Báo Mỹ phân tích kịch bản Trung Quốc tấn công Nhật Bản
Căng thẳng xung quanh Trung Quốc và Nhật Bản trên biển Hoa Đông có thể dẫn tới khả năng xung đột quân sự giữa hai nước.
Trong vòng hai thập kỷ qua, ngân sách quốc phòng Trung Quốc ngày càng vượt xa Nhật Bản. Trung Quốc ngày nay có nhiều tàu chiến và máy bay hơn Tokyo. Bắc Kinh cũng đang từng bước xây dựng một lực lượng hiện đại, thách thức quân đội Mỹ ở phía Tây Thái Bình Dương.
Có nhiều lý do cho khả năng Trung Quốc xảy ra chiến tranh với Nhật Bản. Một cuộc đụng độ nhỏ trên Biển Hoa Đông cũng có thể khiến cho tình hình vượt ngoài tầm kiểm soát.
Trung Quốc có thể muốn đáp trả những tổn thất mà Nhật Bản gây ra trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895) hay Chiến tranh Thế giới lần hai. Một chiến thắng sẽ chấm dứt liên minh giữa Mỹ-Nhật Bản và đẩy quân đội Mỹ trở về đảo Guam.
Kế hoạch tấn công
Trung Quốc từ lâu đã xây dựng kế hoạch bao vây Đài Loan bằng không quân và hải quân. Trong khi sức mạnh của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) ngày càng gia tăng, kế hoạch này hoàn toàn có thể được mở rộng, vươn tới Nhật Bản.
PLA phân tích kỹ lưỡng sức mạnh và điểm yếu của Nhật Bản để vạch ra chiến lược tấn công chớp nhoáng. Theo National Interest, PLA sẽ sử dụng các đợt tấn công bất ngờ bằng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Mục tiêu của việc tấn công bằng tên lửa nhằm vô hiệu hóa khả năng phòng thủ từ xa của Nhật Bản.
Vũ khí chính trong đợt tấn công này là các tên lửa đạn đạo từ Lực lượng Pháo binh hai. Sau đó, Nhật Bản sẽ bị bao vây bởi các tàu chiến Trung Quốc trong khi lực lượng hải quân Mỹ cũng bị khống chế bằng tên lửa chống hạm.
Hệ thống tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21 của Trung Quốc.
Nếu bao vây Nhật Bản thành công trong thời gian dài, Tokyo sẽ thiếu thốn nghiêm trọng tài nguyên do nhập khẩu chủ yếu 60% thực phẩm và 85% năng lượng từ nước ngoài.
Theo Hiệp ước Hợp tác và An ninh Mỹ-Nhật, Washington chắc chắn sẽ tìm cách bảo vệ đồng minh Nhật Bản trong mọi trường hợp.
National Interest bình luận, một cuộc tấn công chớp nhoáng đạt được thành công nhưng nếu sa lầy vào giao tranh, Trung Quốc sẽ mắc sai lầm giống như Nhật Bản ở Trân Châu Cảng.
Video đang HOT
Như vậy, Trung Quốc sẽ cần phải sớm đạt được mục đích, khiến Nhật Bản tìm cách ký thỏa thuận hòa bình, ngăn không cho lực lượng Mỹ được hỗ trợ đến khu vực.
Giai đoạn Một
Trong giai đoạn đầu tiên, Bắc Kinh sẽ khởi động chiến tranh mạng nhằm vào Nhật Bản, gây hoang mang trong dư luận Tokyo. Cũng trong giai đoạn này tàu ngầm Trung Quốc sẽ tiến hành đánh, phá cáp quang ngăn Nhật Bản kết nối với thế giới bên ngoài.
Trung Quốc cần tới hệ thống gây nhiễu điện tử để che giấu hoạt động của tàu chiến và máy bay cũng như các hệ thống tên lửa trên mặt đất. Các hải cảng của Nhật Bản bị phong tỏa trong khi đặc nhiệm Trung Quốc khống chế lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản.
Trung Quốc không chỉ bao vây Nhật Bản trên biển mà còn cả trên không. Những vũ khí chống vệ tinh nhằm vào các vệ tinh thông tin liên lạc và định vị của Nhật.
Giai đoạn hai
Tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan được triển khai tại Nhật Bản.
Tổ hợp tên lửa hành trình DF-10, DF-20 phóng từ mặt đất mang theo 500 kg thuốc nổ là những vũ khí đầu tiên Trung Quốc sử dụng để tấn công trong giai đoạn hai. Các tổ hợp phòng không Chu-SAM và Patriot PAC-2 không thể đánh chặn toàn bộ các tên lửa này.
