Báo Mỹ tố Triều Tiên xây đảo nhân tạo để chuẩn bị phóng tên lửa
Tờ Los Angeles Times vừa công bố một số hình ảnh vệ tinh cho thấy Triều Tiên đang xây ít nhất 3 đảo nhân tạo để chuẩn bị phóng tên lửa.
Theo tờ báo này, trên các đảo nhân tạo được Triều Tiên xây dựng ở biển Hoàng Hải có các công trình quân sự cùng với nhiều ô lớn hình chữ nhật và một số con đường được lát gạch.
Hình ảnh vệ tinh một số đảo nhân tạo mà Triều Tiên được cho là đang xây dựng. Ảnh: Reuters.
Giám đốc Điều hành Tập đoàn Tình báo Strategic Sentinel nhận định với tờ Los Angeles Times rằng: “Chúng tôi chưa thể xác định chính xác Triều Tiên sử dụng những đảo nhân tạo này vào mục đích gì. Nhiều khả năng là vì mục đích quân sự. Những con đường trên các đảo này đều có những góc rẽ rất rộng và hoàn toàn phù hợp với các loại xe quân sự khác nhau”.
Ngoài ra, theo ông Barenklau, những hình ảnh vệ tinh còn cho thấy một số công trình màu sáng- nhiều khả năng được xây dựng bằng xi măng chịu nhiệt được sử dụng làm bệ phóng tên lửa- và một số vị trí quan sát khác nhau được cho là dành cho nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Việc xây dựng đảo nhân tạo của Triều Tiên trên biển Hoàng Hải được coi là “học theo” việc Trung Quốc xây dựng phi pháp các đảo nhân tạo ở Biển Đông khiến cho Mỹ, các đồng minh của Mỹ và nhiều nước trong khu vực lên tiếng phản đối kịch liệt.
Tuy nhiên, quan hệ Trung-Triều cũng đã có những “rạn nứt” nhất định sau khi Triều Tiên công khai chỉ trích Trung Quốc- đồng minh duy nhất của Triều Tiên- vì đã chấp thuận đề xuất của Mỹ siết chặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Triều Tiên.
Video đang HOT
Triều Tiên cảnh báo, Trung Quốc “cần phải cân nhắc thật kỹ về hậu quả nghiêm trọng xuất phát từ hành động liều lĩnh muốn phá vỡ quan hệ hữu nghị Trung-Triều”.
Trong khi đó, nhằm gây thêm áp lực với Triều Tiên, Mỹ cũng đã tuyên bố, thời kỳ “kiên nhẫn chiến lược” với Triều Tiên đã chấm dứt và điều loạt tàu chiến, dẫn đầu là siêu hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson, và tàu ngầm hạt nhân USS Michigan tiến vào vùng biển gần bán đảo Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định đang cân nhắc mọi biện pháp, “bao gồm cả can thiệp quân sự nếu thấy cần thiết” để ngăn chặn tham vọng tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.
Đáp lại, Triều Tiên cáo buộc Mỹ đang “đẩy tình hình bán đảo Triều Tiên đến bờ vực chiến tranh” và “sẵn sàng đáp trả mọi hành động khiêu khích của Mỹ”. Phía Triều Tiên cũng cảnh báo “sẽ đánh chìm hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson và tàu ngầm hạt nhân USS Carl Vinson của Triều Tiên”.
(Theo VOV)
Tên lửa Triều Tiên nổ trên không: Đó mới là điều đáng sợ?
Tên lửa Triều Tiên nổ tung trên không đã đạt đến độ cao cần thiết để Bình Nhưỡng kích hoạt một loại siêu vũ khí hủy diệt, báo Nhật Bản nhận định.
Triều Tiên thử nghiệm siêu vũ khí hủy diệt trong lần phóng thử tên lửa mới nhất?
Theo Nikkei Asian Review, Triều Tiên tháng trước đã phóng thử tên lửa đạn đạo, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực.
Tên lửa nổ tung trên không khiến cho nhiều chuyên gia nhận định, đây là một vụ phóng thử thất bại nữa của Bình Nhưỡng.
