Báo Mỹ: Trung Quốc đã thử nghiệm lần cuối DF-41
Tên lửa mới nhất của Trung Quốc có thể mang từ 6 đến 10 đầu đạn hạt nhân và có tầm xa hơn 10.000 km.
Trung Quốc đã tiến hành vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa mới nhất (ICBM) “DF-41 trong tuần trước, tờ Washington Free Beacon dẫn lời một nguồn tin trong Lầu Năm Góc ngày 19/4 đưa tin cho biết.
Theo ước tính của tình báo Mỹ, tên lửa mới nhất của Trung Quốc có thể mang từ 6 đến 10 đầu đạn hạt nhân và có tầm xa hơn 10.000 km. Điều này đồng nghĩa với việc nó có thể tấn công bất kỳ vị trí nào ở Mỹ trong vòng 30 phút.
DF-41. Ảnh Washington Free Beacon
Vụ thử nghiệm DF-41 diễn ra ở Trung tâm thử nghiệm tên lửa và vũ trụ Wuzhai thuộc miền Trung, Trung Quốc.
Mỹ đã quan sát vụ thử nghiệm tên lửa mới nhất của Trung Quốc thông qua hệ thống vệ tinh.
Tháng trước, tờ Kanwa Asian Defence Journal đưa tin cho rằng Trung Quốc đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng và có thể đưa DF-41 vào sử dụng trong năm 2016.
Theo tạp chí này, Trung Quốc có thể sẽ triển khai DF-41 tại các căn cứ ở Tín Dương, tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc. Từ vị trí này, tên lửa có thể tấn công mục tiêu ở Mỹ trong 30 phút.
Thông tin đầu tiên về loại tên lửa mới này của Trung Quốc xuất hiện hồi tháng 7/2014 trong một báo cáo về an ninh của Mỹ, trong đó đề cập tới việc Trung Quốc đã cải thiện vũ khí và quân đội đáng kể.
Vụ thử nghiệm mới nhất diễn ra cùng ngày Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long thăm (trái phép) đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và diễn ra 3 ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm tàu sân bay USS John K.Stennis đang thực hiện nhiệm vụ ở Biển Đông.
Video đang HOT
DF-41.
Lầu Năm Góc tin rằng Trung Quốc đang bí mật xây dựng các căn cứ quân sự trên các đảo tranh chấp ở Biển Đông, trong khi Bắc Kinh cáo buộc Mỹ quân sự hóa vấn đề Biển Đông bằng cách triển khai tàu chiến và củng cố liên minh trong khu vực.
Rick Fisher, một nhà phân tích quân sự Trung Quốc, vụ phóng thử nghiệm mới nhất có thể là một dấu hiệu cho thấy DF-41 sẽ sớm được triển khai cho quân đội nước này.
Fisher tin rằng Trung Quốc sẽ tăng mạnh số lượng đầu đạn hạt nhân trong kho vũ khí của nó như một kết quả của việc triển khai các tên lửa nhiều đầu đạn.
Theo Washington Free Beacon, tên lửa mới của Trung Quốc đặt ra mối đe dọa chiến lược nghiêm trọng vì nó lớn hơn các ICBM khác.
Để ngăn chặn cuộc tấn công hạt nhân từ các nước thù địch, Mỹ cũng cần phải nhanh chóng mở rộng kho dự trữ đầu đạn của mình lên ít nhất 1.000 đầu đạn hạt nhân, ông Fisher thúc giục.
“Ngoài ra, Mỹ cần phải nhanh chóng trang bị bổ sung các lực lượng hạt nhân chiến thuật cho Hải quân và quân đội để phòng vệ tốt hơn trước mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên và Iran,” ông nói.
Hiện Lầu Năm Góc chưa chính thức xác nhận báo cáo trên. Trong khi đó, vào tháng 3, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã từ chối xác nhận các báo cáo liên quan tới chương trình thử nghiệm DF-41.
Hoàng Hải
Theo_Người Đưa Tin
Tàu ngầm hạt nhân INS Arihan đã sẵn sàng trực chiến
Theo Thời báo Kinh tế Ấn Độ (ET), Hải quân Ấn Độ đã thử nghiệm thành công nhiều loại vũ khí trên tàu ngầm INS Arihan do nước này tự đóng.
Thành công ngoài mong đợi
Để phục vụ quá trình thử nghiệm, tàu hỗ trợ lặn của Nga là EFS Epron chuyển đến từ ngày 1/10/2015 cùng Arihant lặn và kiểm tra lần ra mắt, các quan chức cho ET biết. Epron cũng là đại diện của Nga tham gia Tập trận Hải quân quốc tế (IFR) ở Vishakhapatnam, do Hải quân Ấn Độ tổ chức hàng năm.
Và Arihant đã tham gia IFR cùng với 24 tàu chiến nước ngoài được trang bị cảm biến và thiết bị có thể tiến hành do thám điện tử. Hải quân Ấn Độ đã giữ kín thông tin các vụ phóng thử vũ khí từ Arinant trong 5 tháng qua.
"Chiếc tàu ngầm này đã trải qua mọi cuộc thử nghiệm và mọi thứ đều vượt qua mong đợi của chúng tôi", một sĩ quan Hải quân Ấn Độ khẳng định với ET.
Theo báo Economic Times, tàu ngầm INS Arihant sẽ chính thức gia nhập Hải quân Ấn Độ năm 2016 sau khi con tàu này hoàn thành thử nghiệm cuối cùng là phóng thử tên lửa hành trình Nirbhay.
