Báo Mỹ: Việt Nam là “phép màu châu Á” mới sau Nhật Bản, Hàn Quốc
Việt Nam đang trở thành một hiện tượng gọi là “phép màu châu Á”, đang đi theo con đường của các quốc gia tạo nên phép màu trong quá khứ, nhưng ở thời đại hoàn toàn mới, theo New York Times .
Phố Hàng Mã ở Hà Nội hồi tháng trước. Ảnh: New York Times.
Chỉ trong vài ngày sau khi Trung Quốc thông báo ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, Việt Nam huy động nguồn lực ngăn chặn sự lây lan của virus. Sử dụng các công cụ truyền thông như tin nhắn điện thoại, quảng cáo, loa phát thanh… chính phủ Việt Nam nhanh chóng xác định người lây nhiễm và các trường hợp tiếp xúc gần.
Việc cô lập các ổ dịch một cách nhanh chóng đã giúp Việt Nam nằm trong nhóm 4 quốc gia có tỉ lệ tử vong do Covid-19 thấp nhất thế giới .
Kiểm soát nhanh chóng dịch bệnh giúp Việt Nam sớm mở cửa nền kinh tế trở lại. Các chuyên gia dự báo kinh tế Việt Nam sẽ phát triển nhanh nhất thế giới trong năm nay.
Trong khi nhiều quốc gia đang phải đối mặt với những đợt suy giảm kinh tế mạnh và phải nhờ các gói hỗ trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng dương. Càng ấn tượng hơn khi tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn vừa qua được thúc đẩy bởi thặng dư thương mại tăng kỷ lục, bất chấp sự sụp đổ của thương mại toàn cầu.
Sự kiện đột phá giống như Việt Nam làm được là điều từ rất lâu rồi mới xảy ra. Sau Thế chiến 2, khái niệm “phép màu châu Á” lần đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và gần đây nhất là Trung Quốc. Nhờ thương mại và đầu tư, Trung Quốc đã thoát nghèo và trở thành cường quốc sản xuất xuất khẩu.
Bây giờ, Việt Nam đang đi theo con đường tương tự nhưng trong thời đại hoàn toàn mới. Những điều kiện để tạo nên “phép màu” ban đầu có thể không còn nữa. Giai đoạn bùng nổ trẻ sơ sinh thời hậu chiến đã trôi qua. Thời đại toàn cầu hoá nhanh chóng, với dòng chảy thương mại và đầu tư ngày càng tăng cũng đã qua. Tăng trưởng kinh tế đang dần chậm lại trên toàn thế giới.
Trong giai đoạn bùng nổ ở quá khứ, hầu hết các quốc gia tạo ra “phép màu châu Á” đều ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm đạt gần 20%, gấp đôi mức trung bình của nhiều quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình vào thời điểm đó. Trong 3 thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã duy trì tốc độ tương tự.
Ngay cả trong những năm 2010, khi thương mại toàn cầu sụt giảm, xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng 16%/năm. Đây là tốc độ tăng nhanh nhất trên thế giới tính đến hiện nay.
Video đang HOT
Trong khi các quốc gia mới nổi tập trung chi tiêu cho phúc lợi xã hội , Việt Nam đã dành nguồn lực cho xuất khẩu, xây dựng đường sá, bến cảng để đưa hàng hoá ra nước ngoài, xây dựng trường học để tạo nên lớp người lao động có trình độ cao.
Chính phủ Việt Nam cũng đã đầu tư khoảng 8% GDP mỗi năm vào các dự án xây dựng mới. Hiện nay, chất lượng cơ sở hạ tầng của Việt Nam được đánh giá cao hơn so với nhiều quốc gia ở giai đoạn phát triển tương tự.
Việt Nam là quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài. Trong 5 năm qua, trung bình vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt hơn 6% GDP, cao nhất so với các quốc gia mới nổi khác.
Hầu hết trong số đó nhằm xây dựng các nhà máy sản xuất và cơ sở hạ tầng. Phần lớn các khoản đầu tư đến từ các quốc gia châu Á khác, bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Những “phép màu cũ” đang xây dựng những điều mới.
