hỏi duy nhất là cái giá nào mà Nga sẽ phải trả cho quan hệ này?

Nga trở thành quốc gia đầu tiên mà Chủ tịch Tập Cận Bình tới thăm khi nhậm chức. Nhưng cũng trong cùng một năm, tờ báo nhà nước lớn nhất Trung Quốc "Nhân dân Nhật báo" đã đăng tải bài "Báo cáo Phát triển châu Á- Thái Bình Dương" của Viện Nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương và chiến lược toàn cầu của Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc. Bài báo lưu ý rằng để đối đầu với áp lực từ phía Mỹ, Trung Quốc và Nga phải có niềm tin chiến lược chung, tuy nhiên, khả năng phục hồi quan hệ đồng minh là rất nhỏ.

Trung Quốc còn có một câu ngạn ngữ khác: Vỗ tay bằng một bàn tay. Giờ đây cả hai phía - Nga và Trung Quốc - đều đang tiến dần về phía nhau. Tuy nhiên, đó là cái bắt tay thân thiện hay là một động thái thăm dò sức mạnh của đối phương thì cần phải có thời gian để trả lời.

Bài viết được lược dịch từ bài gốc có tựa đề "Làm bạn với Rồng" của tác giả Tatiana Romanova, đăng tải trên trang Lenta.ru. Tờ Lenta là một trong những tờ báo điện tử lớn ở Nga, với lượng người đọc lên đến 600.000 mỗi ngày.

Theo NTD

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Pháp: Lãnh đạo phe cực hữu kêu gọi không cho Ukraine dùng vũ khí Pháp tấn công Nga
23:11:09 06/07/2024
Du lịch tâm linh thu hút nhiều bạn trẻ thế hệ Z ở Ấn Độ
06:20:49 08/07/2024
Hỏa hoạn tại khu Phố Tàu ở Thủ đô Thái Lan
20:36:06 07/07/2024
Nga gia hạn 6 tháng lệnh cấm xuất khẩu gạo và yến mạch
12:05:54 07/07/2024
Điều kiện sống khó khăn đối với các hộ gia đình Nhật Bản
05:59:18 07/07/2024
Campuchia hợp tác với Nhật Bản rà phá bom mìn tại Ukraine
11:02:22 07/07/2024
Thái Lan sẽ đóng cửa các cửa hàng miễn thuế ở sân bay quốc tế
23:03:40 06/07/2024
Lũ lụt và lở đất tiếp diễn ở Nepal, gần 30 người t.hiệt m.ạng
20:50:53 07/07/2024

Tin đang nóng

Jennifer Phạm hé lộ chuyện bất ngờ của ông xã, bật mí về đôi mắt đượm buồn
10:32:53 08/07/2024
Vợ danh hài Việt nổi tiếng: Đẻ 5 con, nhan sắc n.óng b.ỏng, ở nhà dát vàng chồng vẫn nói thiệt thòi
13:25:50 08/07/2024
Nam Thư từng chê Lý Nhã Kỳ "quê mùa" trong chuyện tình yêu, liền bị đàn chị "bắt bài" đến bật khóc
13:13:59 08/07/2024
Đảo Thiên Đường: Á hậu có tiếng sốc khi không một ai muốn hẹn hò, bị "cà khịa" chuyện trốn nấu ăn
11:59:09 08/07/2024
Chồng sắp cưới của HyunA từng dính bê bối "phòng chat đồi trụy" của Seungri, tuyên bố rời nhóm nhưng vẫn bị tẩy chay
13:19:26 08/07/2024
Đã có câu trả lời về nghi vấn Băng Di chia tay bạn trai Việt kiều sau 8 năm yêu
10:39:55 08/07/2024
HOT: Vợ chồng Song Joong Ki lên chức bố mẹ lần 2!
14:37:07 08/07/2024
Duy Mạnh khẳng định một điều không bao giờ dám làm khi đứng trước khán giả
13:54:31 08/07/2024

Tin mới nhất

Thủ tướng Hungary bất ngờ tới Bắc Kinh để tiếp nối sứ mệnh hoà bình

16:17:18 08/07/2024
Hôm nay (8/7), sau chuyến thăm Ukraine và Nga, Thủ tướng Hungary Viktor Orban bất ngờ đến Bắc Kinh để hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Từ cậu bé ngủ trên sàn nhà trở thành bác sĩ tỷ phú

15:58:53 08/07/2024
Bác sĩ Loo Choon Yong, 75 t.uổi, đồng sáng lập và Chủ tịch Tập đoàn Y tế Raffles, có hơn bốn thập kỷ kinh nghiệm làm nghề y và điều hành cơ sở y tế.

