Báo Mỹ nói Việt Nam là thung lũng Silicon của Đông Nam Á
Với nhiều hoạt động đa dạng và sôi nổi trong ngành công nghệ thông tin, Việt Nam được trang tin về công nghệ Mỹ PCMag so sánh như một thung lũng Silicon của Đông Nam Á.
Khu công nghệ cao TP.HCM nhìn từ trên cao – Ảnh minh họa: Đình Phú
Trang tin về công nghệ Mỹ PCMag mới đây có bài viết với nhận định so sánh Việt Nam là thung lũng Silicon của khu vực Đông Nam Á.
Theo bài viết trên, hiện tại với dân số hơn 93,5 triệu người và độ tuổi trung bình vào khoảng 30,3, nền kinh tế Việt Nam được định hình bởi đội ngũ lập trình viên, kỹ sư, doanh nhân và sinh viên trẻ tuổi. Họ không chỉ góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP mà còn dẫn đầu trong các hoạt động đổi mới công nghệ.
40 năm sau giải phóng, Khu công nghệ cao Đà Nẵng đang sôi nổi với nhiều hoạt động. Cách đây 15 năm, rất khó để tìm thấy những công ty công nghệ thông tin trên đất Việt nhưng giờ đây gần 14.000 doanh nghiệp IT xuất hiện trên cả nước, mở rộng nghiên cứu, phát triển và kinh doanh phần cứng, phần mềm, nội dung số.
CEO Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) Lâm Nguyễn Hải Long cho hay chính phủ Việt Nam hiện đặt ngành công nghệ tại vị trí trung tâm trong sự tăng trưởng kinh tế. Chính phủ đầu tư “khủng” vào cơ sở hạ tầng và thông qua nhiều chính sách kinh tế, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài kinh doanh trong mảng này.
Từ phía Bắc thủ đô Hà Nội đến thành phố ven biển miền Trung Đà Nẵng vào tận trung tâm kinh tế TP.HCM tại miền Nam, các trường đại học đã và đang đào tạo hàng ngàn kỹ sư phần mềm và IT mỗi năm.
Nhiều trong số họ công tác tại các hãng công nghệ hàng đầu thế giới như Cisco, Fujitsu, HP, IBM, Intel, LG, Samsung, Sony hay Toshiba. Một số khác thì được các quỹ đầu tư mạo hiểm ưu ái tài trợ khởi nghiệp.
Nguyễn Quốc Hùng, nhà sáng lập kiêm điều hành hãng LogiGear (công ty kiểm thử chất lượng phần mềm) nói: “Thế hệ trẻ Việt Nam đang rất nhiệt huyết. Thị trường nước ta thực sự nóng và người trẻ bây giờ có đủ tiền để mua nhà, mua căn hộ. Đây là sự thay đổi khá lớn ở Việt Nam”. Doanh nhân định cư ở Thung lũng Silicon, sáng lập LogiGear năm 1994 cho hay các chuyên gia IT trẻ đại diện cho tầng lớp trung lưu nước ta.
Ông Hùng nhận định thêm: “Không nơi nào giống Thung lũng Silicon, với đầy đủ các yếu tố công nghệ đổi mới, tiên phong và thay đổi cuộc sống thế giới. Song Việt Nam hiện rất sôi động, rất muốn hướng đến tương lai. Lực lượng lao động chính ở quốc gia Đông Nam Á này chưa hẳn đã biết cách kinh doanh theo kiểu người Tây phương nhưng từ góc nhìn của một trung tâm công nghệ, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng”.
Video đang HOT
Bài viết dẫn khá nhiều ví dụ về sự hội tụ của các đại gia công nghệ quốc tế và hoạt động IT sôi nổi tại Đà Nẵng và TP.HCM.
Theo Bloomberg, chính quyền Đà Nẵng đã đầu tư xây dựng sân bay 60 triệu USD và hệ thống đường bộ 93 triệu USD. Với mức đầu tư này, thành phố miền Trung đang sẵn sàng cho mức tăng trưởng kinh tế lớn hơn cả Hà Nội và TP.HCM.
Năm 2012, tập đoàn công nghệ IBM xếp Đà Nẵng vào danh sách 33 thành phố hãng chọn để đầu tư chương trình trị giá 50 triệu USD, kéo dài 3 năm Smarter Cities Challenge. Chương trình nâng cao cơ sở hạ tầng của thành phố nhằm phát triển kinh tế bền vững, quy hoạch giao thông và đô thị.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình, Trưởng khoa Công nghệ thông tin, Trường đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng cho biết: “Năm ngoái, chúng tôi có 250 sinh viên tốt nghiệp và hiện giờ có 30 nghiên cứu sinh. Đa số các sinh viên chọn ngành công nghệ phần mềm. Tất cả họ đều thực tập cho các công ty từ 2 đến 5 tháng và 50% trong số sinh viên thực tập được giữ lại làm việc”.