Việt Nam cũng là điểm đến nổi bật của các nhà đầu tư nước ngoài nhờ chi phí nhân công giá rẻ. Mặc dù thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Việt Nam đã tăng 5 lần so với giai đoạn cuối những năm 1980, đạt gần 3.000 USD/người, nhưng chi phí lao động chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc.
Đội ngũ lao động có tay nghề cao giúp Việt Nam phát triển nhanh hơn các đối thủ, để tạo ra những sản phẩm phức tạp. Năm 2015, sản phẩm công nghệ đã vượt qua hàng dệt may, trở thành mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, đồng thời chiếm phần lớn thặng dư thương mại kỷ lục trong năm 2020.
Trong giai đoạn nhiều quốc gia có xu hướng tăng cường bảo hộ thương mại, Việt Nam lại ký kết thêm hàng loạt các hiệp định thương mại tự do, trong đó phải kể đến EVFTA, hiệp định thương mại tự do Việt Nam ký với châu Âu.
Liệu Việt Nam có thể duy trì sự thành công này, bất chấp những thách thức như vấn đề dân số, thương mại toàn cầu suy giảm…? Câu trả lời là có thể. Trong 5 năm qua, không một quốc gia lớn nào có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh hơn Việt Nam.
Các khoản nợ tăng nhanh là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính, kết thúc của sự tăng trưởng bền vững của các “phép màu châu Á” và Trung Quốc cũng đang gặp phải tình trạng tương tự. Nhưng ở thời điểm hiện tại, Việt nam đang là một “phép màu châu Á”.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Ruchir Sharma, trưởng nhóm chiến lược toàn cầu tại Morgan Stanley Investment Management, đăng tải trên tờ New York Times của Mỹ.
Cựu cố vấn tiết lộ bí mật chính sách châu Á của ông Trump
Hồi ký của cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton gây chấn động vì những tiết lộ sau hậu trường về chính sách ngoại giao của Tổng thống Donald Trump, đặc biệt liên quan đến châu Á.
Cuốn hồi ký "Căn phòng nơi chuyện đó đã xảy ra" của Bolton ra đời dựa vào 17 tháng ông phục vụ trong Nhà Trắng với tư cách là một trong những người thân cận nhất với các suy nghĩ chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump. Cuốn sách dự kiến chính thức trình làng trong thời gian tới, nhưng đang đối mặt với nguy cơ bị chặn phát hành vì vụ kiện của chính quyền ông Trump, những người cáo buộc sách đầy rẫy những chuyện thêu dệt, dối trá.
Dưới đây là những những tiết lộ gây chú ý của ông Bolton về chính sách châu Á của Tổng thống Trump, theo trang Nikkei Asian Review:
Tổng thống Donald Trump (trái) và các quan chức Mỹ trong cuộc tiếp xúc song phương với phái đoàn Trung Quốc do Chủ tịch Tập Cận Bình dẫn đầu bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka năm 2019. Ảnh: Nhà Trắng
Ông Trump muốn Chủ tịch Tập Cận Bình tái cử
Theo ông Bolton, tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, ông Trump đã nói với ông Tập về việc Trung Quốc mua nông sản Mỹ có ý nghĩa quan trọng đối với việc ông tái đắc cử chức Tổng thống Mỹ đến mức nào. Ông Trump được cho đang trông cậy phần lớn vào lá phiếu của cử tri ở các bang làm nông nghiệp Mỹ.
Khi ông Tập nhất trí việc khôi phục đàm phán song phương, ông Trump đã ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc là "nhà lãnh đạo vĩ đại nhất" trong lịch sử quốc gia châu Á này.
Không lâu trước hội nghị thượng đỉnh, ông Trump đã gọi điện cho ông Tập để nói rằng ông "nhớ" nhà lãnh đạo Trung Quốc và rằng, thỏa thuận thương mại giữa hai bên là điều được lòng người dân nhất mà ông từng tham gia. Theo lời lãnh đạo Nhà Trắng, thỏa thuận cũng sẽ giúp gia tăng thanh thế chính trị của ông. Lúc đó là khoảng một tháng sau khi các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung đổ vỡ do Bắc kinh rút lại các cam kết ban đầu.
Cuốn hồi ký có ghi, ông Trump còn đề nghị giảm nhẹ hình phạt đối với ZTE, tập đoàn phần cứng viễn thông khổng lồ của Trung Quốc đã thừa nhận tội vi phạm các lệnh trừng phạt Iran và Triều Tiên. Ông Trump quả quyết sẽ "làm điều này vì ông Tập".
