Báo Mỹ: Thua trong cuộc chạy đua vũ khí siêu thanh, nhưng Mỹ đang đi đúng hướng
Việc trang bị tên lửa siêu thanh cho tàu ngầm sẽ mang lại cho Nga một lợi thế đáng kể so với Mỹ và các đồng minh – theo The National Interest.
Mỹ và các đồng minh lo ngại rằng, Nga sẽ sớm đạt được lợi thế chiến lược đáng kể bằng cách đa dạng hóa vũ khí siêu thanh của mình – tờ The National Interest khẳng định.
Dự kiến, Nga sẽ là quốc gia đầu tiên có thể sử dụng tên lửa siêu thanh không chỉ trên không, trên bộ và trên mặt nước, mà còn cả dưới nước. Sắp tới, tên lửa hành trình “ Zircon” sẽ được trang bị cho tàu ngầm hạt nhân loại K-561 “Kazan”.
Tên lửa “Zircon”, theo công bố, có thể bay với tốc độ 8 Mach, tức là trên thực tế, các mục tiêu sẽ không có thời gian để tránh được vụ tấn công. Thêm một vấn đề nữa là phần lớn các hệ thống phòng thủ tên lửa đều được tối ưu hóa để chống lại các mối đe dọa hiện hữu, chứ chưa có khả năng chống lại các loại tên lửa di chuyển với tốc độ cao hơn đáng kể so với tốc độ âm thanh.
Việc trang bị tên lửa siêu thanh cho tàu ngầm sẽ mang lại cho Nga một lợi thế đáng kể so với Mỹ và các đồng minh. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Ngoài ra, các tên lửa như vậy thường di chuyển với tốc độ quá cao, đến mức lớp plasma hình thành trên bề mặt có thể giúp chúng hấp thụ các tia của radar. Kết quả là, các hệ thống phòng thủ không thể nhận ra được sự tiếp cận của tên lửa.
Không những thế, tàu ngầm có thể lặn sâu dưới nước trong vài ngày, nơi chúng gần như không thể bị phát hiện. Do đó, như The National Interest lưu ý, tốc độ cao của vũ khí siêu thanh, kết hợp với sự tiếp cận quá gần mục tiêu mà tàu ngầm có thể mang lại, không cho đối phương thời gian để phản ứng.
“ Tại thời điểm hiện tại, chúng ta không có các hệ thống như Nga và Trung Quốc đang sở hữu, và cũng không đủ khả năng phòng vệ trước các hệ thống như vậy. Chúng ta sẽ rơi vào thế bất lợi, nếu như họ quyết định sử dụng chúng” – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách nghiên cứu và công nghệ, ông Michael Douglas Griffin, cho biết. Ông Griffin là người không ít lần lên tiếng về sự tụt lại phía sau của Washington so với Matxcơva và Bắc Kinh.
Nhận định của Thứ trưởng Griffin còn được xác nhận bởi Vụ Khảo cứu Quốc hội (trực thuộc Thư viện Quốc hội Mỹ). Cơ quan này kết luận rằng Nga đang nỗ lực nâng cấp vũ khí siêu thanh của mình để có thể vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Theo The National Interest, tại thời điểm hiện tại, Không quân Mỹ bắt tay với tập đoàn công nghiệp quốc phòng Lockheed Martin, đang nghiên cứu để chế tạo ra tên lửa siêu thanh của riêng mình, để cố gắng bắt kịp các đối thủ cạnh tranh. Ấn phẩm Mỹ gọi đây là một “ bước đi đúng hướng“, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng, trong cuộc đua vũ khí siêu thanh, mọi thứ chưa phải là quá muộn đối với Mỹ.
(Nguồn: National Interest)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Tên lửa siêu thanh 3M22 "Zircon" của Nga khiến mọi radar bất lực?
Hãng tin Avia.pro cho biết tên lửa siêu thanh 3M22 "Zircon" của Nga sẽ bất chấp mọi radar nhờ được làm từ vật liệu composite độc đáo, bao gồm carbon và sợi carbon.
Ngoài ra, vật liệu này cũng giúp tên lửa có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều.
Theo Avia.pro, vật liệu hỗn hợp của Zircon sẽ tương tự với KIMF vốn được dùng trong tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm 3M37 Skiff. Được sản xuất bởi nhà máy Chelyabinsk UMATEX, KIMF là một vật liệu nhẹ nhưng chắc chắn, giúp bảo vệ tốt đối với nhiệt độ cao.
Nguồn tin được Avia.pro dẫn lời cho biết một tên lửa Zircon có thể di chuyển với tốc độ 10.000 km/h và nó sẽ nóng đến nỗi trông giống như một quả cầu lửa khổng lồ lướt qua bầu trời.
"Kẻ địch sẽ không thể nhìn thấy tên lửa này trên radar của họ, nhưng có thể nhìn thấy nó lao tới từ phía chân trời" - một chuyên gia giấu tên cho biết.
Đầu tháng 9, hãng tin Popular Mechanics cho biết phòng thủ của Mỹ ở mức độ công nghệ hiện tại sẽ chỉ có khoảng 20 giây để bắn hạ tên lửa siêu thanh này.
"Thời gian đó gần như không thể đủ để chỉ huy xử lý những gì đang xảy ra, chưa kể tới việc phóng tên lửa để bắn hạ mục tiêu siêu thanh đang lao tới" - Popular Mechanics nói.
Hồi tháng 2, TT Nga Putin chính thức giới thiệu tên lửa này và tiết lộ rằng nó có thể bay với vận tốc Mach 9 (gần 11.000km/h) với tầm xa 1.000km.
Hải Yến
Theo giaoducthoidai/Sputnik
Uy lực đáng sợ tuần dương nguyên tử hạng nặng lớn nhất thế giới của Hải quân Nga Truyền thông phương Tây đang tỏ ra lo lắng khi Hải quân Nga sắp phục hồi xong và biên chế trở lại tàu chiến hạt nhân lớn nhất thế giới do Liên Xô chế tạo. Tạp chí Military Watch phân tích uy lực và tính năng đáng sợ của tàu hạt nhân Đô đốc Nakhimov, dự kiến sẽ biên chế trở lại trong...