Báo Mỹ tiết lộ tình hình phát triển máy bay ném bom mới
Một báo cáo công bố vào ngày 2 tháng 7 của Viện nghiên cứu Quốc hội Mỹ cũng đã tiết lộ thông tin của kế hoạch này.
Một phương án máy bay ném bom chiến lược thế hệ tiếp theo của Không quân Mỹ
Tờ nguyệt san “Quốc phòng” Mỹ tháng 9 (xuất bản trước) đăng bài viết nhan đề “Kế hoạch máy bay ném bom tuyệt mật Không quân được thúc đẩy lên phía trước”, nội dung chính như sau:
Đây là một kế hoạch bí mật. Mấy năm qua, quan chức Không quân luôn rất hào hứng nói về ho cần máy bay ném bom tấn công tầm xa kiểu mới như thế nào, nhưng lại quy đây là một kế hoạch “bí mật”, từ chối tiết lộ các thông tin khác. Song, sau 5 năm bàn luận, năm 2014, những thông tin về kế hoạch này được tiết lộ.
Tháng 7, Không quân Mỹ công bố hồ sơ dự thầu, trong khi đó hai đối thủ cạnh tranh – nhóm của hãng Boeing/Lockheed Martin và Công ty Northrop – Grumman có thể đưa ra phản hồi.
Sau khi công bố hồ sơ dự thầu, Tư lệnh tác chiến trên không Không quân Mỹ Michael Hostage đã tái khẳng định quan điểm trước đây. Khi phát biểu tại Hiệp hội Không quân Mỹ Arlington, bang Virginia, ông nói, đến khoảng năm 2025, Không quân Mỹ cần một loại máy bay có thể thâm nhập lãnh thổ kẻ thù và tiến hành tấn công chí tử.
Năm 2013, môt sô nhà phân tích bày tỏ không lạc quan với triển vọng vốn của loại máy bay ném bom này. Họ cho rằng, chậm trễ về vốn có thể cản trở sự tiến triển của chương trình này. Nhưng, năm 2014, các nhà phân tích cho rằng, triển vọng của kế hoạch này rõ ràng và lạc quan hơn.
Phương án máy bay ném bom siêu âm của hãng Lokheed Martin
Nhà nghiên cứu Mark Gunzinger cho rằng: “Nội bộ Không quân Mỹ đã đưa ra thỏa hiệp khó khăn, bảo đảm vốn đầy đủ cho kế hoạch này. Tôi dự tính, Không quân Mỹ sẽ còn tiếp tục làm như vậy”. Kế hoạch máy bay ném bom mới “đã bước vào con đường phát triển đúng đắn, là một kế hoạch tương đối hoàn thiện”.
Video đang HOT
Một báo cáo công bố vào ngày 2 tháng 7 của Viện nghiên cứu Quốc hội Mỹ cũng đã tiết lộ thông tin của kế hoạch này. Báo cáo này trước tiên được công bố trên trang mạng của Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ.
Trong báo cáo “Trọng điểm ngân sách: máy bay ném bom tấn công tầm xa không quân”, chuyên gia không quân Jeremiah Gertler cho rằng, trong mấy năm qua, Không quân Mỹ có thể đã đầu tư không ít vốn nghiên cứu phát triển bằng hình thức ngân sách “đen”.
Jeremiah Gertler đã nghiên cứu con số đánh giá dự báo ngân sách từ năm 2013 đến năm 2019, cho rằng, kế hoạch này càng giống một kế hoạch sản xuất, chứ không phải là kế hoạch nghiên cứu phát triển.
Jeremiah Gertler viết: “Điều này có thể cho thấy, công tác nghiên cứu phát triển máy bay ném bom tấn công tầm xa quan trọng đã hoàn thành, kinh phí có thể là ngân sách bí mật.
Việc hoàn thành trước nghiên cứu phát triển cũng có thể giải thích vì sao Không quân dự tính từ khi công bố hồ sơ dự thầu đến khi có được khả năng tác chiến ban đầu chỉ cần 10 năm; trong khi đó các hệ thống phức tạp tương tự như F-22 và F-35 đều đã phải trải qua thời gian trên 20 năm”.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor Mỹ
Nhà phân tích Richard Aboulafia, Tập đoàn Teal cho rằng: “Có thể đã đầu tư rất nhiều tiền… Xu thế này luôn được duy trì. Họ đang toàn lực thúc đẩy kế hoạch này”.
Mark Gunzinger cho rằng, chiến lược của Không quân Mỹ cần từng bước tăng cường khả năng mới. Để tiết kiệm chi tiêu, chiếc máy bay chiến đấu thứ nhất được sản xuất ra có thể không phải là “toàn năng”, trong thời gian tiếp theo, có thể bổ sung chức năng mới cho nó. Như vậy có thể không cần chiếm dụng quá nhiều ngân sach quôc phong trong mấy năm đầu. Ở đây bao gồm cả thiết kế mô đun hóa.
Mark Gunzinger cho rằng: “Đối với một hệ thống có tuổi thọ 30 – 40 năm, điều này rất quan trọng”. Ông nói, nhà nước không thể gánh nổi chi phí cứ 15 – 20 năm sản xuất một loại máy bay ném bom hoặc máy bay chiến đấu kiểu mới.
Tháng 3 năm 2014, Phó tham mưu trưởng Không quân Mỹ, Eric Fanning trả lời phỏng vấn cho biết, Không quân Mỹ sẽ tiếp tục kiên trì tiêu chuẩn chi phí mỗi chiếc máy bay không quá 550 triệu USD. Eric Fanning cho biết thêm, tiêu chuẩn này không bao gồm chi phí nghiên cứu phát triển.
