Báo Mỹ tiết lộ thời điểm Israel lên kế hoạch kích nổ máy nhắn tin của Hezbollah
Dẫn lời các quan chức Israel, Trung Đông và Mỹ nắm rõ sự việc, hôm 6/10, tờ The Washington Post đưa tin Tel Aviv đã bắt đầu lên kế hoạch thực hiện chiến dịch phá hoại máy nhắn tin của phong trào Hezbollah ở Liban từ năm 2022.
Bộ đàm được sử dụng bởi thành viên lực lượng Hezbollah tại Beirut, Liban ngày 18/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo nguồn tin, các quan chức giấu tên nói với truyền thông rằng Cơ quan tình báo Israel (Mossad) đã bắt đầu cài thuốc nổ và các thiết bị nghe lén vào máy nhắn tin của phong trào Hezbollah từ năm 2015. Trong 9 năm sau đó, Mossad đã sử dụng các thiết bị này để theo dõi thông tin liên lạc của Hezbollah ở Liban.
Các nguồn tin cho biết Hezbollah đã mua các máy nhắn tin này theo đề xuất của một chuyên gia tiếp thị đáng tin cậy. Người phụ nữ này có liên hệ với công ty Apollo của Đài Loan (Trung Quốc), sau đó người này đã thành lập công ty riêng và được cấp giấy phép bán các thiết bị của Apollo. Nguồn tin tiết lộ thêm vào khoảng năm 2023, chuyên gia tiếp thị này đã đề nghị phong trào Hezbollah ký thỏa thuận về việc mua máy nhắn tin AR924.
Vào năm 2023, Hezbollah bắt đầu nhập khẩu máy nhắn tin AR924 nhỏ từ Apollo. Thực tế, AR924 được một công ty thứ ba tại Israel sản xuất, lắp ráp và cài chất nổ mạnh theo yêu cầu của Mossad.
Video đang HOT
Giới chức Israel tin rằng các thành viên Hezbollah có thể đã tháo rời các thiết bị để kiểm tra độ an toàn, nhưng chất nổ đã được giấu kỹ mà không bị phát hiện.
Trước đó, ngày 17 – 18/9, một loạt các vụ nổ thiết bị điện tử đã làm rung chuyển nhiều khu vực trên khắp Liban khiến 37 người thiệt mạng và trên 3.000 người khác bị thương. Chính phủ Liban và Hezbollah cáo buộc Israel đứng sau vụ tấn công này. Chính quyền Israel không xác nhận cũng không phủ nhận vai trò trong các vụ nổ.
Theo kết quả điều tra sơ bộ do phái đoàn thường trực của Liban tại Liên hợp quốc công bố ngày 19/9, các thiết bị phát nổ đã được gài sẵn thuốc nổ một cách chuyên nghiệp trước khi vào Liban và được kích nổ bằng cách gửi email đến những thiết bị đó.
Một nguồn tin giấu tên từ Liban cho hay thuốc nổ PETN, một trong những loại thuốc nổ mạnh nhất, đã được cài vào hộp pin của các thiết bị trên một cách tinh vi nên cực kỳ khó phát hiện.
Nguồn tin trên cho biết vụ nổ vẫn xảy ra ngay cả khi hộp pin bị tách khỏi phần còn lại của thiết bị. Theo một nguồn tin an ninh khác, khoảng 3 gram thuốc nổ được giấu trong các máy nhắn tin, có vẻ như từ vài tháng trước khi xảy ra các vụ nổ.
Các vụ nổ thiết bị liên lạc trên là đỉnh điểm của chiến dịch kéo dài nhiều tháng của Israel nhắm vào toàn bộ mạng lưới của Hezbollah. Sau đó, phong trào ở Liban đã liên tiếp nã loạt đạn vào miền Bắc Israel, tiếp tục chuỗi giao tranh với Tel Aviv khi nỗi lo về một cuộc chiến tranh lớn hơn gia tăng.
Reuters: IRGC ra lệnh toàn bộ thành viên ngừng sử dụng thiết bị liên lạc
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã ra lệnh cho toàn bộ thành viên ngừng sử dụng các thiết bị liên lạc, sau vụ việc máy nhắn tin, bộ đàm phát nổ hàng loạt tại Liban gây thương vong lớn.
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tại lễ duyệt binh ở Tehran. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Đây là thông tin do hai quan chức an ninh cấp cao của Iran chia sẻ với hãng thông tấn Reuters (Anh) ngày 23/9.
Một trong hai quan chức này cho biết IRGC đang tiến hành chiến dịch quy mô lớn để kiểm tra mọi thiết bị, không chỉ dừng lại ở thiết bị liên lạc.
Theo quan chức này, hầu hết các thiết bị do thành viên IRGC sử dụng đều được sản xuất trong nước, hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc và Nga. Bên cạnh đó, lực lượng IRGC hiện sử dụng mã hóa đầu cuối trong hệ thống nhắn tin.
Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ Iran chưa phản hồi về thông tin Reuters đăng tải.
Vụ nổ máy nhắn tin khắp Liban vào ngày 17/9 và bộ đàm một ngày sau đó đã khiến 39 người tử vong và hơn 3.000 người bị thương. Cả Liban cùng Hezbollah đều cáo buộc Israel đứng đằng sau các vụ tấn công này. Trong khi đó, Israel không phủ nhận và cũng không xác nhận liên quan.
Theo nguồn tin của Reuters, một số máy nhắn tin và bộ đàm phát nổ tại Liban đã được chuyển đến Tehran để các chuyên gia Iran nghiên cứu.
IRGC là lực lượng chính trị, vũ trang, kinh tế tại Iran. IRGC thành lập sau Cách mạng Hồi giáo năm 1979. IRGC sở hữu lực lượng bộ binh, hải quân và không quân riêng, giám sát các vũ khí chiến lược của Iran.
Tái hiện 'bóng ma' chiến tranh Hàng nghìn máy nhắn tin và bộ đàm đã đồng loạt phát nổ ở nhiều khu vực khác nhau trên khắp Liban trong các ngày 17 và 18/9, với mục tiêu được cho là nhằm vào các thành viên của phong trào Hezbollah. Bộ đàm được sử dụng bởi thành viên lực lượng Hezbollah tại Beirut, Liban ngày 18/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN Cùng với...