Tác giả Bolton viết, trước các cuộc trao đổi nói trên là một mẩu đối thoại khác tại hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Buenos Aires, Argentina vào tháng 12/2018, trong đó ông Tập nhận xét rằng Mỹ có quá nhiều cuộc bầu cử và ông "không muốn rời" ông Trump. Tất nhiên, ông Trump đã gật đầu tỏ ý tán thành.
Theo ông Bolton, Tổng thống Trump cũng nói với ông Tập, người thúc đẩy sửa đổi Hiến pháp Trung Quốc năm 2018 để loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ lãnh đạo nước này, rằng người Mỹ đang đòi ông sửa đối hiến pháp để phục vụ hơn 2 nhiệm kỳ.
Từ chối công khai lên tiếng về Hong Kong
Trong nhiều dịp, ông Trump đã từ chối công khai chỉ trích Trung Quốc về vấn đề Hong Kong.
Ông Bolton dẫn lời Tổng thống Trump nhấn mạnh, "tôi không muốn can dự" khi hàng triệu người Hong Kong đổ ra đường biểu tình hồi năm ngoái để phản đối dự luật dẫn độ gây tranh cãi.
Hội nghị Trump - Kim tập trung vào hình ảnh
Ông Bolton quả quyết, là Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên trong lịch sử gặp gỡ một nhà lãnh đạo Triều Tiên, ông Trump đã cố ý gắn kết với ông Kim Jong Un trong các phát biểu công khai, chẳng hạn như nói về việc ký kết một "thông cáo không đi vào vấn đề cốt lõi" và có một "cuộc họp báo để tuyên bố chiến thắng" thay vì các quan ngại hạt nhân thực sự.
Ông Trump bắt tay ông Kim Jong Un (trái) trong cuộc gặp ở khu phi quân sự tại biên giới liên Triều ngày 30/6/2019
Bên cạnh đó, ông Trump cũng nhiều lần đặt câu hỏi về nhu cầu phải duy trì sự hiện diện của quân đội Mỹ trên bán đảo Triều Tiên, bất chấp các nỗ lực của ông Bolton giải thích rằng mối đe dọa hạt nhân vẫn còn đó.
Cựu cố vấn an ninh quốc gia tố cáo, ngoài việc cố gắng tạo lập tình bạn cá nhân với nhà lãnh đạo tối cao Triều Tiên, ông Trump khăng khăng trao cho ông Kim một số món quà của Mỹ, trái với các quy tắc trừng phạt của Washington, những điều rốt cuộc cũng bị hủy bỏ.
Cuốn hồi ký của ông Bolton có nhắc đến một giai thoại rằng, sau hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim ở Singapore cách đây 2 năm, Tổng thống Mỹ sau đó đã thúc ép Ngoại trưởng Mike Pompeo trao tặng lãnh đạo Bình Nhưỡng một cuốn CD kèm chữ ký của Elton John, nhan đề "Người tên lửa", biệt danh ông Trump đặt cho ông Kim. "Tặng cuốn CD này cho ông Kim vẫn là ưu tiên cao trong suốt nhiều tháng", ông Bolton viết.
Những vấn đề tranh cãi khác
Trong một cuộc gặp với Nhật để thảo luận về thương mại, khi được thông báo về tầm quan trọng của liên minh giữa hai nước, ông Trump đã nhắc lại vụ tấn công Trân Châu Cảng cách đây gần 80 năm. Phát biểu khiến Thủ tướng Abe Shinzo tức giận. Kể từ lúc ấy, cuộc tiếp xúc trở nên căng thẳng và đổ vỡ không lâu sau đó.
Ông Bolton mô tả ông Trump "đặc biệt buồn phiền" về Đài Loan (Trung Quốc), do thường xuyên tiếp xúc với những người ở Phố Wall làm giàu từ đầu tư vào đại lục. Ông Trump thường chỉ vào đầu của một trong những chiếc bút Sharpies của mình và nói: "Đây là Đài Loan", rồi chỉ vào chiếc bàn Kiên định trong Phòng Bầu dục: "Đây là Trung Quốc"...
Bộ trưởng Ấn Độ nói 40 lính Trung Quốc chết trong ẩu đả biên giới Bộ trưởng Giao thông V.K.Singh cho rằng số lính Trung Quốc chết cao gấp đôi Ấn Độ trong vụ ẩu đả ở thung lũng Galwan tuần trước. "Khi phía Ấn Độ có 20 binh sĩ ngã xuống, phía Trung Quốc cũng phải hứng chịu thiệt hại gấp đôi về người", Bộ trưởng Giao thông Ấn Độ V.K.Singh nói trong cuộc phỏng vấn trên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga trang bị trí tuệ nhân tạo cho tiêm kích Su-57

