Báo Nga: Cờ Việt Nam sẽ tung bay trên chiến hạm Gepard ở Biển Đông
“Thực tế, các tàu khu trục Gepard 3.9 mà Việt Nam đặt hàng Nga xây dựng sẽ là các chiếc tàu dẫn đầu Hải quân Việt Nam nên chúng tôi cố gắng hết sức để cờ Việt Nam ngạo nghễ tung bay trên tàu Gepard ở Biển Đông”, ông Renat Mistahov, Giám đốc nhà máy đóng tàu Gorky khẳng định.
Theo đơn đặt hàng, Việt Nam sẽ nhận thêm 2 tàu Gepard vào năm 2017.
Ông Renat Mistahov cũng cho biết, điều này cũng đồng thời chứng minh chất lượng và độ tin cậy cao nhất của các sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Gorky và toàn bộ ngành đóng tàu Nga.
Theo Sputnik, nói về quá trình thực hiện đơn đặt hàng của Việt Nam, Tổng giám đốc nhà máy Gorky, ông Renat Mistahov cho biết: “Trong năm 2011, chúng tôi đã chuyển giao cho Việt Nam hai tàu khu trục Gepard. Và hiện nay chúng tôi tiếp tục thực hiện đơn đặt hàng của Việt Nam, cặp tàu Gepard 3.9 mới sẽ được giao cho Việt Nam trong năm 2017.
Nhà máy mang tên Gorky ở Zelenodolsk đang xây dựng các tàu khu trục Gepard 3.9 theo đặt hàng của Việt Nam.
Video đang HOT
Đến nay, chúng tôi đã hoàn thành thử nghiệm neo, và các tàu bước vào giai đoạn thử nghiệm tại nhà máy. Các công việc được thực hiện dưới sự kiểm soát của một nhóm quan sát, các đối tác Việt Nam kiểm tra và ký kết văn bản nghiệm thu mỗi giai đoạn. Trong quá trình đóng cặp tàu Gepard thứ hai, chúng tôi chú ý đến những kinh nghiệm của các thủy thủ Việt Nam đang sử dụng hai chiếc tàu đầu tiên, cố gắng để các tàu mới phù hợp tối đa với điều kiện khí hậu, thủy văn của vùng biển Đông”.
Nhà máy đóng tàu Gorky chính là đơn vị được giao phụ trách xây dựng các tàu khu trục Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam.Trong những năm hoạt động sản xuất, nhà máy đã xây dựng hơn 1.500 tàu với vỏ thép và hợp kim nhôm-magiê nhẹ.
Trước đó, lễ hạ thủy tàu chiến Gepard 3.9 thứ 4 dành cho Hải quân Nhân dân Việt Nam đã được tổ chức vào lúc 15h20 chiều ngày 27/5/2016 (theo giờ Hà Nội) tại nhà máy Zelenodolsk.
Theo Viettimes
Hải quân Philippines vượt mặt Việt Nam nhờ chiến hạm Hàn Quốc?
Sau khi tiếp nhận hai khinh hạm hiện đại lớp Incheon do Hàn Quốc sản xuất, Hải quân Philippines sẽ gần như lột xác hoàn toàn so với thời điểm hiện tại.
Thông tin ban đầu cho biết tổng giá trị hợp đồng đặt mua 2 khinh hạm đa năng lớp Incheon (HDF-3000) là 337 triệu USD. Khi gia nhập hạm đội, đây sẽ là những tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Philippines và cả trong khu vực Đông Nam Á, giúp quốc gia này tự tin hơn khi thực hiện các nhiệm vụ trên biển.
Trong tương lai, khả năng cao HDF-3000 của Philippines và Gepard 3.9 của Việt Nam sẽ có những cuộc gặp gỡ quanh khu vực quần đảo Trường Sa, vậy trong hoàn cảnh đó lớp chiến hạm nào sẽ khiến phía bên kia phải cảm thấy "ngưỡng mộ"?
