Bao năm cày cuốc, uất nghẹn ra đi tay trắng vì nhà chồng bạc bẽo
Dù một tay xây dựng nên ngôi nhà 4 tầng bề thế ở phố nhưng khi vợ chồng lâm vào cảnh đứt gánh giữa đường tôi phải ra đi với 2 bàn tay trắng.
Nhà tôi kinh tế bình thường còn gia đình chồng khá giả. Lúc lấy chồng tôi vừa tốt nghiệp đại học xong chưa kịp đi làm bố mẹ tôi sau khi nuôi mấy chị em ăn học cũng cạn kiệt kinh tế lấy đâu ra của hồi môn cho con. Vì vậy, tôi về nhà chồng với đúng nghĩa hai bàn tay trắng.
Chồng tôi lúc ấy cũng vừa ra trường đi làm cho một cơ quan nhà nước với đồng lương ba cọc ba đồng. Do nhà chồng đông anh em chồng tôi là con út nên sau khi chúng tôi lấy nhau mẹ chồng quyết định cho 2 vợ chồng ra ở riêng. Bà mua cho chúng tôi một mảnh đất có ngôi nhà cấp 4 tạm bợ với giá hơn 1 tỷ đồng.
Do đây là tàn sản của mẹ chồng nên việc bà cho ai đứng tên mảnh đất tôi cũng không dám có ý kiến. Ban đầu tôi tưởng bà cho chồng tôi đứng tên nhưng sau lúc cầm bìa sổ đỏ về thì tôi thấy tên lại của anh chồng.
Tôi không dám thắc mắc nhưng đứa em họ mách lại để tên chồng tôi thì mẹ chồng không an tâm. Chồng tôi là người hiền lành bà sợ tôi dụ dỗ chồng một ngày đẹp trời lại đứng tên trên sổ đỏ cùng chồng thì miếng đất khó mà giữ được.
Nghe thế tôi buồn lắm nhưng thân cô thế cô ở nhà chồng tôi cũng đành im lặng cho qua. Thấm thoắt tôi lấy chồng cũng đã 8 năm. Trong thời gian đó, với vốn tiếng Anh tốt và có năng lực tôi được nhận vào làm cho một ngân hàng nước ngoài. Thời điểm đó lương chồng tôi chỉ 2,8 triệu/tháng, lương tôi đã lên đến 20 triệu/tháng. Tiền chồng chỉ đủ anh tiêu vặt, lương của tôi vừa lo tiền ăn uống cho cả nhà, tiền cho con đi học mẫu giáo, tiền đối nội đối ngoại, đám cưới, đám hỏi….
Nhưng những lần về ăn cơm cuối tuần ở nhà chồng, các anh chị chồng vẫn vui miệng bảo số tôi sướng, lấy chồng Hà Nội nhà cửa chả phải lo gì. Rồi họ liên tục đưa ra những tấm gương những người lên HN lập nghiệp phải ở thuê ở mướn, còng lưng cả đời không mua nổi cái nhà HN.
Video đang HOT
Chồng đi làm nhàn nhã, hết giờ về là đón con đi chơi. Tôi quần quật làm việc, làm thêm giờ để kiếm tiền tích góp. Tôi muốn tự tay mình xây nhà dựng cửa để bố mẹ chồng đừng khinh thường. Ngoài công việc ở cơ quan tôi còn tranh thủ buôn bán, đầu tư thêm để tiền sinh lãi.
Bao nhiêu cố gắng cuối cùng cũng được đền đáp. Số tiền tiết kiệm lên tới 1 tỷ, tôi vay mượn bạn bè thêm 3 triệu xây nhà trên mảnh đất nhà chồng cho.
Việc xây nhà một tay tôi đứng ra nhờ thiết kế, thuê thợ, giám sát….vì những việc này chồng tôi không thạo. Vừa đi làm cơ quan mệt mỏi về nhà lại lo việc con cái, xây nhà cửa. Đôi lúc kẹt tiền (do đội tiền so với dự kiến ban đầu) tôi chỉ muốn buông xuôi.