Báo Hàn Quốc cho rằng, Triều Tiên đã kích hoạt chế độ tự hủy vì phóng nhầm tên lửa hướng sang Nga.
Nhưng theo tạp chí Nhật Bản, việc tên lửa nổ tung ở độ cao 71km chính là thông điệp cảnh báo mà Triều Tiên gửi đến thế giới. Đó là khả năng kích hoạt vũ khí xung điện từ (EMP), đủ sức làm sập mạng điện, vô hiệu hóa các thiết bị điện tử và phương tiện chiến đấu của đối phương.
Đòn tấn công bằng EMP dựa trên khám phá khoa học của Mỹ và Liên Xô, khi theo dõi bầu khí quyển trong một đợt thử vũ khí hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh.
Để tăng sức công phá của xung điện từ, bom hạt nhân phải kích nổ ở độ cao đáng kể, nơi không khí loãng. Xung điện từ sẽ tạo ra một luồng điện có công suất cực lớn, tác động đến các hệ thống ăng ten và cáp điện dưới mặt đất, khiến toàn bộ mạng lưới điện trong khu vực ngừng hoạt động hoàn toàn.
Theo quân đội Hàn Quốc, tên lửa Triều Tiên phóng thử nghiệm ngày 29.4 đã phát nổ ở tầng điện ly của khí quyển trái đất. Mặc dù các khí tài quân sự của Mỹ có thể được bảo vệ nhờ lá chắn xung điện từ, song mạng lưới điện và các hệ thống điện tử dân sự thì không được bảo vệ kỹ lưỡng như vậy.
Vụ nổ kích hoạt xung điện từ sẽ gây ra thảm họa trên diện rộng.
Một cuộc tấn công xung điện từ sẽ gây ra khủng hoảng đối với xã hội Nhật Bản, Hàn Quốc, miền Bắc Trung Quốc và cả vùng Viễn Đông Nga. Mạng lưới điện và hệ thống máy tính sẽ ngừng hoạt động.
Việc không có điện trong thời gian dài ảnh hưởng đến hệ thống cung cấp nước và khí đốt, cũng như các thiết bị liên lạc và truyền tín hiệu. Nói cách khác, vụ nổ tạo ra xung điện từ đủ mạnh sẽ làm tê liệt cả một quốc gia.
Một cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân tầm cao ngoài khơi Thái Bình Dương của Mỹ vào năm 1962 đã tạo ra xung điện từ mạnh đến mức toàn bộ quần đảo Hawaii bị mất điện. Hiện tại, các chuyên gia quân sự vẫn chưa thể đánh giá chính xác những thiệt hại từ một đòn tấn công bằng EMP.
Tạp chí Nikkei Asian Review đánh giá, những đợt phóng tên lửa của Triều Tiên trước đây đều tiềm ẩn thông điệp quân sự. Khi nước này phóng 7 quả tên lửa đạn đạo xuống Biển Nhật Bản vào năm 2006, Bình Nhưỡng muốn nói rằng họ có khả năng tiêu diệt một tàu sân bay cùng các tàu chiến Mỹ.
Tháng 3 năm nay, Triều Tiên cũng đã phóng thử 4 tên lửa đạn đạo. Đây được coi là động thái ám chỉ rằng họ có đủ năng lực tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực.
Do đó, trong đợt phóng tên lửa mới nhất, Triều Tiên có thể ngầm gửi thông điệp rằng nước này sẵn sàng tung đòn tấn công EMP, gây thảm họa trên diện rộng.
Theo Danviet
Mỹ phóng tiếp tên lửa hạt nhân có thể đánh tới Triều Tiên Mỹ sẽ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có khả năng mang đầu đạn hạt nhân thứ 2 trong vòng chưa đầy 1 tuần để dằn mặt Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng khu vực leo thang đẩy các bên đến bờ vực chiến tranh. Mỹ đã phóng thử 1 tên lửa Minuteman III tuần trước ở căn cứ...