Báo Mỹ tiết lộ nỗi ám ảnh của nhiều binh sĩ Ukraine
Ở tiền tuyến miền Đông Ukraine, một số binh sĩ Ukraine đã bỏ vị trí do tâm lý bất ổn. Một số khác rơi vào căng thẳng nghiêm trọng và nói rằng họ muốn xin nghỉ phép khi biết quân đội Nga có nhiều lính tiếp viện hơn, Washington Post đưa tin.
Một binh sĩ Ukraine chơi đùa cùng mèo hoang khi đang điều trị tâm lý (ảnh: Washington Post)
Theo tờ báo Mỹ, áp lực tâm lý trên chiến trường đã khiến một số binh sĩ Ukraine tự sát hoặc nhập viện điều trị tâm lý.
Ivanov (binh sĩ Ukraine), 22 tuổi, thường xuyên mơ thấy người chỉ huy đã tử trận hiện về và hét lớn: Xung phong, chúng ta phải làm gì đó.
Mùa thu năm ngoái, Ivanov gặp một lính Ukraine say rượu và cầm lựu đạn đòi tự sát. Anh thuyết phục suốt 4 tiếng để người này từ bỏ ý định.
“Cuối cùng, anh ấy bật khóc. Anh ấy đưa cho tôi quả lựu đạn và đi ngủ”, Ivanov kể.
Ivan Hrebin, 57 tuổi, đang điều trị trong một bệnh viện Ukraine vì căng thẳng quá mức. Ông cho biết tình trạng của mình đã chuyển biến tốt trong vài ngày gần đây.
Hrebin muốn ở lại bệnh viện lâu hơn, nhưng ông đoán mình sẽ sớm phải ra chiến trường.
“Không sợ hãi biến bạn thành một chiến binh giỏi. Nhưng sợ hãi mới là thứ giúp bạn sống sót”, Hrebin nói.
Video đang HOT
Nửa đêm, Andriy Dobrovolskyi, 47 tuổi – binh sĩ Ukraine – giật mình tỉnh dậy. Dobrovolskyi sờ bàn chân trái và nhận ra nó đã bị cắt cụt.
Theo Washington Post, sau hơn 1 năm xung đột, nhiều binh sĩ Ukraine rơi vào tình trạng căng thẳng nghiêm trọng. Một số người tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần. Đây là vấn đề đáng lo ngại khi chiến sự ở miền Đông Ukraine, đặc biệt là ở Bakhmut, ngày càng khốc liệt.
Nhóm binh sĩ Ukraine ngủ trong căn hầm chật chội ở chiến trường Doneskt (ảnh: Washington Post)
Yehor Firsov, 34 tuổi – binh sĩ Ukraine – đã mất 16 đồng đội trong vài tuần gần đây. Theo Firsov, hầu hết đồng đội của anh đều có triệu chứng căng thẳng nghiêm trọng.
Firsov từng nghe thấy một đồng đội, người thường ngày luôn tỏ ra bình tĩnh, la hét trong giấc ngủ về pháo kích của quân đội Nga.
“Chúng tôi luôn căng thẳng, sẵn sàng cho đợt pháo kích tiếp theo”, Firsov nói.
Ngay cả khi nghỉ ngơi, Firsov cũng lo lắng về chiến sự.
“Nếu trời mưa, tôi sợ chiến hào ngập đầy nước”, Firsov nói.
Tại một bệnh viện ở vùng Dnipro (miền Trung Ukraine), bác sĩ tâm lý Oleksandr Fedorets đang điều trị cho nhiều binh sĩ Ukraine. Ông Fedorets cho rằng nhiều lính Ukraine mắc Hội chứng rối loạn căng thẳng cấp tính (ASD).
Một số bệnh nhân của ông Fedorets trốn dưới gầm giường mỗi khi nghe tiếng động mạnh. Nhiều người không thể ngủ. Họ có thể sợ sự yên tĩnh hoặc nghi ngờ những người xung quanh là gián điệp.
“Nhiều bệnh nhân sợ đi ngủ vì khi đó họ dễ mất kiểm soát”, Fedorets nói.
Lính Ukraine chuẩn bị đạn pháo ở Bakhmut (ảnh: CNN)
Trong một cơ sở y tế ở Kharkiv, Maksym Bayda – bác sĩ tâm lý người Ukraine – đang điều trị cho nhiều binh sĩ.
Theo bác sĩ Bayda, trước khi tiếp nhận điều trị, khoảng 10% lính Ukraine có suy nghĩ muốn tự tử. Một nửa trong số này đến từ chiến trường Bakhmut.
“Điều những binh sĩ sợ nhất là thấy lại những cảnh hãi hùng trong quá khứ. Họ phải quay lại chiến trường và sợ sẽ bị pháo kích hoặc mất thêm đồng đội. Sự mệt mỏi gây ra lo lắng, hoang mang”, bác sĩ Bayda nhận xét.
