Báo Mỹ : Thách thức không tưởng với TQ nếu quyết thu hồi Đài Loan bằng vũ lực
Gầm rú trên bầu trời, chiến đấu cơ F-16V của Đài Loan hạ cánh nhẹ nhàng xuống đường cao tốc, gấp rút tiếp nhiên liệu, vũ khí rồi lại tiếp tục cất cánh. Đó là cách Đài Loan tiếp tục chiến đấu khi các sân bay bị đối phương phá hủy.
Pháo binh Đài Loan tập trận bắn đạn thật.
Theo CNN, đối với hòn đảo Đài Loan, những cuộc tập trận, huấn luyện không ngừng chỉ duy nhất nhằm mục tiêu ngăn quân đội Trung Quốc đổ bộ chiếm đảo.
Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình đã trỗi dậy mạnh mẽ và chính ông Tập cũng từng nhắc đến mục tiêu thu hồi Đài Loan bằng mọi giá, kể cả phải dùng vũ lực.
Trong một cuộc tập trận hồi tháng 5, giới chức quân sự Đài Loan từng nhắc đến tâm lý luôn sẵn sàng chiến đấu. “Dĩ nhiên, chúng tôi không muốn chiến tranh, nhưng chỉ có cách làm mình mạnh hơn nữa thì mới có thể bảo vệ được bản thân”, thiếu tướng Đài Loan Chen Chung-Chi nói. “Nếu Trung Quốc muốn hành động thì sẽ phải trả giá đắt”.
Cuộc đối đầu không cân sức
Thoạt nhìn, cuộc đối đầu giữa Đài Loan và Trung Quốc giống như gã khổng lồ Goliath và chàng tí hon David. Bởi Trung Quốc quá chênh lệch với Đài Loan, cả về tiềm lực quân sự, số dân, và sự giàu có.
Với gần 1,4 tỉ người, Trung Quốc là quốc gia có số dân đông nhất thế giới, phạm vi lãnh thổ lớn thứ 5 thế giới. Đài Loan chỉ là hòn đảo có diện tích tương đương bang Maryland của Mỹ.
Nền kinh tế Trung Quốc đứng thứ hai chỉ sau Mỹ, còn Đài Loan không vào được top 20.
Xét trên phương diện quân sự, Trung Quốc có 1 triệu quân, gần 6.000 xe tăng, 1.500 chiến đấu cơ, 33 tàu khu trục. Trong khi đó, theo số liệu của Mỹ, Đài Loan chỉ có 800 xe tăng, 350 chiến đấu cơ, và 4 tàu khu trục, với quân số 150.000.
Theo CNN, một nghiên cứu quân sự nội bộ của Trung Quốc đã chỉ ra rằng, một cuộc đổ bộ lên đảo Đài Loan sẽ hết sức khó khăn và thương vong lớn.
Video đang HOT
Cán cân quân sự Trung Quốc-Đài Loan chênh lệch rõ rệt.
“Quân đội Đài Loan hết sức chuyên nghiệp, lại được chuyên gia Mỹ huấn luyện”, tác giả Ian Easton bình luận trong cuốn sách “Mối đe dọa Trung Quốc xâm lược”. Bên cạnh đó, Đài Loan có lợi thế địa hình rất dễ phòng thủ.
Trong cuốn sách, Easton mô tả cuộc đổ bộ của Trung Quốc “sẽ cực kỳ khó khăn và đẫm máu”.
Kế hoạch thu hồi Đài Loan bằng vũ lực
Kế hoạch thu hồi Đài Loan, được mô tả nội bộ là “Chiến dịch Tấn công Kết hợp”, bắt đầu với đợt ném bom trên diện rộng, nhằm vào hải cảng, sân bay quân sự Đài Loan.
Không quân Trung Quốc có nhiệm vụ kiểm soát bầu trời phía trên Đài Loan. Một khi đạt mục tiêu, binh sĩ Trung Quốc sẽ bắt đầu đổ bộ từ phía tây hòn đảo. Sở dĩ chọn phía tây vì phía đông là khu vực hiểm trở, không dễ để dựng căn cứ và cũng xa đại lục.
Chiến dịch đổ bộ quy mô lớn hiện đang là hạn chế của quân đội Trung Quốc. Theo báo cáo năm 2019 trình lên Quốc hội Mỹ, Lầu Năm Góc đánh giá Trung Quốc có 37 tàu đổ bộ cỡ lớn và 22 tàu cỡ nhỏ, cũng như nhiều tàu dân sự.
Con số này có thể đủ để chiếm đảo nhỏ, nhưng với Đài Loan thì vẫn là quá ít. Báo cáo của Lầu Năm Góc nhấn mạnh rằng, Trung Quốc chưa thể mở rộng lực lượng đổ bộ trong thời gian ngắn.
Trực thăng Apache Đài Loan mua của Mỹ tập trận trên bầu trời.
“Không quân Đài Loan có thể đánh chìm trới 40% số tàu đổ bộ của Trung Quốc trong những ngày đầu xảy ra xung đột, khiến cho mục đích đổ bộ chiếm đảo gần như không thể đạt được”, các chuyên gia đánh giá.
Theo Easton, Bắc Kinh cũng không có nhiều lựa chọn vị trí đổ bộ, vì yêu cầu là phải gần cả đại lục và gần những thành phố chiến lược như Đài Bắc.