Iran bắt giữ 8 nghi phạm liên quan vụ tấn công xe chở thùng phiếu

13:21:03 08/07/2024
Các đối tượng tấn công không lấy được thùng phiếu mặc dù đã làm bị thương 5 người trên xe, bao gồm nhân viên thực thi pháp luật và nhân viên bầu cử. Hai sĩ quan đã t.hiệt m.ạng trong vụ tấn công.

Ukraine yêu cầu đồng minh phương Tây cung cấp tàu ngầm nâng cao năng lực tại Biển Đen

13:16:55 08/07/2024
Cũng trong cuộc phỏng vấn, Đô đốc Neizhpapa cho biết nước này sẽ cho ngừng hoạt động tàu tuần dương Ukraine mà thay thế vào đó là sớm tiếp nhận tàu hộ tống Ivan Mazepa đang trong quá trình thử nghiệm.

Ai Cập nỗ lực hỗ trợ khôi phục an ninh và ổn định ở Sudan

13:12:34 08/07/2024
Tuyên bố này được đưa ra 1 ngày sau khi các đảng chính trị của Sudan nhất trí thành lập ủy ban kiến tạo hòa bình ở quốc gia Đông Bắc Phi.

Argentina kêu gọi Mercosur ký FTA với Việt Nam và Indonesia

13:11:01 08/07/2024
Bà Mondino nhận định Mercosur đã không tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các thị trường lớn ngoài khu vực, cũng như ký FTA với các quốc gia khác tạo động lực cho hội nhập quốc tế.

Gần như toàn bộ dân số Gaza phải di tản sau 9 tháng chiến tranh

13:08:28 08/07/2024
Các quan chức Israel cho biết cuộc tấn công vào Rafah sẽ là giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến, nhưng sự gia tăng giao tranh ở phía Bắc cho thấy Hamas vẫn duy trì một sự hiện diện vững chắc liên tục.

Mùa mưa bão 2024 - chủ động thông tin dự báo, cảnh báo về La Nina

13:04:41 08/07/2024
Như vậy, mưa lớn sẽ dồn dập về cuối năm, đặc biệt là khu vực Trung Bộ, làm gia tăng nguy cơ ngập úng kéo dài, lũ lụt trên diện rộng, lũ quét, sạt lở đất ở khu vực này.

Cứu nạn kịp thời thuyền viên người Trung Quốc bị thương tích trong quá trình lao động

06:46:20 08/07/2024
Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhân ngày càng chuyển biến xấu do c.hảy m.áu nhiều dẫn đến khó thở, sốt cao liên tục, sức khỏe yếu. Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn, Bộ Giao thông vận tải,

Bầu cử Pháp: Phe cực hữu mất cơ hội nắm chính phủ, Thủ tướng Attal bất ngờ từ chức

06:34:11 08/07/2024
Cuộc khảo sát cũng cho thấy trên 40% cử tri Pháp tin rằng sẽ không có nhóm chính trị nào trong ba khối tranh cử chính giành được đa số tuyệt đối, trong khi chỉ có 35% tin rằng phe cực hữu sẽ đạt được mục tiêu này.

Chuyển đổi số: Trung Quốc dẫn đầu thế giới về thanh toán di động

06:28:53 08/07/2024
Dữ liệu của NetsUnion Clearing Corporation cũng cho thấy hơn 28,75 triệu giao dịch đã được thực hiện bằng ví kỹ thuật số nước ngoài trong nửa đầu năm nay, lên tới 5,32 tỷ Nhân dân tệ.

BRICS phát triển đồng t.iền chung

06:24:07 08/07/2024
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết nước này đã mời các nước thành viên BRICS và các đối tác của liên minh này tiến hành thanh toán xuyên biên giới trên nền tảng thanh toán BRICS Bridge.