Thành phố Bakhmut ở Donetsk hiện là điểm giao tranh “ nóng” nhất Ukraine.
Hôm 12/3, Tổng thống Ukraine Zelensky tuyên bố, hơn 1.100 binh sĩ Nga thiệt mạng trong chưa đầy 1 tuần ở Bakhmut. Cùng ngày 12/3, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố 220 lính Ukraine ở Bakhmut bị loại khỏi vòng chiến đấu trong chưa đầy 24 giờ.
Nga tiến công mạnh mẽ, Mỹ khuyên Ukraine chờ vũ khí hạng nặng
Các quan chức cấp cao của Mỹ khuyên Ukraine hoãn kế hoạch thực hiện đợt phản công lớn dọc chiến tuyến để chờ đợi các lô vũ khí hạng nặng mới, theo Reuters.
Reuters hôm nay (21/1) dẫn lời các quan chức cấp cao của Mỹ tiết lộ, Washington đã hối thúc Kiev hoãn kế hoạch tiến hành đợt phản công lớn dọc chiến tuyến, để chờ phương Tây cấp thêm vũ khí, cũng như hoàn tất huấn luyện binh sĩ Ukraine sử dụng các loại khí tài đó.
Lính Ukraine lái xe tăng trên một tuyến đường gần Bakhmut hôm 20/1. Ảnh: Reuters
Theo phía Mỹ, hoạt động phản công sẽ "thành công hơn" nếu người Ukraine tận dụng được lợi thế từ vũ khí phương Tây, trong bối cảnh các cuộc giao tranh đang diễn ra ác liệt và Nga có ưu thế hơn về hoả lực pháo binh.
Từ khi chiến sự nổ ra, Mỹ rất tích cực gửi vũ khí sang chiến trường Ukraine. Lầu Năm Góc ngày 20/1 thông báo nước này sẽ "bơm" thêm hàng trăm xe bọc thép cho lực lượng Ukraine sử dụng trong xung đột với Nga, nhưng chưa sẵn sàng gửi xe tăng Abrams.
Một phái đoàn cấp cao của Mỹ, có sự góp mặt của Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman và Phó cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jon Finer đã đến Kiev trong vài ngày gần đây để thảo luận quan chức Ukraine về các khía cạnh của cuộc xung đột.
Sau vài tháng phản công hiệu quả, Ukraine gần đây chịu áp lực và hứng thiệt hại nặng nề trong các cuộc giao tranh với Nga ở tỉnh miền Đông Donetsk, nơi Moscow thành công kiểm soát thị trấn chiến lược Soledar và đang bao vây thị trấn Bakhmut.
Reuters nói rằng, Mỹ dường như gửi thông điệp về việc Ukraine đã hao tổn nhiều nguồn lực để bảo vệ thị trấn Bakhmut, nhưng khả năng cao Nga sẽ vẫn sớm chiếm được Bakhmut.
Mỹ đánh giá việc Ukraine mất Bakhmut sẽ không dẫn đến bất kỳ sự thay đổi chiến lược nào trên chiến trường, bởi vậy, Kiev cần cân nhắc liệu họ có nên đổ quá nhiều tiền bạc và nhân lực chỉ để bảo vệ một thị trấn hay không.
Trong diễn biến liên quan, phía Nga ngày 21/1 khẳng định họ cũng đang tiến công thành công ở mặt trận Zaporizhzhia. "Một ngày qua, quân đội của chúng tôi đã tiến sâu 7km và 'giải phóng' ít nhất 7 khu định cư", ông Vladimir Rogov, quan chức do Nga bổ nhiệm ở Zaporizhzhia viết trên Telegram, hãng tin RiaNovosti dẫn lời.
Nga hiện kiểm soát khoảng 70% Zaporizhzhia nhưng Ukraine vẫn đang nắm giữ thành phố thủ phủ có cùng tên. Lực lượng Ukraine đang gấp rút triển khai công sự phòng thủ gần thành phố Zaporizhzhia để sẵn sàng cho các cuộc giao tranh trong đô thị nếu lực lượng Nga tiếp tục áp sát
Hé lộ số tiền Ukraine chi bảo vệ ông Biden, nhóm Wagner xin thêm đạn Truyền thông Ukraine dẫn lời nhà chức trách nước này tiết lộ, họ đã chi hơn 1,6 triệu USD cho công tác chuẩn bị và tiếp đón Tổng thống Mỹ Joe Biden đến thăm Kiev hồi tháng trước. Ông Biden đã có chuyến công du không báo trước tới thủ đô Ukraine hôm 20/2. Sputnik ngày 12/3 trích dẫn thông tin do báo...