Báo Mỹ: Quan hệ Mỹ-Trung Quốc sẽ dẫn tới điểm bùng phát
Theo Sputnik, trong bài viết đăng trên tờ “The National Interest” của Mỹ, nhà nghiên cứu Ryan Pikrell thuộc Đại học Sư phạm Hoa Trung ở Vũ Hán cho rằng quan hệ Mỹ-Trung chắc chắn sẽ dẫn tới một điểm bùng phát, cho dù hai nước có thể sẽ có cách giải quyết các cuộc xung đột hoặc là về quân sự hoặc là về ngoại giao.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama. (Ảnh: Reuters)
Theo vị chuyên gia, Trung Quốc đưa ra khái niệm ổn định chiến lược giữa Bắc Kinh và Washington như là “mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới,” trong đó ngụ ý tôn trọng hệ thống chính trị và lợi ích quốc gia của mỗi bên. Việc áp dụng mô hình mới sẽ tạo môi trường thuận lợi cho Trung Quốc phát triển, cho phép Bắc Kinh trở thành một cường quốc có ảnh hưởng ở châu Á mà không xung đột với các siêu cường.
Tuy nhiên, ông Pikrell lưu ý Washington lại tin rằng mô hình mới này không phù hợp với các lợi ích quốc gia của Mỹ. Theo ông, việc nhất trí với đối thủ địa chính trị chiến lược sẽ làm hạn chế quyền bá chủ của Mỹ, khiến nước này đánh mất đi một phần sức mạnh và tầm ảnh hưởng.
Ông Pikrell đồng thời cho rằng vấn đề nguy hiểm nhất đối với cả Bắc Kinh và Washington là tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Đối với Trung Quốc, vì lịch sử của họ, vấn đề chủ quyền lãnh thổ liên quan đến sự tồn vong của chế độ, theo cái cách vượt lên trên tất cả mọi tranh cãi và bất đồng. Trong khi đó, Mỹ coi tuyên bố chủ quyền và hành động để khẳng định tuyên bố đó của Trung Quốc là sự bành trướng, khiêu khích nhằm vào các đồng minh và đối tác chiến lược của Mỹ.
Video đang HOT
Cũng theo chuyên gia này, trong tình hình hiện nay, không thể giải quyết xung đột mà không làm tổn hại lợi ích của bất cứ bên nào. Căn cứ vào mức độ quả quyết của cả Mỹ và Trung Quốc cũng như việc hai nước nhất quyết duy trì cách tiếp cận của mình, vị chuyên gia kết luận cuộc khủng hoảng đã đi đến chỗ không thể quay đầu./.
Theo Vietnam
Báo Mỹ: Bắc Kinh phải thận trọng hơn ở Biển Đông
Bắc Kinh phải thận trọng hơn ở Biển Đông vì xung đột gây hậu quả vô cùng tai hại cho thương mại thế giới, đặc biệt đối với bản thân Trung Quốc.
Bắc Kinh phải thận trọng hơn ở Biển Đông vì xung đột gây hậu quả vô cùng tai hại cho thương mại thế giới, đặc biệt đối với bản thân Trung Quốc.
Đó là kết luận của bài xã luận đăng trên báo The Washington Post. Báo này khuyến cáo Bắc Kinh phải thận trọng hơn ở Biển Đông sau những động thái mới nhất của Mỹ nhằm răn đe tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở khu vực.
Bài xã luận đăng vào đêm 25/8 (giờ địa phương) điểm qua những hành động cụ thể của Washington trong thời gian gần đây và đơn cử một báo cáo do Bộ Quốc phòng Mỹ công bố tuần trước, vạch ra chiến lược an ninh biển của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương để chống lại các hành vi khiêu khíchcủa Trung Quốc trong khu vực.
Báo The Washington Post nêu rõ rằng báo cáo của Lầu Năm Góc được soạn thảo do yêu cầu của Quốc hội Mỹ.
Đô đốc Harry Harris Jr., Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, tố cáo Bắc Kinh đang xây đảo nhân tạo ở Biển Đông với ý đồ lấn chiếm biển đảo.
Hồi cuối tháng 3/2015, Đô đốc Harry Harris Jr., Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đã tố cáo Bắc Kinh đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông với ý đồ lấn chiếm biển đảo. Đô đốc Harry Harris gọi việc Trung Quốc bồi đắp trái phép đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa là xây "Vạn lý Trường thành bằng cát" trên biển.
Báo cáo của Lầu Năm Góc cung cấp thêm nhiều chi tiết mới đáng lo ngại. Kể từ tháng 12/2013 khi Bắc Kinh bắt đầu lấp biển đắp đảo, Trung Quốc đã nới rộng 7 trong số 8 rạn san hô bãi đá ngầm mà nước này đánh chiếm ở quần đảo Trường Sa và cho tới tháng Sáu năm nay, đã lấn biển tạo ra hơn 2.900 mẫu anh đất đai. Chỉ nội trong vòng 20 tháng, Trung Quốc đã tạo ra một diện tích đất đai mới lớn gấp 17 lần tổng diện tích đất đai mà các nước có tranh chấp khác lấn biển trong suốt 40 năm qua.
Nếu các đảo nhân tạo này trở thành các tiền đồn quân sự với đầy đủ các bến cảng và đường băng cho tàu chiến, máy bay quân sự, thì Trung Quốc có thể củng cố các tuyên bố chủ quyền trong vùng biển này và đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với Mỹ vốn đã cam kết sẽ bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông.
Lầu Năm Góc lưu ý rằng Trung Quốc đã sử dụng lực lượng tuần duyên theo từng bước tiến tuần tự để tăng quyền kiểm soát trong vùng biển tranh chấp mà không làm cho căng thẳng leo thang căng thẳng thành xung đột quân sự.
Trong khi đó, hãng tin Reuters 27/8 đưa tin giàn khoan dầu nước sâu 981 gây ra đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc năm ngoái, sẽ tiếp tục khoan tại một địa điểm gần bờ biển Việt Nam.
Giàn khoan dầu 981, vốn được dời đi nơi khác hồi tháng 7 năm ngoái, lại được kéo trở lại vùng biển này trong tháng 6 năm nay để thăm dò dầu khí.
Trước đó, Cục Hải sự Trung Quốc từng cho biết giàn khoan 981 tiến hành các hoạt động khoan thăm dò đến ngày 20/8. Tuy nhiên một thông báo mới tải lên trang mạng của cục này cho biết giàn khoan này sẽ tiếp tục hoạt động ở một địa điểm chếch về sang hướng bắc cho tới ngày 20/10 năm nay.
Báo The Washington Post đặt câu hỏi: Liệu những cảnh cáo của Mỹ có đủ để thuyết phục ban lãnh đạo Trung Quốc xét lại tham vọng xây "Vạn lý trường thành bằng cát" trên Biển Đông hay không.
Minh Châu (TH)
Theo_Kiến Thức
Thủ tướng Áo tiên đoán về 'sự tan rã lặng lẽ' của Liên minh châu Âu Theo Sputnik, trả lời phỏng vấn báo Kronen Zeitung mới đây, Thủ tướng Áo Werner Faymann cho rằng cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu là hiện thân mối đe dọa nghiêm trọng đối với Liên minh châu Âu (EU), có nguy cơ đẩy liên minh này đến bờ vực tan rã. Thủ tướng Áo Werner Faymann. (Nguồn: Thestandarddaily.com) Theo lời Thủ...