Báo Mỹ phân tích 5 dấu hiệu Nga “chuẩn bị chiến tranh”
Những dấu hiệu gần đây ở Nga cho thấy Moscow dường như đang chuẩn bị cho chiến tranh, nhưng không rõ mức độ nghiêm trọng như thế nào.
Ảnh minh họa.
Để làm rõ vấn đề này, báo Mỹ Washington Post đã phân tích 5 yếu tố có thể là dấu hiệu cho thấy Nga đang chuẩn bị cho khả năng chiến tranh
Đầu tiên là thông tin về việc xây dựng hầm tránh bom mới ở Nga. Tại một quận của Moscow xuất hiện thông tin cho rằng, các cư dân phải trả 500 rúp (khoảng 8 USD) để xây hầm trú bom “do diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế” và “khả năng Nga bị tấn công hạt nhân từ các nước không mấy thân thiện, như Mỹ”.
Các thông tin này có khả năng là “tin vịt”, được sắp đặt bởi những tên bịp bợm muốn lừa đảo người về hưu, nhưng điều này gần như chắc chắn không phải là sự chuẩn bị cho chiến tranh, Washington Post phân tích.
Thứ hai là thông tin về khẩu phần phát bánh mì ở St Petersburg trong trường hợp xảy ra tình trạng khẩn cấp. Chính quyền địa phương đã ký kết một sắc lệnh, theo đó hàng ngày mỗi công dân thành phố sẽ được nhận 300 gram bánh mì trong vòng 20 ngày nếu chiến tranh nổ ra.
Video đang HOT
Lời kêu gọi cư dân Moscow quyền tiền xây dựng hầm trú ẩn.
Nhưng Washington Post cho rằng, đó chỉ là một hình thức quảng bá chứ không phải chuẩn bị cho chiến tranh thực sự. Các nhà bình luận Nga ngay lập tức liên tưởng đến giai đoạn trong Thế Chiến 2, khi quân Đức bao vây thành phố này trong 900 ngày.
“Khẩu phần ăn như vậy gấp đôi so với giai đoạn trong quá khứ”. Còn việc tại sao chỉ phân phát bánh mì trong 20 ngày, nhà phân tích quân sự Nga Alexander Golts cho rằng, chiến tranh hiện đại có lẽ chỉ kéo dài đến như vậy.
Thứ ba là chính sách gây chiến trong giới chính trị gia Nga. Phó Chủ tịch Duma Nga Vladimir Zhirinovsky tuyên bố, nếu cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống thì “chiến tranh hạt nhân” nổ ra.
Theo Washington Post, ông Zhirinovsky thường có phát ngôn gây sốc nhưng không được Tổng thống Nga Vladimir Putin ủng hộ. Như việc sáp sập Alaska, san phẳng Ba Lan và các nước Baltic cũng như khống chế Georgia. Ông Zhirinovsky tự so sánh mình giống như Donald Trump của Nga nhưng ông ấy vẫn còn cách nút bấm hạt nhân quá xa, báo Mỹ mỉa mai.
Binh sĩ quân đội Nga.
Thứ 4, chính phủ Nga phê duyệt việc sửa đổi một đạo luật, cho phép bổ sung thêm binh sĩ trong hợp đồng 6 tháng, dựa vào lực lượng cựu chiến binh từng phục vụ trong quân đội.
Washington Post cho rằng, điều này không có nghĩa là chuẩn bị cho chiến tranh. Quy định này có hiệu lực chỉ trong những trường hợp khẩn cấp, như “thảm họa thiên nhiên hay bạo loạn nội bộ”. Cũng có khả năng Nga muốn “khôi phục hòa bình và an ninh” ở nước ngoài, như Syria bằng các lực lượng hợp đồng. Nhưng để dự luật sửa đổi này đi vào thực tiễn vẫn cần đến một khoảng thời gian dài.
