Báo Mỹ: Ukraine sắp hết tên lửa tầm xa tấ.n côn.g Nga
Các chuyên gia của Mỹ và NATO cho rằng với số lượng tên lửa tầm xa còn lại rất ít, Ukraine đang phải tính toán kỹ lưỡng khả năng sử dụng chúng.
Quân đội Mỹ phóng thử hệ thống tên lửa ATACMS ở New Mexico, ngày 14/12/2021 (Ảnh: AFP).
Cách đây hơn 1 tháng, Ukraine đã được phương Tây “bật đèn xanh” cho phép bắ.n tên lửa tầm xa do họ cung cấp vào các mục tiêu quân sự của Nga.
Tuy nhiên, theo báo New York Times, sau một thời gian ngắn ngủi, Ukraine đã buộc phải giảm nhịp độ vì đang cạn kiệt tên lửa.
Kiev có thể cũng sắp hết thời gian khi Tổng thống đắc cử Donald Trump công khai tuyên bố việc cho phép Ukraine tấ.n côn.g tên lửa tầm xa vào sâu bên trong lãnh thổ nước Nga là “một sai lầm lớn”.
Các quan chức cấp cao NATO được New York Times dẫn lời nói rằng, cho đến nay, ở một số khía cạnh nhất định, các tên lửa này đã phát huy hiệu quả nhưng chúng không làm thay đổi quỹ đạo của cuộc chiến.
Đô đốc Rob Bauer, sĩ quan quân sự cấp cao nhất của NATO gần đây cho biết các cuộc tấ.n côn.g bằng hệ thống tên lửa chiến thuật tầm xa (ATACMS) đã phá hủy một số nhà máy vũ khí và kho đạn ở Nga. Điều này buộc Nga phải di chuyển nhiều cơ sở hậu cần ra xa chiến tuyến.
Động thái trên phần nào hạn chế khả năng chiến đấu của Nga ở mặt trận nhưng ông Bauer lại đặt ra câu hỏi: “Liệu như thế có đủ để giúp Ukraine giành chiến thắng hay không?”.
Nhìn nhận theo một số khía cạnh, những gì đã xảy ra với ATACMS cũng tương tự như câu chuyện về những gì đã diễn ra với các loại vũ khí phương Tây khác.
Ukraine phải mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm hối thúc mới có được vũ khí phương Tây: hệ thống tên lửa HIMARS, xe tăng Abrams và máy bay chiến đấu F-16.
Video đang HOT
Thế nhưng, vào thời điểm phương Tây cho phép Kiev tiếp cận những vũ khí này, Ukraine lại mất nhiều lãnh thổ hơn. Các quan chức phương Tây cho rằng Ukraine đã phụ thuộc quá nhiều vào sự giúp đỡ từ phương Tây và chưa hành động đủ để củng cố nỗ lực chiến tranh của chính mình, đặc biệt là trong việc huy động quân số.
Theo các quan chức Mỹ và NATO, hồi tháng 8 năm nay Ukraine chỉ còn “vài chục tên lửa”, con số cụ thể chỉ rơi vào khoảng 50 quả. Trong khi đó, Ukraine khó có khả năng nhận thêm được nữa. Nguồn cung hạn chế vì Mỹ cũng phải phân bổ để triển khai ở Trung Đông và Châu Á.
Anh cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa Storm Shadow để tấ.n côn.g sâu vào Nga nhưng gần đây cũng cho biết họ không còn nhiều tên lửa để cung cấp nữa.
Ukraine lại càng khó hy vọng ông Trump sẽ lấp đầy khoảng trống. Phát biểu trên tạp chí Time, ông Trump gay gắt phản đối việc cho phép Ukraine sử dụng ATACMS trên lãnh thổ Nga, đồng thời coi quyết định của Tổng thống đương nhiệm Joe Biden là “xuẩn ngốc”.
Ngày hôm sau, Điện Kremlin lên tiếng nói rằng lập trường của ông Trump “hoàn toàn phù hợp” với Moscow.
Theo Bộ Quốc phòng Nga và các blogger quân sự nước này, kể từ khi được Mỹ và Anh cho phép, Ukraine đã sử dụng ít nhất 31 tên lửa ATACMS và 14 tên lửa Storm Shadow.
Sau vụ phóng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Oreshnik và nhất là sau cuộc điện đàm ngày 27/11 giữa tướng Valery Gerasimov, tổng chỉ huy các lực lượng Nga tại Ukraine với cố vấn quân sự hàng đầu của Tổng thống Joe Biden để thảo luận về việc kiểm soát leo thang giữa hai nước thì trong vòng 2 tuần Kiev đã không phóng một quả ATACMS hay Storm Shadow nào.
Một số nhà phân tích cho rằng giờ đây, với số lượng tên lửa ít ỏi còn lại, Ukraine đang phải cẩn trọng hơn trong các tính toán lựa chọn mục tiêu của mình.
Tên lửa Oreshnik tối tân nhất của Nga sử dụng thiết bị phương Tây?
Nhiều thiết bị sử dụng để chế tạo tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Oreshnik của Nga được cho là có nguồn gốc từ phương Tây.
Cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa Oreshnik của Nga vào Dnipro, Ukraine, ngày 21/11/2024 (Ảnh: Reuters).
Theo Financial Times, hệ thống tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung Oreshnik mà Moscow lần đầu tiên sử dụng để tấ.n côn.g một nhà máy quân sự của Ukraine ở thành phố Dnipro vào tháng trước được chế tạo bởi các công ty Nga nhưng vẫn phải dựa vào thiết bị sản xuất tiên tiến có nguồn gốc từ phương Tây.
