Báo Mỹ: Sự kiện Crimea là “thất bại vĩ đại” của CIA
Trải qua những sự kiện chính trị ở Ukraine và Crimea, tại nước Mỹ ngày càng vang lên nhiều ý kiến chỉ trích gay gắt nhắm vào chính quyền và cơ quan tình báo trung ương Mỹ CIA.
Chẳng hạn, khi biết tin Afghanistan ủng hộ lập trường của Nga với Crimea, cựu lãnh đạo Lầu Năm Góc Donald Rumsfeld đã phê bình gay gắt khả năng yếu kém của giới chức lãnh đạo Nhà Trắng và Lầu Năm Góc vì thiếu khả năng thuyết phục các đồng minh thân thiết như Kabul.
Vì sao lại xảy ra chuyện tình báo Mỹ “ngủ quên” về Crimea? Câu hỏi này bây giờ được nêu lên tại Washington, bởi cả Nhà Trắng lẫn đồi Capitol đều bất ngờ với tiến trình phát triển sự kiện ở bán đảo này. Mỹ đã không kịp trở tay trước những hành động của Nga. Đến khi họ ý thức tình hình đang trở nên rất xấu thì “sự cũng đã rồi”.
Hiện giới chức Hoa Kỳ đang sửa soạn bắt đầu cuộc điều tra về hoạt động của CIA và tình báo quân sự thuộc Lầu Năm Góc vì những yếu kém và sai lầm chết người, có hệ thống của họ trong dự đoán, tư vấn cho chính phủ và trong xử lý các sự vụ quốc tế.
Video đang HOT
Tờ Wall Street Journal mỉa mai, thất bại “vĩ đại” của tình báo đã làm ngân sách Nhà nước Hoa Kỳ tốn phí 52 tỷ 600 triệu USD một năm. Hoạt động nghe lén cơ bản là không đem lại kết quả, đã không nắm được ý đồ của đối phương lại còn mang lại nhiều rắc rối đối với các đồng minh.
Tờ báo này cũng ca ngợi, khả năng duy trì bảo mật rất tốt của Nga, vì chưa bao giờ Mỹ nắm được ưu thế về thông tin khi đối đầu với Nga. Ngoài Crimea ra, trước đây Washington cũng đã “ngã ngửa người” trước các ngón đòn mà Moscow đưa ra trong xử lý sự vụ ở Gruzia năm 2008, Syria năm 2013.
Nguồn tin của báo nói thêm: “Nội bộ chính quyền Obama hiện đang ngập trong tình trạng cáu bẳn và kích động – điều chưa bao giờ xảy ra như thế”.
Theo ANTD
Nước Mỹ 2014: Quyết đấu và chia rẽ
Dù đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đã tạm hưu chiến, bắt tay nhau để đạt được thỏa thuận nới mức trần nợ công nhằm tránh cho nước Mỹ không lâm vào phá sản trong năm 2013 song cuộc chiến giữa hai "kỳ phùng địch thủ" này không vì thế mà dịu đi trong năm 2014 sắp tới.
Cuộc đấu quyền lực giữa 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ hứa hẹn sẽ căng thẳng trong năm 2014
Nước Mỹ sắp khép lại năm 2013 với những gam màu sáng tối đan xen. Sáng là cường quốc kinh tế số một thế giới này đã tăng tốc trở lại sau thời gian dài trì trệ từ khủng hoảng năm 2008, cùng với đó là tỷ lệ thất nghiệp đang giảm dần từ mức cao kỷ lục. Bên cạnh đó, mảng tối là cuộc đấu đá quyền lực giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa chi phối chính trường Mỹ lên tới mức cựu ứng cử viên Tổng thống Mỹ John McCain phải thốt lên rằng trong 30 năm tại Quốc hội Mỹ chưa bao giờ thấy bầu không khí trong Quốc hội lại "độc hại như hiện nay".
Cuộc đấu đá quyền lực này đã khiến người dân Mỹ càng nhận thấy rõ hơn Dân chủ hay Cộng hòa đều vì quyền lực và lợi ích của đảng mình là chính chứ không phải lợi ích chung của người dân hay nước Mỹ. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Barack Obama (trừ Tổng thống Richard Nixon do dính vào vụ tai tiếng Watergate) cũng như hai đảng Dân chủ và Cộng hòa xuống tới mức thấp nhất trong lịch sử, theo cuộc thăm dò dư luận trước kỳ nghỉ Giáng sinh và năm mới.
Trong khi đó năm 2014 là năm có cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ quan trọng, quyết định chính đảng nào sẽ kiểm soát quyền lực trên đồi Capitol. Hiện đảng Dân chủ của Tổng thống Obama đang chiếm đa số tại Thượng viện muốn thông qua cuộc bầu cử giành nốt quyền kiểm soát Hạ viện hiện đang nằm trong tay đảng Cộng hòa, song phía Cộng hòa cũng đang nuôi hy vọng vừa giữ vững Hạ viện 435 ghế, vừa đưa Thượng viện vào tầm kiểm soát của mình trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11-2014.
Bởi thế, cuộc chiến giành quyền lực trên đồi Capitol hứa hẹn sẽ diễn ra quyết liệt ngay sau kỳ nghỉ Giáng sinh và năm mới 2014 giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Cuộc quyết đấu này được cho là tập trung vào các chương trình nghị sự lớn chi phối mối quan tâm của người dân Mỹ trong năm tới như việc triển khai luật chăm sóc khỏe (còn gọi là đạo luật ObamaCare), cải tổ đạo luật nhập cư, dự luật nông trại, dự luật phúc lợi thất nghiệp... và cùng với đó là tranh cãi xung quanh giới hạn quyền lực của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) sau vụ điệp viên Edward Snowden.
Tổng thống Obama của đảng Dân chủ đã "đặt cược" vào dự luật ObamaCare dẫn tới cuộc "quyết chiến" với đảng Cộng hòa khiến Chính phủ Mỹ phải đóng cửa 16 ngày và nước Mỹ suýt rơi vào cảnh vỡ nợ nên việc đạo luật này được thông qua đã được xem là thắng lợi của cá nhân Tổng thống Obama cũng như đảng Dân chủ nói chung. Dù thua hiệp đầu song đảng Cộng hòa vẫn đủ sức gây khó dễ và thậm chí là "thiệt hại nặng" cho Tổng thống Obama và phe Dân chủ nếu những người trẻ tuổi không mặn mà với ObamaCare khi đạo luật này đi vào cuộc sống trong năm tới.
Kết cục của các cuộc chiến quyền lực trong năm 2014 không chỉ quyết định liệu Tổng thống Obama có cơ hội để thực thi nghị trình của ông trong hai năm cuối nhiệm kỳ Tổng thống hay không mà còn ảnh hưởng tới lợi thế của ứng cử viên tiềm năng cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa khi khởi động cuộc chạy đua vào Nhà Trắng sẽ khởi động ngay từ cuối năm 2014. Trong khi đó, theo giới quan sát, cuộc đấu càng quyết liệt thì chính trường và nước Mỹ sẽ lại càng chia rẽ sâu sắc.
Theo ANTD
Tổng thống Obama: 'Nga mắc sai lầm lịch sử' Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua nói rằng Nga đang mắc sai lầm lịch sử và lặp lại lời kêu gọi tổng thống Nga chấm dứt những hành động quân sự đang diễn ra ở Ukraine. Obama: 'Nga không thể triển khai binh sĩ' Tướng Ivan Buvaltsev (phải), chỉ huy lực lượng trực chiến của quân đội Nga, báo cáo với Tổng...