Bão Nari gây thiệt hại 1.500 tỷ đồng
Đó là số liệu được đưa ra tại buổi làm việc sáng nay (16/10) tại Đà Nẵng giữa Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với lãnh đạo các địa phương miền Trung về tình hình thiệt hại do cơn bão số 11 gây ra.
Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo PCLB Trung ương, thiệt hại sơ bộ do bão, mưa lũ gây ra tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định và Kon Tum là khá lớn.
Hiện đã có 3 người chết, 2 người mất tích và 49 người bị thương; 333 ngôi nhà dân bị sập và lũ cuốn trôi; 11.818 nhà bị tốc mái; 1.698 nhà bị ngập trong nước là. Thiệt hại nông nghiệp, thủy sản, thủy lợi cũng nghiêm trọng. Diện tích lúa và hoa màu bị ngập úng, hư hại là 662 ha; 41 tàu thuyền bị chìm, 36 tàu bị hư hỏng; 30 hồ đập bị hư hỏng. Khối lượng đường giao thông bị sạt lở, vùi lấp 61.410 m3. 95 trụ điện bị gãy đổ, 46.000 mét dây điện bị đứt… Tổng thiệt hại ước tính trên 1.500 tỷ đồng.
Video đang HOT
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra tình hình thiệt hại và khắc phục hậu quả do bão tại Đà Nẵng
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương các địa phương từ Quảng Trị đến Quảng Nam đã chủ động triển khai tốt công tác chuẩn bị phòng chống bão, nhất là chỉ đạo quyết liệt việc di dời nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người. Trước và trong bão chủ động cử cán bộ nắm địa bàn, chỉ đạo sát sao công tác phòng chống. Sau bão đã kịp thời giải quyết ngay vấn đề môi trường.
Phó thủ tướng đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị Quân đội, Công an với cấp ủy, chính quyền các địa địa phương trong việc di dời nhân dân, kêu gọi tàu thuyền tránh trú an toàn. Sau bão, các đơn vị thuộc Bộ tư lệnh Quân khu 5 và các đơn vị của Bộ quốc phòng đứng chân trên địa bàn đã sát cánh cùng với địa phương chủ động điều lực lượng, phương tiện giúp chính quyền và nhân dân khắc phục hậu quả, từng bước ổn đinh cuộc sống…
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, các địa phương không được để dân đói, dân ốm đau, bệnh tật. Trước mắt phải đảm bảo lương thực, thực phẩm, thuốc men và các đồ dùng thiết yếu hỗ trợ cho đồng bào vùng bị thiệt hại do bão lũ. Phải khẩn trương vào cuộc để khắc phục hệ thống đường giao thông, tình trạng ô nhiễm, dịch bệnh…Về lâu dài, các Bộ, Ngành trung ương quan tâm đầu tư hỗ trợ giúp các địa phương quy hoạch, xây dựng và cải tạo lại môi trường đô thị. Nhất là sửa chữa, xây dựng các công trình hồ đập thủy điện, thủy lợi, hệ thống đê kè sông, biển…
Theo Khampha
TT-Huế: Cả thôn trốn bão trong ống cống
Mờ sáng 15/10, dưới cơn mưa nặng hạt và từng đợt gió rít ghê người, khoảng 30 hộ dân thôn Phú Hải 2, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên-Huế) phải bỏ nhà đi tránh bão.
Dưới ánh đèn leo lét, chúng tôi chứng kiến khoảng 120 con người chen chúc nhau trong đoạn cống dài gần 20m, đường kính khoảng 2m. Để qua cơn đói, họ chia nhau từng gói mì tôm ăn sống. Những tấm chăn hiếm hoi được ưu tiên cho người già, trẻ em để chống lại cái lạnh cắt da do những cơn gió mạnh vẫn thốc thẳng vào.
"Làng nghèo, không có nhà nào vững chắc nên khi thấy gió mạnh, bà con lại dẫn nhau chạy vào đây. Dù cực khổ cũng phải chịu chứ ở trong nhà mái tôn, fibro rơi trúng thì mất mạng..." - bà Đoàn Thị Thắng, 75 tuổi, run rẩy nói. Cứ mỗi cơn gió mạnh luồn vào, người bà lại run lên từng hồi...
Người dân trốn bão trong một cống cạn nằm trên tuyến đường vào cảng Chân Mây-Lăng Cô (Ảnh: V.LONG).
Nằm bên cạnh, bà Nguyễn Thị Hằng (70 tuổi) đang cố đưa mắt nhìn ra ngoài mong trời mau sáng, bão sớm tan. Bà kể: "Cơn bão năm 2006, nhờ trốn vào cống thoát nước mà tôi không bị thương. Trong khi đó, nhiều người trong làng không chịu vào vì sợ mùi hôi đã bị thương do tôn rơi trúng đầu, có người phải nằm bệnh viện cả tháng... Từ đó đến nay, cống thoát nước trở thành nơi tránh bão của cả làng".
Anh Nguyễn Văn Hùng chia sẻ: "Trốn ở đây tránh được bão nhưng cực lắm vì mùi hôi nồng nặc. Ai cũng khó chịu nhưng phải gắng thôi...". Cũng theo anh Hùng, cả đêm mọi người phải canh cho nhau ngủ vì sợ nước dâng tràn qua cống. "Lúc 3 giờ, nước đã dâng mấp mé chỗ mọi người nằm, ai nấy đều chuẩn bị tinh thần phải chạy ra đứng giữa trời bão. Nhưng may sau đó nước rút. Giờ lo nhất là nhà bị tốc mái hết, ra khỏi ống cống thì mọi người lại phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất..." - anh nói.
Ra khỏi "hầm trú ẩn" lúc 9 giờ, chúng tôi thấy những trận cuồng phong vẫn chưa chịu buông tha ngôi làng bé nhỏ nằm bên biển Chân Mây. Ngoái đầu lại, tôi thấy nhiều người dân từ trong ống cống đang tuyệt vọng nhìn hàng trăm tấm tôn bay tứ bề mà nước mắt chảy dài...
Theo Viết Long
Quảng Bình: Hai cô giáo bị lũ cuốn mất tích Hai nữ giáo viên tiểu học đang trên đường đi công tác đã bị nước lũ cuốn trôi. Ông Hà Văn Nhân, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Bình cho biết, hai cô giáo lũ cuốn là Nguyễn Thị Lộc, SN 1974, trú xã Lộc Ninh, TP Đồng Hới và cô Nguyễn Thị Đinh Hương SN 1977, trú phường Đồng Sơn, TP...