Khinh hạm lớp Incheon của Hải quân Hàn Quốc
Đầu tiên khi so sánh về kích thước thì rõ ràng Incheon vượt trội Gepard 3.9, trong khi khinh hạm của Việt Nam có lượng giãn nước đầy tải 2.100 tấn thì con số này của HDF-3000 là 3.200 tấn với chiều dài 114 m, rộng 14 m, mớn nước 4 m.
Cảm biến chính trên Incheon là radar SPS-550K (một phiên bản của SMART-S) có tầm trinh sát 250 km, theo dõi được 500 mục tiêu và bám bắt 3 mục tiêu cùng lúc, còn Pozitiv-ME của Gepard 3.9 chỉ có tầm quét 150 km, theo dõi 40 mục tiêu và bám bắt 3 đối tượng cùng lúc.
Hỏa lực mạnh nhất của Incheon là tên lửa hành trình chống hạm SSM-700K Hae Sung tầm bắn trên 160 km, trội hơn 3M-24 Uran-E trang bị cho 2 cặp Gepard đầu tiên nhưng không thể bì kịp 3M-54TE Klub-N của cặp cuối cùng.
Vũ khí tấn công của HDF-300 còn bao gồm pháo 127 mm Mk 45 Mod có tầm bắn hiệu quả 24,1 km cùng uy lực rất lớn, áp đảo mọi mặt AK-176M của Gepard 3.9 (tầm bắn tối đa 15,5 km; tầm bắn hiệu quả chỉ được 10 km).
Phương tiện chống ngầm của hai lớp tàu này coi như tương đương, ở HDF-3000 là 6 ngư lôi K745 LW Blue Shark cỡ 324 mm tầm bắn 19 km, tốc độ 45 hải lý/h thì trên Gepard 3.9 là 4 quả SET-65KE cỡ 533mm có phạm vi hoạt động 20 km, tốc độ cũng là 45 hải lý/h. Tuy vậy lợi thế của Incheon lại nằm ở chỗ có trực thăng săn ngầm thường trực theo tàu
Năng lực phòng không thì mỗi chiếc có mặt mạnh và yếu riêng, Gepard 3.9 nhờ 2 pháo AK-630M cùng 1 module Palma phía trước tạo ra "chiếc ô" CIWS cực mạnh, nhược điểm là cơ số đạn tên lửa phòng không chỉ có 8 quả, còn Incheon trông cậy vào 1 hệ thống Phalanx cùng 21 tên lửa đánh chặn RIM-116, hơi ít so với một chiến hạm 3.000 tấn.
Tàu hộ vệ tên lửa 011 - Đinh Tiên Hoàng lớp Gepard của Hải quân Việt Nam
Nếu đánh giá toàn diện thì khinh hạm HDF-3000 có nhiều mặt mạnh hơn 4 chiếc Gepard 3.9 đầu tiên của Việt Nam, chỉ thua 2 chiếc cuối cùng ở năng lực chống tàu mặt nước.
Tuy nhiên một vấn đề rất quan trọng cần xét tới đó là đơn giá một chiếc Incheon mà Tập đoàn Hyundai Heavy Industries đóng cho Hải quân Hàn Quốc lên tới 232 triệu USD (phiên bản xuất khẩu giá còn cao hơn nhiều), nhưng hợp đồng đóng 2 tàu cho Hải quân Philippines lại rẻ không ngờ, chắc chắn tính năng của chúng sẽ bị cắt giảm đáng kể.
Do vậy, để có một cái nhìn toàn diện thì chúng ta cần phải chờ đợi đến khi chiếc chiến hạm này hình thành thì mới đưa ra được những phép so sánh với độ chính xác cao.
Theo Soha News
Hình ảnh lạ lùng tàu chiến Gepard 3.9 của Việt Nam Hình ảnh mới nhất được cho là chiếc tàu chiến Gepard 3.9 thứ ba mà Nga đang đóng cho Việt Nam có những thay đổi rất lạ lùng. Theo tờ báo mạng địa phương của Nga, mới đây người dân ven sông Volga đã nhìn thấy một chiếc tàu chiến Gepard 3.9 được cho là đóng cho Hải quân Nhân dân Việt Nam...