Bố mẹ vợ tỷ phú của Brooklyn Beckham bị kiện

Ukraine hứng mưa hỏa lực trong đêm

'Heritech Malaysia' - Khi di sản giao thoa công nghệ tại Hội nghị cấp cao ASEAN-46

Đan Mạch nâng tuổi nghỉ hưu lên 70, cao nhất châu Âu

Nữ hoàng tương lai của Bỉ sẽ ra sao nếu Harvard bị cấm tuyển sinh quốc tế?

Ukraine tấn công dồn dập lãnh thổ Nga, Moscow cảnh báo đanh thép

Thái Lan: Rơi trực thăng cảnh sát làm 3 người thiệt mạng

Liên hợp quốc kêu gọi Israel chấp nhận kế hoạch viện trợ 5 điểm

Ảnh vệ tinh hé lộ Nga đang xây dựng các căn cứ quân sự gần biên giới Phần Lan

Quân đội Nga tiến vào Yunakovka, mở rộng tác chiến tại vùng Sumy của Ukraine

Truyền thông Mỹ và Israel đưa tin về 'sai lầm chết người' của thủ lĩnh Hamas
Có thể bạn quan tâm

Yadea Việt Nam ra mắt 3 dòng xe máy điện thế hệ mới
Xe máy
13:32:21 25/05/2025
Kia Carnival 2026: Đẹp hơn, thông minh hơn
Ôtô
13:27:24 25/05/2025
Đại úy Lương Nguyệt Anh và Bảo Thanh làm rạng danh quê hương Bắc Giang
Sao việt
13:12:37 25/05/2025
Doãn Hải My khoe chân dài, visual "bạch nguyệt quang", nhưng spotlight thuộc về "đôi giày thị phi" khiến Văn Hậu bị đồn sa sút
Sao thể thao
13:01:30 25/05/2025
Chàng trai 1m68 bị gia đình phản đối kịch liệt vì yêu cô gái 'khổng lồ' cao 2m2
Netizen
12:59:24 25/05/2025
Justin Bieber lộ diện giữa tin phá sản: Mặt biến dạng nghi dùng chất cấm, bị tẩy chay vì 1 lý do
Nhạc quốc tế
12:56:51 25/05/2025
3 góc thường bị bỏ quên trong nhà đặt đúng một chậu cây là ngăn được thất thoát tiền bạc
Sáng tạo
12:12:11 25/05/2025
6 thói quen hằng ngày giúp giảm nếp nhăn quanh miệng
Làm đẹp
11:49:41 25/05/2025
Xôn xao clip xe máy "kẹp 3", lạng lách thách thức cảnh sát
Tin nổi bật
11:37:45 25/05/2025
Chọn 1 lá bài Tarot để biết tuần mới, cơ hội nào sẽ gõ cửa bạn: Công việc, tiền bạc hay tình yêu viên mãn?
Trắc nghiệm
11:37:08 25/05/2025