Mục tiêu hàng đầu của Trung Quốc là phá hủy những radar AN/TPY-2 tối tân mà Mỹ triển khai tại các căn cứ quân sự ở Nhật Bản. Nếu thành công, Trung Quốc sẽ triển khai tấn công thứ hai mạnh mẽ hơn với tên lửa đạn đạo DF-16 và DF-21 nhằm vào các mục tiêu chiến lược trên khắp Nhật Bản.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng cần vô hiệu hóa tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan của Hạm đội 7 đóng trong khu vực. Đây cũng là khoảnh khắc mà tên lửa “diệt tàu sân bay” DF-21D lần đầu được sử dụng.
Trung Quốc sẽ chỉ sử dụng một số ít các lực lượng đặc nhiệm với tàu đổ bộ tấn công Zubr và Type 071 nhằm kiểm soát eo biển Miyako. Theo National Interest, Bắc Kinh sẽ tránh tấn công đảo Guam của Mỹ để có thể buộc Hoa Kỳ không leo thang quân sự.
Cuối cùng, Trung Quốc hoàn toàn bao vây Nhật Bản, ngăn cản việc vận chuyển thực phẩm và năng lượng đến Tokyo. Bắc Kinh hy vọng Nhật Bản sẽ sớm chủ động đàm phán tìm kiếm hòa bình trước khi giao tranh trở nên trầm trọng hơn.
National Interest cho rằng, đây là chiến lược phù hợp nhất nếu Trung Quốc tấn công Nhật Bản theo tiềm lực quân sự của hai nước.
Kịch bản tấn công Nhật Bản có thể thất bại nếu như Trung Quốc không thể triển khai hiệu quả các vũ khí chiến lược như tên lửa “diệt tàu sân bay” DF-21D.
Bài viết kết luận, chiến tranh giữa hai cường quốc kinh tế trên thế giới là điều mà không ai mong muốn nhưng nếu xảy ra, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến gần 2 tỷ người trên toàn hành tinh.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Chiến tranh xảy ra nếu Mỹ xâm nhập vùng 12 hải lý trên Biển Đông?
Mỹ muốn đưa tàu chiến xâm nhập khu vực 12 hải lý cách đảo nhân tạo của Trung Quốc. Đây là ranh giới cuối cùng có thể dẫn đến xung đột quân sự ở Biển Đông, Naional Interest phân tích.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tháng trước đã đề nghị tăng cường hoạt động quân sự của hải quân Mỹ ở Trường Sa (chủ quyền của Việt Nam - PV). Chính sách mới bao gồm việc đưa các tàu chiến xâm nhập khu vực 12 hải lý mà Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo trái phép.
Mỹ thay đổi chiến lược ở Biển Đông
Máy bay trinh sát P-8 Poseidon của Mỹ đã tuần tra trên khu vực đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép nhưng việc tàu chiến Mỹ xâm nhập khu vực này là một vấn đề hoàn toàn khác biệt.
Tàu sân bay hạt nhân USS Geogre Washington của Mỹ có thể tham gia tập trận ở Biển Đông.
Điều này sẽ gửi thông điệp mạnh mẽ với mối đe dọa lớn hơn thay vì những chiếc máy bay tuần tra ở độ cao khoảng 4.600 m. Đề nghị của ông Carter cho thấy Mỹ đang có sự thay đổi chiến lược ở Biển Đông.
Nếu như Washington đưa tàu chiến đến khu vực 12 hải lý cách đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép mà không đưa ra được những hành động răn đe, điều này sẽ tạo nên những hiệu ứng tiêu cực từ trong nước. Điều này cũng xung khắc chính sách của Bắc Kinh nên có thể gây ra một cuộc chiến tranh.
Trung Quốc sẽ đáp trả Mỹ như thế nào?
Trang National Interest phân tích, nếu như Mỹ cương quyết phủ nhận tuyên bố của Trung Quốc và tiếp tục tuần tra trong khu vực 12 hải lý, Trung Quốc sẽ có những hành động đáp trả.
Bắc Kinh đã nhận ra bài học từ những sự cố liên quan đến Mỹ. Thời gian ngắn sau khi tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ đã bay qua khu vực mà Trung Quốc không đưa ra bất kỳ đối sách nào.
Có những phân tích cho rằng, những máy bay Mỹ không bay đến Trung Quốc và do đó không tạo ra mối đe dọa trực tiếp. Tuy nhiên, xét từ quan điểm của Bắc Kinh, việc không ngăn chặn máy bay Mỹ là một thất bại quân sự và chính trị.
Mỹ từng đưa các máy bay B-52 xâm nhập ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố trên biển Hoa Đông.