Từ "Nirbhay" trong tiếng Sankrit nghĩa là "dũng cảm". Đây là dòng tên lửa hành trình có phạm vi hoạt động 1.500km và trần bay cực thấp để tránh radar phát hiện, vừa có khả năng tấn công đối đất, vừa có thể tấn công tàu chiến cỡ lớn trên biển tầm xa.
Điểm đặc biệt là Nirbhay có khả năng mang 24 loại đầu đạn hạt nhân khác nhau, mang lại khả năng tấn công hạt nhân chiến thuật rất mạnh cho Ấn Độ. Vụ phóng lần này cũng là sẽ là bài kiểm tra quan trọng của Nirbhay, sau lần phóng thử trước vào tháng 10/2014 thành công mỹ mãn.
INS Arihant là chiếc đầu tiên trong số 6 tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Arihant mà Ấn Độ dự kiến đóng trong kế hoạch phát triển hạm đội tàu ngầm lên tới 30 chiếc vào năm 2030. Tàu ngầm INS Arihant mang số hiệu S-73 được hạ thủy hồi tháng 7/2009 và bắt đầu chạy thử từ tháng 2/2010.
Tàu ngầm INS Arihant có chiều dài 110m, lượng giãn nước 6.000 tấn (tối đa là 7.000 tấn). Biên chế chính thức INS Arihant gồm 95 thủy thủ. Lò phản ứng hạt nhân với công suất 85MW giúp tàu đạt tới vận tốc 54km/h.
Hiện Ấn Độ đang chế tạo chiếc thứ 2 và thứ 3 thuộc lớp tàu ngầm Arihant. Tàu ngầm thứ 2 là INS Arhidaiman bắt đầu đóng mới năm 2011 với nhiều cải tiến so tàu ngầm đầu tiên cùng lớp. Dự kiến, Arhidaiman sẽ được chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ năm 2017.
Tàu ngầm INS Arihant.
Ấn Độ đẩy mạnh phát triển các dòng tên lửa đạn đạo
Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm, có thể phóng 30 đơn nguyên vũ khí bao gồm ngư lôi, thủy lôi, tên lửa hành trình tấn công mặt đất Nirbhay và tên lửa hành trình chống hạm BrahMos, phiên bản phóng từ tàu ngầm.
Ngoài ra, tàu còn có 12 ống phóng thẳng đứng chứa 12 quả tên lửa đạn đạo tầm ngắn sử dụng động cơ nhiên liệu rắn mang tên K-15 (BO-5), tầm phóng 700km, có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân nặng 1 tấn.
Tên lửa đạn đạo K-15 có chiều dài 6,5m, trọng lượng 7 tấn, độ sai lệch mục tiêu chỉ có 25m. Theo số liệu kỹ thuật, trong giai đoạn đầu K-15 sẽ bay trên độ cao khoảng 7km, đến giai đoạn thứ 2 nó vượt hẳn lên độ cao 20km và bay với vận tốc Mach7 (tương đương khoảng 9.000 km/h).
Ngoài ra, sau này có thể nó sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo tầm trung, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân K-5, có tầm bắn 1.500km. K-5 đã thử nghiệm lần đầu thành công ngày 27/01/2013. K-5 sẽ được phóng thử khoảng vài lần nữa, trước khi được biên chế trên các tàu ngầm hạt nhân Ấn Độ.
Ngoài ra, Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) đang tập trung nghiên cứu, chế tạo một phiên bản tên lửa đạn đạo 2 tầng, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, tầm phóng tới 3500km, phát triển dựa trên cơ sở tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất Agni-3.
Tên lửa đạn đạo tầm trung phóng từ tàu ngầm K-4 Mark I đã phóng thử thành công ngày 24/3/2014. Thử nghiệm được tiến hành tại vịnh Bengal, ngoài khơi khu vực Visakhapatnam. Tên lửa đã phóng vượt qua khoảng cách hơn 3000km và tấn công trúng mục tiêu ở Ấn Độ Dương.
Phiên bản kế tiếp của nó được định danh là K-4 Mark II được cho là chế tạo trên cơ sở Agni-V với tầm phóng lên tới 5000km, được xếp vào loại tên lửa đạn đạo tầm xa phóng từ tàu ngầm.
Ấn Độ cũng đang bắt tay phát triển phiên bản tên lửa liên lục địa phóng từ tàu ngầm với tầm phóng khoảng 6000km. Tuy nhiên, không có nhiều thông tin về loại tên lửa này.
Từ trước đến nay, hỗ trợ cho trong lực lượng hạt nhân của Ấn Độ chỉ có tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất thế hệ "Agni". Một khi đưa vào sử dụng tàu ngầm "INS Arihant S-73", nước này sẽ có phương thức răn đe hạt nhân thứ 2 với độ tin cậy, sức mạnh và khả năng răn đe hạt nhân mạnh hơn.
Theo_Báo Đất Việt
Nga phóng thành công tên lửa hành trình từ máy bay ném bom Hãng tin Itar-Tass đưa tin, tuần qua, Nga đã thử nghiệm thành công một hệ thống phóng tên lửa hành trình tầm xa mới trực tiếp từ khoang chứa vũ khí trên các máy bay ném bom chiến lược. "Bệ phóng đa vị trí 9A-829K3 được thiết kế để treo, vận chuyển và phóng các tên lửa hành trình tầm xa trực tiếp...