Thứ năm, Nga đã đưa các tổ hợp tên lửa đạn đạo có khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân đến Kaliningrad, gần các nước vùng Baltic. Phương Tây cho rằng, đây dường như là dấu hiệu cho thấy Nga đang chuẩn bị cho chiến tranh.
Trên thực tế, Nga hoàn toàn có thể ngầm đưa các tên lửa này đến Kaliningrad, đặt Ba Lan và thậm chí cả Đức vào tầm ngắm. Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga đã để lộ vị trí của các tổ hợp tên lửa đạn đao vào tầm quan sát của vệ tinh do thám Mỹ. Do đó, đây chỉ đơn thuần là hoạt động nằm trong chương trình huấn luyện của Nga, Washington Post giải thích.
Theo Đăng Nguyễn – Washington Post (Dân Việt)
Iraq bắt đầu tấn công sào huyệt cuối cùng của IS
Thủ tướng Iraq sáng nay (17.10) thông báo chiến dịch tấn công vào sào huyệt của phiến quân IS đã bắt đầu.
Thành phố Mosul là sào huyệt cuối cùng của phiến quân IS ở Iraq.
Trong bài phát biểu trên đài truyền hình quốc gia vào sáng sớm 17.10, Thủ tướng Iraq ông Haider al-Abadi thông báo quân đội nước này đã bắt đầu chiến dịch tái chiếm thành phố Mosul từ phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS).
Giao tranh đã bùng phát ở ngoại ô thành phố Mosul vài ngày gần đây và vụ không kích ngày 16.10 nhằm vào một trong những cây cầu chính ở thành phố được coi là dấu hiệu cho thấy cuộc chiến đã bắt đầu.
Các chuyên gia nhận định chiến dịch tấn công này sẽ rất đẫm máu và kèo dài trong nhiều tuần hoặc có thể lâu hơn nữa.
Một số báo cáo ngày 15.10 cho biết các bích kích pháo của Mỹ triển khai cách trung tâm thành phố Mosul khoảng 20km, đã khai hỏa nhằm vào các vị trí của phiến quân IS trong khi liên quân do Washington đứng đầu cũng thực hiện hàng loạt vụ không kích. Tờ rơi tuyên bố "Chiến thắng" cũng được thả xuống khắp thành phố Mosul ngày 16.10.
Quân đội Mỹ được cho là sẽ đóng vai trò hỗ trợ cho cuộc tấn công này, cùng với quân đội và lực lượng vũ trang Peshmerga của người Kurd để tạo thành một lực lượng 300.000 quân.
Washington gần đây thông báo về kế hoạch triển khai thêm 600 binh sĩ Mỹ tới Iraq để hỗ trợ chiến dịch tái chiếm thành phố Mosul, nâng tổng số quân nhân Mỹ tại Iraq lên hơn 5.000 người.
"Không còn mục tiêu lớn hơn sau chiến dịch này", sĩ quan Hải quân Mỹ Jeff Davis nói về chiến dịch tái chiếm thành phố Mosul. "Đây là sào huyệt lớn cuối cùng của phiến quân IS ở Iraq".
Khoảng 1 triệu người dân vẫn ở lại thành phố Mosul và các quan chức về di cư của Liên Hợp Quốc cho biết phần lớn họ có thể sơ tán khi cuộc chiến bắt đầu. Các trại tị nạn tạm thời đang được xây dựng để đón những người dân rời khỏi thành phố.
Theo Huy Phong (Sputnik) (Dân Việt)
Nga điều thêm chiến hạm tới Syria để diệt IS Chiến hạm thứ ba của Hải quân Nga đã được tăng cường tới Địa Trung Hải để hỗ trợ chiến dịch tiêu diệt IS. Tàu hộ tống Mirage của Hải quân Nga. Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga thông báo tàu hộ tống Mirage của lực lượng này đã rời khỏi cảng Sevastopol và đang trên đường tới biển Địa Trung...