Cuối cùng nhà cũng xây xong, số tiền nợ sau khi xây nhà tôi cũng đã thanh toán phần nào. Lúc này tôi bàn với chồng xin bố mẹ chuyển tên sổ đỏ sang cho hai vợ chồng nhưng bà không đồng ý. Bà lấy hết lý do này đến lý do khác để lần lữa.
Lúc tôi muốn làm ăn, muốn dùng sổ đỏ để vay vốn ngân hàng cũng không được vì sổ đỏ đứng tên anh chồng. Anh ấy chẳng đời nào đứng ra vay hộ vợ chồng tôi.
Chồng tôi thấy mẹ không đồng ý cũng im lặng, anh không muốn làm mất lòng mẹ. Dù thế tôi vẫn vui vẻ với suy nghĩ một ngày nào đó bà thấy con dâu thật lòng lo cho con cho cháu bà sẽ suy nghĩ lại rồi chồng tôi thấy vợ bao năm vất vả cũng sẽ yêu thương vợ hơn nhưng ai ngờ.
Một ngày tôi phát hiện anh ta cặp bồ. Lúc tôi làm ầm ĩ lên anh ta cũng cứng giọng bảo: “Muốn yên ổn thì ở với nhau tiếp không chịu được thì xách đồ ra khỏi nhà”. Anh ta biết tôi không dám đi vì tôi đi đâu với hai bàn tay trắng? Và không có nhà cửa tài sản trong tay liệu tôi có được nuôi con? Bao năm vất vả cuối cùng cái kết mà tôi nhận được là đây.
Theo Vietnamnet
Cúi đầu nhặt những mảnh bỉm rơi vãi bên nhà hàng xóm mà tôi uất nghẹn không nói được lời nào
Bà Lam hốt hoảng chạy sang thì chết sững trước cảnh tượng trước mắt. Những mảnh bỉm bẩn rơi vãi khắp sân, trên bục cửa nhà hàng xóm.
Bà Lam sống hiền lành nên cả khu phố này ai cũng quý mến. Cách ứng xử của bà cũng vô cùng đúng chừng mực nên chưa thấy ai kêu ca hay phàn nàn về bà điều gì bao giờ. Vậy mà bây giờ ngày nào người ta cũng nghe thấy bà phải nói câu xin lỗi, không ít thì nhiều, sơ sơ cũng phải 2, 3 lần. Tất cả những điều này cũng nhờ vào cô con dâu mà con trai bà mới lấy về.
Chồng mất sớm, bà Lam không đi bước nữa mà ơ vậy nuôi con nên. Vượt qua vô vàn khó khắn, vất vả, bà cũng nuôi được con trai khôn lớn, trưởng thành. Không những thế con trai bà còn rất tài giỏi nên ai cũng khâm phục và ngưỡng mộ bà. Bà đã nhiều lần giục dã con trai sớm lấy vợ, yên bề gia thất để bà nhân lúc còn khỏe, còn giúp đỡ được. Vậy mà con trai bà cứ mải lo phấn đấu sự nghiệp, chẳng chịu cưới vợ.
Mãi đến năm 30 tuổi, con trai bà mới đưa về nhà một cô gái và nói muốn lấy cô gái ấy. Còn phải hỏi, bà Lam mừng đến rơi nước mắt. Con dâu tương lai của bà tuy không sắc nước hương trời nhưng cũng là công chức có việc làm ổn định và ngoan ngoãn. Bà Lam gật đầu đồng ý và cho con trai làm đám cưới ngay. Bà cứ ngỡ từ nay bà có thể yên tâm an hưởng tuổi già, vui vầy bên con cháu rồi, ai ngờ đâu.
Con dâu tương lai của bà tuy không sắc nước hương trời nhưng cũng là công chức có việc làm ổn định và ngoan ngoãn. (Ảnh minh họa)
Con dâu bà tuy hiếu thảo, ngoan ngoãn nhưng phải cái tật cẩu thả, lười biếng khủng khiếp. Bà đã nhiều lần nhẹ nhàng góp ý mà vẫn không ăn thua. Con dâu bà chỉ sửa được một vài ngày rồi đâu lại đóng đấy. Có ai đời bà sai con dâu quét nhà thì quét sạch nhà mình, con dâu bà lại hắt sang cổng nhà hàng xóm. Hàng xóm nhà bà lại khá khó tính, hay soi xét từng chút một, thấy vậy làm ầm ĩ mọi chuyện lên. Con dâu bà sợ quá, trốn biệt trong nhà, chẳng còn cách nào khác, bà đành lật đật, muối mặt sang xin lỗi. Công việc trong nhà con dâu bà có làm nhưng cũng chẳng đâu vào đâu vì cái tính cẩu thả.