Có thể bạn quan tâm

Top 6 địa điểm tâm linh nhất định phải đến khi ghé thăm Côn Đảo

Du lịch

16:26:45 08/07/2024
Đây là những địa điểm tâm linh mà các du khách không nên bỏ lỡ khi có dịp đến với Côn Đảo. Với tổng diện tích khoảng 190.000m2, Hàng Dương là nghĩa trang lớn nhất ở Côn Đảo.

Phát hiện cành cây trong họng vì thói quen nhiều người Việt hay làm

Sức khỏe

16:09:20 08/07/2024
Bệnh nhân 54 t.uổi vào Trung tâm Y tế huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Bà cho biết các triệu chứng trên xuất hiện sau khi uống thuốc nam ở nhà để chữa bệnh xương khớp.

Ăn trái cây nào giúp giảm cân? Chị em muốn "đốt mỡ" nhanh, cứ ăn đúng những thời điểm này chẳng mấy mà đẹp

Làm đẹp

15:54:27 08/07/2024
Đối với nhiều cô gái, việc ngừng ăn để giảm cân thực sự là điều không thể chịu nổi, đặc biệt là các loại trái cây, món tráng miệng ngọt ngào, thơm ngon.

Tử vi con giáp tuần (8/7/2024 đến 14/7/2024), 3 con giáp đ.ánh mất vận may, tương lai lao dốc

Trắc nghiệm

15:42:44 08/07/2024
Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết 3 con giáp nào sự nghiệp liên tục gặp khó khăn, cẩn trọng túi t.iền trong tuần (8/7/2024 đến 14/7/2024) này nhé!

Cặp đôi Hoa ngữ hôn nhau ngọt lịm ở hậu trường phim mới, "tình bể bình" làm netizen "quắn quéo"

Hậu trường phim

15:39:19 08/07/2024
Thời điểm hiện tại, bộ phim Em đẹp hơn cả ánh sao đang thu hút khá nhiều sự chú ý, nhất là với những khán giả yêu thích thể loại ngôn tình hiện đại.

Cảnh phim Việt đau lòng nhất tuần qua: Diễn xuất bùng nổ của nữ chính khiến khán giả khóc đến nghẹt thở

Phim việt

15:35:27 08/07/2024
Bộ phim 7 Năm Chưa Cưới Sẽ Chia Tay do Thúy Ngân, Jun Phạm, Võ Cảnh đóng chính liên tục lấy nước mắt người xem vì tình cảnh nghiệt ngã mà nữ chính Thiên Ân gặp phải.

Đã bắt được Dương Đình Luyện, kẻ g.iết 2 mẹ con ở Hải Dương

Pháp luật

15:34:58 08/07/2024
Ngày 8/7, Công an tỉnh Hải Dương cho biết, đối tượng Dương Đình Luyện, kẻ g.iết 2 mẹ con ở phường Văn An, TP Chí Linh (Hải Dương) đã bị Công an tỉnh Hải Dương bắt giữ.

Baifern Pimchanok lộ tâm trạng bất ổn, rơi nước mắt hậu chia tay Nine Naphat?

Sao châu á

15:18:48 08/07/2024
Sau khi Nine Naphat chính thức xác nhận chuyện chia tay là thật, cộng đồng mạng không khỏi xót xa cho Baifern Pimchanok.

Hồng Vân thích thú chuyện tình 'từ ghét thành thương' của cặp vợ chồng diễn viên

Tv show

15:12:08 08/07/2024
Tại chương trình Vợ chồng son , hai diễn viên Thủy Tiên và Thái Kim tiết lộ chuyện tình yêu từ ghét thành thương và cuộc sống hôn nhân ngọt ngào khiến Hồng Vân trầm trồ ngưỡng mộ.

Ốc Thanh Vân: Sang Úc nghèo hẳn, ở Việt Nam giàu hơn

Sao việt

15:03:09 08/07/2024
Nhân dịp đưa các con về thăm nhà, NSƯT Ốc Thanh Vân tranh thủ trở lại sân khấu kịch hội ngộ khán giả. Tại đây, cô dành thời gian chia sẻ về cuộc sống và những trải nghiệm khó quên nơi xứ người.

Brad Pitt cùng bạn gái đến trường đua

Sao âu mỹ

14:53:39 08/07/2024
Ngày 7.7, ngôi sao Hollywood Brad Pitt (60 t.uổi) xuất hiện tại Giải đua xe Công thức 1 ở Silverstone Circuit, Northampton (Anh) cùng bạn gái Ines de Ramon.