Báo Mỹ: Tên lửa của Kim Jong-un hóa ra có mặt tích cực?
Tờ National Interest cho rằng, chính sự hiện diện của ICBM Triều Tiên có thể đem đến một giai đoạn hòa bình và ổn định.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Theo National Interest, quyết định của nhà lãnh đạo Kim Jong-un về việc đưa Triều Tiên vào nhóm số ít các quốc gia trên thế giới sở hữu tên lửa đạn đạo liên tục địa (ICBM) được nhiều chuyên gia phác họa như một cơn ác mộng.
Nhưng tờ báo này cho rằng, ông Kim với khả năng ra lệnh phóng tên lửa hạt nhân nhằm vào Mỹ, lại đem đến những điều tích cực không ngờ. Đó là bởi sự hiện diện của ICBM Triều Tiên có thể đem đến một giai đoạn hòa bình và ổn định.
Theo National Interest, việc chế tạo tên lửa hạt nhân tầm xa mang đến năng lực răn đe và sự bảo vệ cho quốc gia sở hữu nó. Không một quốc gia nào muốn tấn công đối phương sở hữu vũ khí hạt nhân, từ đó hướng đến giải pháp hòa bình để hạ nhiệt căng thẳng.
Trên thực tế, nhà lý luận quan hệ quốc tế nổi tiếng người Mỹ Kenneth Waltz từng đề nghị trao giải Nobel hòa bình cho người chế tạo vũ khí hạt nhân. Bởi đánh giá trên phương diện lịch sử, sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân luôn nhằm mục đích hướng đến hòa bình.
Video đang HOT
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 đầu tiên của Triều Tiên.
60 năm trước, nước Mỹ từng hết sức lo lắng khi Liên Xô lần đầu tiên thử thành công ICBM. Nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev khi đó là một bí ẩn với phương Tây. Không ai biết ông Khrushchev muốn làm gì trong cuộc đối đầu căng thẳng với Mỹ.
Ngày 21.8.1957, Liên Xô lần đầu phóng thử tên lửa đạn đạo R-7, đánh trúng mục tiêu cách xa hàng ngàn km. 3 năm sau đó, Liên Xô đưa tên lửa đạn đạo liên lục địa vào biên chế quân đội, tạo ra mối đe dọa thường trực với Mỹ.
Cách phản ứng của Mỹ khi đó là sự “hoảng loạn”. Thượng nghị sĩ Henry Jackson từng nói, “đó là quãng thời gian đáng quên và nguy hiểm” với nước Mỹ.
Nhiều người Mỹ, bao gồm cả Tổng thống Dwight Eisenhower khi đó hiểu rằng việc Liên Xô sở hữu vũ khí hạt nhân tầm xa chỉ nhằm mục đích phòng thủ. Nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev nhân cơ hội này từng nói: “ Chiến tranh giữa hai khối sẽ tạo nên thảm họa hủy diệt không thể tưởng tượng nổi, hay nói cách khác là không thể xảy ra”.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát quá trình chuẩn bị trước khi phóng tên lửa.
Nắm trong tay vũ khí hạt nhân, Liên Xô giảm quy mô quân đội thường trực, tận dụng cơ hội để gây sức ép chính trị lên phương Tây. Đó là lúc mà vũ khí hạt nhân tạo ra cán cân ngăn phương Tây can thiệp vào Ai Cập, Syria và đáng chú ý nhất là cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.
Lãnh đạo Liên Xô khi đó cũng luôn biết rút lui mỗi khi căng thẳng lên đến đỉnh điểm. Ngày nay, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng đang làm điều tương tự. Mọi mối đe dọa hủy diệt Mỹ bằng tên lửa hạt nhân Triều Tiên chỉ nhằm ngăn Washington can thiệp vào nước này.
National Interest nhận định, ông Kim đang tạo ra sự ổn định và an ninh bằng cách sở hữu ICBM. Nhưng cũng giống như lãnh đạo Liên Xô trước đây, ông Kim sẽ đánh mất tất cả những ưu thế này nếu dùng đến hạt nhân.
Trên thực tế, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã hoãn kế hoạch tấn công đảo Guam để chờ thêm phản ứng từ Mỹ. Ông Kim cũng sẽ không “nhấn nút” hạt nhân, trừ khi đất nước Triều Tiên bị đe dọa.
National Interest kết luận, Mỹ từng trải qua mối đe dọa hạt nhân với Liên Xô cách đây 60 năm một cách hòa bình và đó là điều mà giới lãnh đạo ở Washington ngày nay cần phải lưu ý đến.
Theo Danviet
Triều Tiên có thể đang chế tạo ICBM bắn được tới Washington
Triều Tiên được cho là đang phát triển một mẫu tên lửa mới có thể tấn công toàn bộ lãnh thổ Mỹ, bao gồm cả New York và Washington.
Biểu đồ mô phỏng tên lửa Hwasong-13 xuất hiện trong bức ảnh do truyền thông Triều Tiên công bố ngày 23/8. Ảnh: KCNA.
Các chuyên gia vũ khí nhận định bằng việc công khai hình ảnh về thiết kế tên lửa mới, Triều Tiên đã truyền đi thông điệp rằng Bình Nhưỡng đang phát triển một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mạnh hơn bất kỳ tên lửa nào nước này từng phóng thử, Reuters hôm nay đưa tin.
Truyền thông nhà nước Triều Tiên ngày 23/8 công bố các bức ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un đứng bên cạnh biểu đồ mô phỏng loại tên lửa ba tầng Hwasong-13. Sau khi xem xét kỹ lưỡng những hình ảnh trên, các chuyên gia tên lửa đánh giá nếu phát triển thành công, tên lửa này có thể vươn tới bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ Mỹ, bao gồm cả Washington và New York. Tuy nhiên, hiện chưa có bằng chứng cho thấy nó đã hoàn thiện. Do chưa được phóng thử nên phương Tây không thể tính toán tầm bắn của tên lửa.
Theo các chuyên gia, tên lửa ba tầng sẽ mạnh hơn ICBM hai tầng Hwasong-14 từng được Triều Tiên phóng thử hai lần hồi tháng 7. Nhà chức trách cùng các chuyên gia Mỹ và Hàn Quốc nhận định Hwasong-14 có thể đạt tầm bắn khoảng 10.000 km và có khả năng tấn công nhiều khu vực thuộc nước Mỹ, nhưng không thể vươn tới Bờ Đông.
Trong khi đó, một tên lửa với tầm bắn hơn 11.000 km có thể tấn công cả Washington và New York dù được phóng từ bất kỳ đâu ở Triều Tiên.
"Chúng ta nên coi Hwasong-13 là mẫu ICBM có tầm bắn 12.000 km và đủ sức tấn công toàn bộ nước Mỹ", ông Kim Dong-yub, chuyên gia quân sự thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông ở Seoul, nhấn mạnh.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Triều Tiên có thể đang phát triển hai loại tên lửa mới Truyền thông quốc gia Triều Tiên hôm nay đăng các bức ảnh cho thấy nước này có thể đang phát triển một hoặc hai tên lửa mới. Sơ đồ tên lửa Pukguksong-3 xuất hiện trong bức ảnh do truyền thông Triều Tiên công bố ngày 23/8. Ảnh: KCNA. Bức ảnh do hãng tin KCNA công bố hôm nay cho thấy có một sơ...