Trong khi đó, Hải quân Trung Quốc (PLAN) đã tiến hành tuần tra, trinh sát và hộ tống quy mô trên Biển Đông. Kể từ vụ va chạm năm 2001, Mỹ và Trung Quốc đã tham gia vào nhiều sự cố xảy ra trong khu vực. Đụng độ trên Biển Đông xảy ra ở trên không, trên biển, dưới biển và trên vũ trụ. Những xung đột thỉnh thoảng xảy ra liên quan đến lực lượng bán quân sự như tàu đánh cá có vũ trang.
Đáng tiếc rằng, Mỹ và Trung Quốc chưa thiết lập bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Những hành động tương tự như việc gửi tàu chiến tuần tra trong khu vực 12 hải lý sẽ chỉ gây ra sự hiểu lầm và kéo theo nguy cơ xung đột tiềm tàng giữa hai nước, theo National Interest.
Nguy cơ xảy ra xung đột quân sự
Các nhà hoạch định chiến lược và quân sự ở Washington và Bắc Kinh chắc chắn sẽ cân nhắc chiến lược thông qua khả năng xung đột quân sự tiềm tàng trên Biển Đông.
Xung đột quân sự sẽ chỉ xảy ra một cách hạn chế nhằm đảm bảo chiến lược cân bằng chung giữa hai nước. Theo National Interest, giao tranh sẽ chỉ diễn ra trên biển với các tàu chiến cỡ nhỏ. Khả năng can thiệp bằng không quân của cả Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông đều hết sức hạn chế
Tàu tác chiến gần bờ LCS Fort Worth từng bị tàu Trung Quốc theo dõi trên Biển Đông.
Mỹ hoàn toàn có thể đưa thêm các tàu sân bay đến Biển Đông nhưng điều này sẽ tạo nên mối đe dọa lớn hơn cũng như chi phí vận hành cao hơn. Khả năng chống can thiệp quân sự của Trung Quốc đến từ hạm đội tàu ngầm, không quân và tên lửa tầm xa cũng khiến người Mỹ phải cân nhắc.
National Interest nhận định giao tranh trên biển không phải là ưu thế của quân đội Mỹ. Hải quân Mỹ đang phát triển các vũ khí tấn công mới như vũ khí laser, tên lửa chống hạm tầm xa, súng điện từ lắp đặt trên các tàu chiến. Trong tương lai gần, Mỹ chưa thể chiến thắng trong những cuộc chiến với những tàu nhỏ hơn.
Những tàu tác chiến ven bờ (LCS) nhiều khả năng sẽ tham gia vào xung đột (nếu có) với Trung Quốc. Tuy nhiên, trang bị vũ khí hạn chế là nhược điểm của LCS so với các tàu chiến mang tên lửa dẫn đường Type 054A của Trung Quốc. Hạm đội Nam Hải hiện đang biên chế 8 tàu chiến Type 054A và 5 tàu hộ vệ Type 056.
Nếu Mỹ triển khai các tàu khu trục lớp Zumwalt đến Biển Đông, khả năng giành chiến thắng trong xung đột là cao hơn. Theo National Interest, hải quân Mỹ không thể dựa vào các tàu chiến tối tân để chiếm ưu thế trong một khu vực như ở Biển Đông. Đó cũng là lý do mà các tàu LCS được phát triển.Theo National Interest, hai tàu chiến Type 054A có khả năng tiêu diệt một tàu LCS của Mỹ. Hạm đội từ 3 tàu 054A hoàn toàn khống chế 2 tàu LCS mà Mỹ có thể triển khai trên Biển Đông. Nếu sử dụng tàu hộ vệ Type 056, Trung Quốc sẽ cần đến 4 hoặc 5 tàu để đối trọng với các tàu chiến Mỹ.
National Interest so sánh sự kiện Vịnh Bắc Bộ với nguy cơ xung đột hiện tại ở Biển Đông. Tuy nhiên, Mỹ khó có thể sử dụng chiến lược này vì điều này có thể dẫn đến chiến tranh quy mô hơn với Trung Quốc.
Có nhiều lý do để Mỹ tiếp tục can thiệp vào tình hình Biển Đông. Một số chuyên gia Mỹ tin rằng quân đội cần phải hành động dứt khoát và quyết đoán hơn. Nhưng nếu một cuộc chiến tranh nổ ra, không ai có thể biết liệu điều gì sẽ xảy ra tiếp theo sau đó.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Trung Quốc kêu gọi Mỹ dừng 'ngoại giao qua micro' Một nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc cho rằng những khác biệt giữa Bắc Kinh và Washington cần được giải quyết bằng "cách thích hợp" thay vì "ngoại giao qua micro". Bà Wu Xi. Ảnh: china-embassy.org. "Dùng ngoại giao qua micro, hoặc chỉ ngón tay về phía người khác, sẽ không giải quyết được vấn đề", Reuters dẫn lời Wu Xi, phó...