Báo Nga đưa chứng cứ khẳng định chủ quyền Việt Nam
Tác giả tờ Gazeta.ru, một trong 3 tờ báo lớn nhất nước Nga đã đưa ra một số chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam…
Quần đảo Hoàng Sa cùng với quần đảo Trường Sa lần đầu tiên được nhắc đến vào thế kỷ thứ 17 trong “Tuyển tập bản đồ chỉ dẫn các con đường dẫn xuống đất phía Nam” của Việt Nam dưới tên có nghĩa là “Cát vàng.”
Theo các tài liệu lịch sử, vào năm 1721 Việt Nam đã thành lập Cơ quan hành chính “Hoàng Sa” (Hoàng Sa là tên gọi bằng tiếng Việt của Paracel) nhằm khai thác tập trung các hòn đảo ở biển Đông, cũng như trang bị các tàu để tiến ra các đảo này.
Ảnh chụp từ trang web Gazeta.ru
Trong khi đó, trong các tàng thư và tài liệu của Trung Quốc thời đó, kể cả trong “Đại sử ký nhà Thanh” đều không nhắc đến hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Hoàng Sa cũng chỉ được một số ít các nhà đi biển người Pháp và Hà Lan nhắc đến, những người may mắn vượt qua Biển Đông thành công và đến được Việt Nam. Họ cũng viết rằng chính người Việt Nam đã thu được một số lượng lớn súng đạn và các đồ vật có giá trị khác từ những con tàu bị đắm khi đi qua các quần đảo này.
Người Việt Nam thậm chí còn xây dựng một hạm đội quy mô nhỏ nhằm kiểm soát các tàu của nước ngoài đánh bắt cá tại khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Nhiều bản đồ biểu thị Hoàng Sa là lãnh thổ Việt Nam
Đến đầu thế kỷ 19, vua Gia Long, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn và cũng là vị vua đầu tiên của Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong thời gian này nhiều bản đồ các loại đã được xuất bản, trong đó Hoàng Sa được biểu thị là lãnh thổ của Việt Nam.
Năm 1838 nhà truyền giáo Công giáo Pháp Joan-Luis-Taberu đã xuất bản cuốn “Dictionarium Latino-Annamiticum completum et novo ordine dispositum (tạm dịch là cuốn từ điển tiếng Việt-Latinh). Trong đó quần đảo Hoàng Sa được định nghĩa là “Paracel seu Cát vàng.”
Tiếp sau đó, nhà địa lý Hà Lan Villem Blau chính thức đặt tên cho đảo này bằng tiếng châu Âu là “Pracel.” Về sau này do sự mai một của thời gian và các nhà đi biển người Pháp truyền khẩu không chính xác nên “Pracel” đã bị gọi trệch đi thành “Le Paracel.”
Video đang HOT
Ảnh chụp từ trang web
Cuối thế kỷ 19 tại khu vực quần đảo Hoàng Sa có 2 tàu chở đồng của Anh bị đắm. Người dân đảo Hải Nam của Trung Quốc trục vớt được và chiếm giữ hàng hoá trên tàu khiến chính quyền Anh hết sức bất bình. Khi đó Trung Quốc trả lời chính quyền Anh rằng quần đảo Hoàng Sa không phải là lãnh thổ của Trung Quốc, vì vậy chính quyền nước này không chịu trách nhiệm trước bất cứ sự việc gì xảy ra ở đây.
Ngoài việc báo Nga khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quốc tế từ lâu đã công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Bằng chứng quốc tế công nhận Hoàng Sa, Trường Sa của VN
Cụ thể, năm 1943, bối cảnh chung của thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai đã bước vào giai đoạn khốc liệt nhất. Đại diện 3 nước Anh, Mỹ và Trung Quốc (Cộng hòa Trung Hoa) đã nhóm họp tại Cairo (Ai Cập) ngày 27/11/1943.
Hội nghị đã đưa ra được Tuyên bố chung có đoạn viết: “Nhật Bản phải bị loại ra khỏi tất cả các đảo ở Thái Bình Dương mà Nhật đã cướp hoặc chiếm đóng từ khi bắt đầu cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất năm 1914, và tất cả những lãnh thổ Nhật đã chiếm của Trung Quốc như Mãn Châu Lý, Đài Loan và Bành Hồ sẽ được trả lại cho Cộng hòa Trung Hoa”.
Như vậy, lãnh thổ của Trung Quốc đã được phân định rõ, không có gì liên quan đến chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngoài ra, Tuyên bố Cairo đã không đề cập đến chủ quyền của quốc gia nào đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vì hai quần đảo này đã thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam từ lâu.
Quần đảo Hoàng Sa (Paracels) được vẽ khá chi tiết và chuẩn xác trong khoảng từ vĩ độ 16 đến 17 và kinh độ từ 109 đến 111.
Tiếp đến, sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc ở mặt trận châu Âu, tháng 7/1945, đại diện ba nước lớn là Anh, Mỹ và Liên Xô đã tổ chức nhóm họp tại Postdam của Đức.
Hội nghị Postdam đã ra Tuyên bố chung ngày 26/7/1945, theo đó, phía Trung Quốc do phái đoàn Cộng hòa Trung Hoa (Quốc dân đảng) có nghĩa vụ giải giáp quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 ra Bắc, trong đó có quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam tọa lạc tại vĩ tuyến 16: nhóm Lưỡi Liềm phía Tây Nam tại vĩ độ 16 độ 30′ Bắc và nhóm An Vĩnh phía Đông Bắc tại vĩ độ 16 độ 50′ Bắc.