Hai viện thiết kế vũ khí hàng đầu của Nga mà tình báo Ukraine cho là những đơn vị phát triển tên lửa Oreshnik đều đã từng quảng cáo tuyển dụng nhân công "có hiểu biết về hệ thống gia công kim loại" do các công ty của Đức và Nhật Bản sản xuất.
Cụ thể, dựa trên kết quả phân tích những thông tin tuyển dụng từ Viện Công nghệ Nhiệt Moscow (MITT) và Sozvezdie - nhà phát triển và sản xuất các thiết bị tác chiến điện tử hàng đầu của Nga, Financial Times cho rằng những cỗ máy chiến tranh của Moscow vẫn phụ thuộc rất lớn vào công nghệ nước ngoài.
Sự lệ thuộc này đặc biệt rõ rệt ở lĩnh vực điều khiển số bằng máy tính (CNC), một công nghệ cực kỳ quan trọng trong sản xuất tên lửa Oreshnik. Đó là bí kíp cho phép các nhà máy định hình vật liệu nhanh chóng với độ chính xác cao bằng cách sử dụng máy tính để điều khiển các công cụ.
Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố, quyết định sử dụng Oreshnik được đưa ra nhằm đáp trả việc Mỹ và các quốc gia đồng minh cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do những nước này sản xuất tấ.n côn.g vào lãnh thổ Nga.
"Chúng tôi có một kho các sản phẩm như vậy, một kho các hệ thống đã sẵn sàng triển khai", ông Putin đưa ra cảnh báo sau cuộc tấ.n côn.g vào nhà máy quân sự của Ukraine ở Dnipro, địa điểm trước đây là cơ sở chế tạo tên lửa tuyệt mật thời Liên Xô.
MITT, một trong những công ty mà tình báo Ukraine cho biết có liên quan đến Oreshnik, là tổ chức hàng đầu về phát triển tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn của Nga.
Trong các quảng cáo được đăng vào năm 2024, MITT viết rõ: "chúng tôi tuân thủ chặt chẽ các hệ thống của Fanuc, Siemens, Haidenhein".
Fanuc là công ty Nhật Bản, trong khi 2 công ty còn lại là của Đức. Cả 3 công ty đều sản xuất các hệ thống điều khiển cho các máy CNC có độ chính xác cao.
Ba công ty phương Tây tương tự cũng được nêu tên trong các bản tin quảng cáo mà Sozvezdie đăng tải. Công ty này đã liệt kê một trong những chuyên môn của mình là phát triển các "hệ thống thông tin và điều khiển tự động" phục vụ mục đích quân sự.
Các bản tin tuyển dụng của Sozvezdie cũng yêu cầu ứng viên phải có "kiến thức về hệ thống CNC như của Fanuc, Siemens, Haidenhein".
Một video do Titan Barrikady, công ty quốc phòng thứ ba tham gia sản xuất tên lửa Oreshnik, đăng tải vào đầu năm nay cho thấy rõ cảnh công nhân đứng trước một thiết bị điều khiển mang nhãn hiệu Fanuc.
Địa điểm xảy ra vụ tấ.n côn.g bằng tên lửa của Nga tại Dnipro, Ukraine, ngày 21/11/2024 (Ảnh: Reuters).
Từ lâu, Nga vẫn phải phụ thuộc vào các công cụ máy móc do nước ngoài sản xuất, mặc dù Moscow đã đẩy mạnh nỗ lực xây dựng các giải pháp thay thế trong nước.
Moscow đã thuê làm bên ngoài một lượng lớn máy móc gia công kim loại có độ chính xác cao từ Trung Quốc nhưng các bộ điều khiển để vận hành chúng vẫn phải do phương Tây cung cấp.
Năm 2024, tại một hội chợ thương mại lớn của Nga, 8 công ty Trung Quốc đã giới thiệu 12 mẫu thiết bị CNC. Theo phân tích của Hội đồng An ninh Kinh tế Ukraine (ESCU), 11 trong số các mẫu này được tích hợp bộ điều khiển do các công ty Nhật Bản hoặc Đức sản xuất.
Denys Hutyk, Giám đốc điều hành tại ESCU cho biết: "Việc phát triển tên lửa Oreshnik đã cho thấy mức độ phụ thuộc lớn của các tổ hợp công nghiệp quân sự Nga vào thiết bị phương Tây".
Các quảng cáo việc làm thậm chí còn chứng minh rõ Stan - công ty tiên phong trong nỗ lực xây dựng ngành sản xuất CNC nội địa của Nga, đang sử dụng thiết bị Heidenhain.
Nick Pinkston, Giám đốc điều hành của Volition, một công ty phụ tùng công nghiệp và là chuyên gia về công cụ tự động đán.h giá: "Nếu bị hạn chế quyền tiếp cận các đơn vị điều khiển CNC phương Tây, quá trình sản xuất của Nga có thể sẽ chậm lại".
Tuy nhiên, theo phân tích của Financial Times, bất chấp các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đã góp phần làm chậm lại dòng chảy đặc thù này, ít nhất 3 triệu USD hàng hóa, gồm cả các thiết bị của Heidenhain, đã chảy vào Nga kể từ đầu năm 2024.
Trong đó, một số khách hàng sử dụng chúng đang tham gia sâu vào lĩnh vực sản xuất quân sự cho Moscow.
Nga phóng tên lửa tấ.n côn.g Kiev, đáp trả vụ pháo kích của Ukraine vào nhà máy hóa chất Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố quân đội nước này đã tiến hành một cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa vào các mục tiêu ở Kiev, nhằm đáp trả việc Ukraine sử dụng tên lửa do Mỹ sản xuất để tấ.n côn.g lãnh thổ Nga. Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander phóng vào các vị trí của Ukraine. Ảnh: Sputnik Theo Bộ...