Đài Loan đã và đang đào hầm, xây dựng căn cứ ngầm kiên cố dọc bờ biển, sẵn sàng cho một cuộc chiến lâu dài.
Bên cạnh đó, Đài Loan cũng sở hữu hàng loạt tên lửa chống hạm, tên lửa hành trình uy lực và một lượng lớn pháo binh rải rác gần bờ biển.
“Chiến lược phòng thủ Đài Loan hoàn toàn tập trung vào phòng vệ trước Trung Quốc”, Easton nói.
Trung Quốc có thể đổ quân từ trên trời, nhưng Bắc Kinh cũng không có một lượng lớn lính dù đủ cho cho chiến dịch.
Cuối cùng, một khi đặt chân lên đảo, Trung Quốc sẽ phải đối phó với 150.000 binh sĩ Đài Loan và 2,5 triệu quân dự bị, báo hiệu một cuộc xung dột dai dẳng chưa rõ ngày chiến thắng.
Cũng cần phải nhắc đến Mỹ trong vai trò răn đe Trung Quốc tấn công Đài Loan. Không rõ Mỹ có can thiệp nếu Trung Quốc đổ bộ chiếm đảo hay không, nhưng Washington từ lâu đã cung cấp vũ khí và đảm bảo rằng Đài Loan đủ sức đối phó với các mối đe dọa.
Theo Danviet
Đài Loan tập trận bắn đạn thật rầm rộ ngăn TQ "chiếm đảo"
Lực lượng vũ trang Đài Loan đã huy động xe tăng, rocket, trực thăng trong cuộc diễn tập ngăn "đối phương chiếm đảo" đầu tiên trong năm 2019.
Đài Loan tập trận rầm rộ kể từ ngày 17.1.
Theo CNN, cuộc tập trận diễn ra ở khu vực Kaoshung, trong đó Đài Loan gấp rút đưa các khí tài quân sự đến một bãi biển trong tình huống giả định "đối phương đổ bộ chiếm đảo".
"Quân đội chúng tôi sẵn sàng đối phó với mọi mối đe dọa... bao gồm cả từ Trung Quốc", tướng Đài Loan Chen Chung-chi nói.
"Các cuộc tập trận này nhằm dựa trên nguyên tăc sẵn sàng chiến đấu khi chiến tranh nổ ra", ông Chen nói. "Chúng tôi luôn sẵn sàng bảo vệ chủ quyền và tự do".
Ông Chen không tiết lộ số lượng binh sĩ tham gia tập trận cũng như các khí tài quân sự cụ thể. Giai đoạn đầu của cuộc tập trận sẽ kéo dài cho đến hết tháng Giêng.
Trực thăng Đài Loan xuất hiện trong cuộc tập trận.
Đài Loan trong quá khứ từng nhiều lần tập trận. Nhưng cuộc tập trận lần này được chú ý đặc biệt vì nó diễn ra sau các tuyên bố cứng rắn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về vấn đề Đài Loan.
Trong bài phát biểu hồi đầu năm, ông Tập khẳng định Đài Loan sớm muộn sẽ "thống nhất với Trung Quốc" và để ngỏ khả năng sử dụng vũ lực.
Tướng quân đội Trung Quốc hôm 15.1 cũng gửi thông điệp đến tư lệnh hải quân Mỹ, rằng "nếu có ai muốn chia cắt Đài Loan khỏi Trung Quốc thì quân đội Trung Quốc sẽ làm mọi cách để bảo vệ sự thống nhất cũng như chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ".
Trong những năm qua, Đài Loan không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự, bao gồm việc tự sản xuất các vũ khí hiện đại và mua thêm trang thiết bị từ Mỹ.
Đài Loan đã bắt đầu tập trận quân sự rầm rộ, ngăn đối phương chiếm đảo.
Trung Quốc cũng ráo riết cải cách quân sự, chế tạo vũ khí mới để mở rộng năng lực sẵn sàng cho các cuộc xung đột trong khu vực, đặc biệt là trong vấn đề Đài Loan, theo báo cáo của Mỹ.
Đài Loan và Trung Quốc chia cắt vào năm 1949 sau cuộc nội chiến đẫm máu. Bắc Kinh luôn coi hòn đảo là một phần Trung Quốc và muốn Đài Loan đi theo mô hình của Hong Kong.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tôn trọng chính sách "Một Trung Quốc", nhưng vẫn cấp vũ khí cho Đài Loan với mục đích tự vệ.
Gần đây, chính quyền Trump đã chọc giận Bắc Kinh khi cho phép các nhà thầu Mỹ bán công nghệ tàu ngầm cho Đài Loan. Các quan chức cấp cao Mỹ cũng được phép đến Đài Loan theo đạo luật mới.
Theo Danviet
Tướng Trung Quốc cảnh báo sắc lạnh Mỹ về vấn đề Đài Loan Tướng quân đội Trung Quốc hôm 15.1 kêu gọi tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng cảnh báo Bắc Kinh sẽ không tha thứ "bất kỳ sự can thiệp bên ngoài nào" trong vấn đề Đài Loan. Tướng Trung Quốc Li Zuocheng. Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), tướng Li Zuocheng, Tổng tham mưu...