Trong khi đó, quân đội Anh có nghĩa vụ giải giáp quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, kể cả quần đảo Trường Sa tọa lạc tại các vĩ tuyến từ 12 độ đến 7 độ Bắc, tính từ Cam Ranh xuống tỉnh Cà Mau.
Từ 4-8/9/1951, Hội nghị San Francisco được tổ chức, Mỹ đã đưa ra một đề nghị 7 điểm gọi là để hướng dẫn việc ký kết hòa ước thực sự với Nhật Bản. Trong đó, có điểm thứ 6 đề nghị trao trả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lãnh thổ của Việt Nam cho Trung Quốc.
Đồng thời tại San Francisco, phái đoàn Quốc gia Việt Nam đã ra tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo ĐVO
Báo Nga: Cân bằng quan hệ với Trung - Việt, Nga ở thế khó
Báo hàng đầu Nga nói bằng việc đặt giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc đang đẩy Nga vào thế khó trong cân bằng quan hệ với Việt Nam, Trung Quốc.
Sau khi điểm qua tình hình các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở khắp Việt Nam, đặc biệt ở Vũng Áng (Hà Tĩnh), nhắc lại các sự kiện 1979 và 1988, bài báo viết: "Mối xung đột từ lâu lại nổ bùng lên với sức mạnh mới, sau sự kiện ngày 2/5 ở biển Đông, tại vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, phía tây quần đảo Hoàng Sa, Bắc Kinh cho hạ đặt giàn khoan nước sâu để thăm dò dầu khí".
Việc đưa giàn khoan Haiyang 981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam là hành động đơn phương gây căng thẳng của Trung Quốc (Nguồn: AP)
Các tàu vận tải Trung Quốc chở các thiết bị xây dựng, được sự hộ tống của các tàu bảo vệ bờ biển của Hải quân Trung Quốc đã tiếp cận nơi này.
Sau đó, các tàu Trung Quốc và Việt Nam đã "hải chiến" bằng vòi rồng, nhưng vẫn chưa đến mức phải sử dụng vũ khí.
Những ngày sau đó, tình hình tại đây lại tiếp tục nóng lên. Theo Phó tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam Ngô Ngọc Thu, máy bay của không quân Trung Quốc đã 2 lần xâm phạm vùng trời Việt Nam.
Phía Trung Quốc lại tiếp tục gây áp lực chính trị khi tuyên bố dàn khoan Hải Dương 981 sẽ tiếp tục ở lại vùng biển này đến tháng 8.
Xin nhắc lại, vùng biển này thuộc về Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, do nó nằm trong vùng 200 hải lý tính từ thềm lục địa Việt Nam.
Tuy nhiên Bắc Kinh đã xâm phạm quyền tài phán của Việt Nam và gọi quần đảo Hoàng Sa và vùng nước liền kề là "lãnh thổ lâu đời của Trung Quốc".
Chính sự giải thích này là động lực dẫn đến sự gia tăng đột biến của phong trào chống Trung Quốc gần đây.
Sự leo thang xung đột giữa Trung quốc và Việt Nam diễn ra ngay trước thềm chuyến thăm Trung quốc tuần tới của tổng thống Liên bang Nga V.Putin.
Các sự kiện trong khu vực đang đặt Matxcơva vào một tình thế không đơn giản: cân bằng quan hệ giữa đối tác địa chính trị quan trọng là Trung Quốc với Việt Nam-một đồng minh truyền thống ở Đông Nam Á.
Giám đốc Trung tâm Đông Nam Á, Australia và châu Đại dương của Viện Đông phương học, Viện Hàn lâm khoa học Nga Dmitry Mosyakov bình luận: "Mỗi bên của cuộc xung đột đều muốn kéo Nga về phía mình và chờ đợi sự ủng hộ mạnh mẽ hơn, vì thế việc duy trì "khoảng cách đều nhau" sẽ trở nên khó khăn hơn".
Theo thống kê rating báo chí truyền thông Nga của công ty nghiên cứu "dialogia" tháng 3/2014, tờ Kommersant hiện đang đứng số 1. Tiếp theo là tờ Izvestia, Vedomosti. Xếp thứ tư là tờ Rossiskaya Gazeta, cơ quan của chính phủ Nga.
Trong một diễn biến khác có liên quan, hôm qua, lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng về vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981.
Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexandr Lukashevich nói rằng, Nga hy vọng hai nước Trung Quốc và Việt Nam sẽ khắc phục được những tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông thông qua đàm phán.
Ông Alexandr Lukashevich cho biết, Moscow đang theo sát tình hình biển Đông và "hy vọng tất cả các bên sẽ thể hiện sự kiềm chế" trước tình hình căng thẳng hiện nay.
Theo VNN
Báo Nga đưa tin sốc về MH370, những tia hy vọng lại trỗi dậy Mới đây, tờ nhật báo của Nga đưa tin hành khách MH370 còn sống và đang bị giam ở Afghanistan, dù chưa biết thực hư nhưng hàng triệu người mong đó là sự thật. Moskovskij Komsomolets (tiếng Nga là ), gọi tắt là MK, được thành lập năm 1919, là nhật báo có trụ sở đặt tại Moscow với số lượng phát hành...