Nhà có máy giặt, chỉ việc bỏ quần áo vào máy thôi mà con dâu bà làm cũng không xong, bỏ cả áo phai màu lẫn áo trắng. Nhìn đống quần áo phơi khô màu nọ lẫn vào màu kia mà bà giận tím mặt. Bà Lam chưa kịp cải tạo con dâu thì con dâu bà đã mang bầu. Niềm vui đến quá bất ngờ khiến bà quên hết đi tất cả, nâng niu, chiều chuộng con dâu nhiều hơn. Mọi việc trong nhà bà đều dành làm hết chỉ vì sợ con dâu mệt. Lúc mới sinh con, biết con dâu vất vả nên việc chăm sóc bà đều cáng đáng làm hết chỉ mong con dâu, cháu nội mình khỏe mạnh. Trong quá trình đó, bà vừa làm vừa hướng dẫn cho con dâu nên học hỏi theo để lấy kinh nghiệm sau này còn sinh đứa nữa. Nhưng kinh nghiệm chả thấy đâu, chỉ toàn thấy sự vụng về, cẩu thả.
Con dâu bà cho con ăn xong thì bát bạ đâu vứt đấy. Có hôm hàng xóm còn mang bát sang tận nhà trả vì con dâu bà sau khi cho con ăn xong đã để quên luôn bát trên tường rào, họ trông thấy nên mang về hộ cho. Đấy là còn nhẹ, hôm vừa rồi, bà còn bị một phen muối mặt khi vừa bước chân về đến cửa nhà đã nghe tiếng hàng xóm la hét:
- Bà Lam đâu, sang đây mà rước ngay cái của nợ của nhà bà về đi này.
Cúi đầu nhặt những mảnh bỉm rơi vãi bên nhà hàng xóm mà bà uất nghẹn không nói được lời nào. (Ảnh minh họa)
Bà Lam hốt hoảng chạy sang thì chết sững trước cảnh tượng trước mắt. Những mảnh bỉm bẩn rơi vãi khắp sân, trên bục cửa nhà hàng xóm. Hóa ra con dâu bà thay bỉm cho con xong không cho vào thùng rác mà ném luôn ra cổng. Con chó nhà hàng xóm quen mùi liền tha về cắn tan nát hết cả nên mới gây ra cơ sự này.
Bà Lam xin lỗi hàng xóm rối rít. Cúi đầu nhặt những mảnh bỉm rơi vãi bên nhà hàng xóm mà bà uất nghẹn không nói được lời nào. Đợi hai vợ chồng con trai về, bà đã nói thẳng sự vô ý thức của con dâu. Vậy mà con dâu chỉ ú ớ xin lỗi qua loa rồi lại lên phòng, còn quay ngược giận luôn cả bà nữa.
Thà con dâu bà vụng về hay lười biếng trong nhà chồng thì không ai biết, chứ cái kiểu vô ý thức ảnh hưởng đến hàng xóm thế này là không thể chấp nhận được. Không biết sau này, con dâu sẽ gây ra bao nhiêu chuyện mà bà còn phải muối mặt đi xin lỗi nữa đây.
Theo Một Thế Giới
Nhà trai vừa mang sính lễ đến cổng, bố mẹ tôi đã giận dữ đi vào, còn mặt tôi thì tái lại Đoàn nhà trai vừa chạm chân đến cổng thì bố mẹ Ly đã tức giận đi vào nhà còn Ly thì mặt nhợt nhạt, tái dần đi. Yêu được Chinh, ai cũng ghen tỵ vì Ly tốt số. Ngoại hình của Ly cũng chỉ ở mức ưa nhìn, công việc cũng chỉ cho thu nhập đủ sống. Hơn nữa điều kiện gia đình...