Ông nói: “Chúng tôi cần mua lượng lớn những máy bay này. Điều này không chỉ là vì có tính kinh tế lớn, mà còn nhằm thay thế cụm máy bay chiến đấu cũ”. Không quân Mỹ luôn gọi chương trình này là “nhà hệ thống”. Nhưng điều này cụ thể có ý nghĩa gì vẫn là một bí mật.
Trong một bài phát biểu vào tháng 7, Michael Hostage nói: “Chúng tôi sẽ không chế tạo một trang bị có tất cả… Nó sẽ là một phần trong gia tộc được hình thành bởi nhiều khả năng. Nó sẽ tạo ra thành viên mới của gia tộc này, sản xuất ra tất cả theo nhu cầu”.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ
Nhà nghiên cứu Mark Gunzinger cho rằng, ở đây có lẽ bao gồm một số hệ thống con, như máy phát gây nhiễu, vũ khí bắn xa, hệ thống nhử mồi.
Còn theo nhà phân tích Richard Aboulafia, có 3 loại khả năng: Điều này có thể có nghĩa là sản xuất 2 phiên bản có người lái và không có người lái, quan điểm này đã được nói đến từ lâu; điều này có thể có nghĩa là máy bay và hệ thống với loại hình khác nhau – tên lửa, máy bay không người lái và máy bay ném bom, phối hợp hoàn thành nhiệm vụ ném bom; cũng có thể là do các máy bay có quy cách khác nhau, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ khác nhau.
Cột mốc tiếp theo là lựa chọn một trong 2 nhóm. Có phân tích cho rằng, công việc này có khả năng hoàn thành vào đầu năm 2015.
Theo giaoduc.net.vn
Nhượng quyền thu phí Vịnh Hạ Long: Quảng Ninh phân vân vì...
Tập đoàn Bitexco vừa đề xuất với UBND tỉnh Quảng Ninh về nhượng quyền thu phí và quản lý du lịch Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long trong 50 năm.
Theo đề xuất của Tập đoàn Bitexco, phí nhượng quyền ba năm đầu sẽ là 90 tỷ đồng, ba năm tiếp theo là 130 tỷ đồng, sau đó là 160 tỷ đồng. Việc chia lợi nhuận ròng được chia lại cho tỉnh Quảng Ninh theo tỷ lệ là sau ba năm đầu là 20%, sau sáu năm là 30% và sau 10 năm là 50%. Bitexco đưa ra viễn cảnh doanh thu du lịch từ Vịnh Hạ Long đạt ngưỡng 5 tỷ USD (so với hiện tại chỉ là 10 triệu USD).
Vịnh Hạ Long
Tại buổi làm việc ngày 22/7, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Thành khẳng định đây mới chỉ là những bước nghiên cứu ban đầu. Vì vậy, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đề nghị Tập đoàn Bitexco cử các chuyên gia cùng làm việc với sở, ngành liên quan trong tỉnh nhằm làm rõ hơn các nội dung của đề án hợp tác.
Trong khi đó, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhìn nhận, đề xuất nhượng quyền thu phí và quản lý Vịnh Hạ Long 50 năm là quá dài. Việc đề xuất 50 năm thuê vùng đất, vùng nước phải rõ ràng và cần có quy hoạch cụ thể, chi tiết và phải được phép của Thủ tướng Chính phủ.
Ông Hà cũng cho rằng, đề án của Bitexco chưa hề đề cập đến lợi ích của cộng đồng, lợi ích của người dân nói chung và các doanh nghiệp, tổ chức khác đang kinh doanh trên Vịnh Hạ Long. Việc này là không hợp lý, đi ngược với quan điểm, mục tiêu của UNESCO. Hơn nữa, trong đề xuất của mình, Tập đoàn Bitexco đòi được quyền chia sẻ doanh thu với các bên cung cấp dịch vụ khác (tàu thuyền, khách sạn) đang kinh doanh trên Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đọc khẳng định, mục tiêu lớn nhất của sự hợp tác giữa tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Bitexco nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long hiện nay.
Chính vì vậy, Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh đề nghị Tập đoàn Bitexco nên đổi tên đề án thành "Đề án nâng cao chất lượng khai thác dịch vụ Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long", đồng thời tiếp thu các ý kiến tham gia của các sở, ngành, hoàn thiện đề án và tiếp tục làm việc với tỉnh Quảng Ninh trong tháng 8/2014.
Vinh Ha Long được UNESCO công nhận là di san thiên nhiên thê giơi vào năm 1994.
Tâp đoan Bitexco la một trong những tập đoàn kinh tế đa ngành lơn ơ Việt Nam.
Các lĩnh vực hoat đông chinh của tập đoàn này là: sản xuất nước khoáng, đầu tư và kinh doanh bất động sản, thủy điện, đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng giao thông, đầu tư tài chính, đầu tư khai thác khoáng sản, dầu khí...
Theo Báo Đất Việt
Chế tạo thành công sản phẩm sắt từ phế thải bùn đỏ Ngày 17-5, phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc. Trước đó, UBTVQH đã nghe Đoàn giám sát báo cáo chuyên đề về hiệu quả tổng thể về kinh tế, xã hội găn vơi đam bao an ninh, quốc phòng của 02 dự án bô-xit Tân Rai và Nhân Cơ. Theo Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn...