Báo Nga: Đánh Mỹ, hải quân TQ sẽ trắng tay
Một tờ báo chuyên về quân sự Nga cho rằng để hạ được 1 tàu sân bay Mỹ, hải quân Trung Quốc sẽ phải “nướng” 40% hạm đội của mình.
Một bài báo được viết gần đây trên tờ Military-Industrial Corier ở Moscow, Nga cho rằng Trung Quốc sẽ phải “nướng” khoảng 40% hạm đội hải quân của mình trong một cuộc tấn công mới có thể đánh đắm được một siêu tàu sân bay như chiếc USS Gerald Ford sắp được hạ thủy của Mỹ.
Tàu sân bay USS Gerald Ford của Mỹ là loại tàu sân bay hạt nhân được trang bị nhiều loại công nghệ tối tân, nâng cao đáng kể sức mạnh và khả năng phòng thủ so với các tàu sân bay thế hệ cũ. Với khả năng mang theo tới 90 máy bay chiến đấu và đảm bảo 220 lần xuất kích một ngày, đây được coi là chiếc tàu sân bay hiện đại nhất của hải quân Mỹ.
Cụm tàu sân bay chiến đấu USS Georgie Washington của hải quân Mỹ
Còn hải quân Trung Quốc hiện nay sở hữu một số hệ thống vũ khí hiệu khả có thể được sử dụng để chống lại cụm tàu sân bay chiến đấu của Mỹ, trong đó có tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D và 12 tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường.
Ngoài ra, 2 tàu khu trục Type 051C và 5 tàu Type 052C của hải quân Trung Quốc cũng đều được trang bị các loại tên lửa chống hạm như YJ-83, C-805 và YJ-62, đây được coi là mối đe dọa nghiêm trọng đối với tàu sân bay Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài ra, mới đây Trung Quốc cũng đã mua thêm 4 tàu khu trục lớp Sovremenny được trang bị tên lửa chống hạm Moskit SSM P-270 của Nga.
Video đang HOT
Bên cạnh tàu sân bay Liêu Ninh, hải quân Trung Quốc còn được trang bị 15 tàu khu trục loại nhỏ Type 054A mang theo tên lửa hải đối không HQ-16 có khả năng phóng thẳng đứng. Ngoài khả năng bảo vệ hạm đội Trung Quốc trước các máy bay chiến đấu xuất phát từ tàu sân bay Mỹ, tàu khu trục Type 054A cũng có thể đánh đắm tàu chiến Mỹ bằng tên lửa chống hạm C-803.
Tuy nhiên đấy là trong trường hợp cụm tàu sân bay chiến đấu của Mỹ tiến vào vùng biển gần bờ của Trung Quốc. Trong trường hợp này, hải quân Trung Quốc có thể triển khai 10 tàu hộ tống Type 056 và 40 tàu tên lửa Type 022 để phát động chiến tranh du kích trên biển chống lại tàu chiến Mỹ.
Tàu khu trục lớp Sovremenny trang bị tên lửa chống hạm Moskit SSM P-270 của Nga
Các loại tàu cỡ nhỏ này của Trung Quốc đều có thể phóng tên lửa chống hạm như YJ-83 và C-803, và nếu như các tên lửa này may mắn trúng được tàu sân bay Mỹ thì với mỗi một tàu sân bay bị chìm, hải quân Mỹ sẽ bị tổn thất 10% sức mạnh trong khu vực.
Tuy nhiên, hải quân Trung Quốc sẽ không thể dễ dàng đánh đắm được tàu sân bay Mỹ. Theo tạp chí Forbes, hải quân Mỹ đã phát triển nhiều biện pháp tự vệ để bảo vệ tàu sân bay khỏi các cuộc tiến công kiểu “du kích” như vậy của tàu chiến Trung Quốc. Mỹ có thể cho máy bay không người lái tầm xa bắn tên lửa phá hủy các cơ sở tên lửa của Trung Quốc, đồng thời chiến đấu cơ F-35 với tầm hoạt động từ 200-300 hải lý có thể giúp hải quân Mỹ phát động tấn công mà không cần phải tiến gần vào vùng biển Trung Quốc.
Tờ Military-Industrial Courier ước tính rằng với chiến thuật du kích đó, khoảng 30-40% tiềm lực hải quân của Trung Quốc sẽ bị hủy diệt hoàn toàn chỉ để tiêu diệt được một tàu sân bay Mỹ, điều đó có nghĩa rằng chỉ với 3 tàu sân bay là Mỹ có thể khiến hải quân Trung Quốc “trắng tay”. Với lực lượng tàu hộ tống và tàu khu trục hùng hậu trong đội hình cụm tàu sân bay chiến đấu của hải quân Mỹ, những tàu tên lửa của Trung Quốc sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt ngay sau khi phát động tấn công.
Hiện tại, điểm yếu duy nhất của hải quân Mỹ trong cuộc chiến tranh tiềm tàng với hải quân Trung Quốc là khả năng triển khai toàn bộ 11 tàu sân bay, 88 tàu chiến mặt nước, 55 tàu chiến Littoral và 31 tàu tấn công đổ bộ tới vùng biển tây Thái Bình Dương chỉ trong vòng một thời gian ngắn.
Theo China Times
Triều Tiên phát triển tên lửa chống hạm mới
Giới chức quân sự Hàn Quốc tỏ ra lo ngại về các nguồn tin tình báo nói rằng Triều Tiên đang phát triển một tên lửa đạn đạo đất đối hạm mới với tầm bắn 300 km mà các vũ khí hiện thời của Hàn Quốc không thể đánh chặn.
Tên lửa của Triều Tiên trong một cuộc duyệt binh.
"Triều Tiên đang phát triển một tên lửa đạn đạo đất đối hạm mới với tầm xa 200-300 km, một phiên bản cải tiến của tên lửa đạn đạo đất đối đất KN-02 có tầm xa 140 km. Chúng tôi đang cố gắng xác minh thông tin này", tờChosun Ilbo của Hàn Quốc ngày 14/10 dẫn một nguồn tin quân sự cho biết.
Bình Nhưỡng đã có các tên lửa hành trình đất đối hạm như KN-01 với tầm xa 160 km và tên lửa Silkworm với tầm xa 100 km. Nhưng các tên lửa đạn đạo nguy hiểm hơn vì chúng bay nhanh hơn.
Các tên lửa hành trình siêu thanh chống hạm của Triều Tiên có thể bị đánh chặn bởi các tên lửa hạm đối không SM-2 hoặc hệ thống phòng không tầm ngắn Aegis. Nhưng các hệ thống vũ khí hiện thời của hải quân Hàn Quốc không thể đánh chặn các tên lửa đạn đạo do tốc độ tối đa của chúng gấp 4-5 lần tốc độ âm thanh.
Tên lửa DF-21D của Trung Quốc, có biệt danh "sát thủ tàu sân bay", với tầm xa 1.500km, được xem là mối đe dọa lớn đối với Mỹ. Nếu Triều Tiên thành công trong việc phát triển một tên lửa như vậy, nó có thể gây ra mối đe dọa đối với các tàu chiến Hàn Quốc cũng như hạm đội tàu sân bay Mỹ vốn hỗ trợ các chiến dịch đổ bộ quy mô lớn trong một cuộc chiến.
Do mối liên hệ quân sự được đồn đoán giữa Triều Tiên và Iran, giới chức Hàn Quốc đã lưu ý tới một tuyên bố của Tehran hồi năm 2011 khi Cộng hòa Hồi giáo thử thành công một tên lửa đạn đạo chống hạm với tầm xa 300 km.
"Có khả năng Tehran sẽ trợ giúp Triều Tiên dự án này", nguồn tin quân sự Hàn Quốc phỏng đoán.
An Bình
Theo Dantri
Báo quốc tế tiếp tục tỏ lòng ngưỡng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp Hàng chục ngàn người dân Việt Nam đã đến xếp hàng trước cửa căn nhà số 30 Hoàng Diệu ở thủ đô Hà Nội để viếng Người anh hùng huyền thoại của dân tộc - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tờ People's Daily - một trong những tờ báo chính thống hàng đầu của Trung Quốc đã đưa tin như vậy. Đại tướng...