Ông Nguyễn Thanh Bình, người đã lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Grenoble (Pháp), cho hay nhiều sinh viên của ông xuất thân từ những gia đình nghèo khó, chăm chỉ tại miền Trung Việt Nam.
Ở TP.HCM, các trại khởi nghiệp bắt đầu được tổ chức từ năm 2010, theo ông Dương Nguyên Vũ, Viện trưởng Viện John Von Neumann (JVN) thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM. Ông Vũ so sánh sự háo hức, năng động của giới trẻ Việt là một ví dụ của tiềm năng khởi nghiệp tại Việt Nam.
“Cộng đồng công nghệ tại Việt Nam đang thành hình một nền văn hóa khởi nghiệp và đó là sự thực. Hiện nay, có kha khá các hội trại khởi nghiệp diễn ra ở các thành phố lớn trên khắp cả nước. Dù vậy, thế hệ trẻ Việt Nam chưa có đủ tinh thần quyết liệt như của Thung lũng Silicon khi vẫn còn ngại chuyện đối mặt với nhiều rủi ro”, ông Vũ nói.
Dự kiến, Hội nghị công nghệ thông tin Việt Nam, với sự tham dự của đại diện đến từ hơn 150 công ty công nghệ đa quốc gia, 200 công ty IT Việt Nam và 20 trường đại học trên khắp cả nước, sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 17.10 tại TP.HCM.
Với nhiều diễn giả đến từ Gartner, KPMG, HP, LogiGear, Microsoft, Samsung, hội nghị sẽ là cơ hội để ngành IT Việt Nam thể hiện mình với thế giới.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Đằng sau việc Trung Quốc liên tục phá giá đồng nhân dân tệ
Các chuyên gia cảnh báo biện pháp này như một "con dao hai lưỡi" và Trung Quốc cần thận trọng để giảm các tác dụng phụ không mong muốn.
Ảnh minh họa. (Nguồn: THX/TTXVN)
Việc Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBoC) liên tục điều chỉnh giảm tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ những ngày qua được ví như liều thuốc "kháng sinh mạnh" nhằm cứu nền kinh tế quốc dân sau khi xuất hiện những chỉ số "xấu" về mọi mặt.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo biện pháp này như một "con dao hai lưỡi" và Trung Quốc cần thận trọng để giảm các tác dụng phụ không mong muốn.
Quyết định trên của PBoC được đưa ra sau khi các số liệu kinh tế được công bố cuối tuần trước cho thấy "sức khỏe" của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang có vấn đề: đà tăng trưởng kinh tế chậm, xuất khẩu giảm 8,3%, chỉ số giá sản xuất (PMI) trong tháng 7 chạm mức thấp nhất trong 6 năm qua (xuống còn 47,8), tăng trưởng GDP năm 2015 dự đoán ở mức dưới 7% - thấp nhất trong vòng 25 năm trở lại đây.
Thêm vào đó, thị trường chứng khoán vừa chứng kiến đợt lao dốc không phanh. Những chỉ số trên khiến giới lãnh đạo Trung Quốc lo lắng cho tình hình kinh tế đất nước sau khi áp dụng một loạt biện pháp khắc phục nhưng không mang lại hiệu quả.
Việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ sẽ làm cho hàng hóa của Trung Quốc trên khắp thế giới rẻ hơn rất nhiều và nền kinh tế Trung Quốc sẽ lấy lại được đà tăng trưởng nhờ lợi thế xuất khẩu.
Tuy nhiên, mục đích chính của quyết định này là cho phép thị trường tài chính linh hoạt hơn và có quyền can thiệp sâu vào việc xác định tỷ giá đồng nhân dân tệ - vốn được định giá theo đồng USD và bị hạn chế giao dịch tự do trên thị trường, đồng thời thúc đẩy mục tiêu đưa đồng nhân dân tệ vào giỏ tiền quốc tế Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), hiện có mặt 4 đồng tiền chính là USD, euro, bảng Anh và yen Nhật.
Định giá đồng nhân dân tệ theo USD là điều có lợi cho Trung Quốc, ít nhất là cho tới thời điểm này. Các chương trình nới lỏng định lượng mà EU và Nhật Bản tiến hành đã dẫn tới thực tế là đồng euro và đồng yen đều trở nên yếu hơn so với USD, trong khi đồng nhân dân tệ vẫn duy trì tỷ giá ổn định so với đồng tiền quốc tế này.
Kể từ năm ngoái, khoảng tháng 6/2014, tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ đã ở mức cao nhất thế giới, tăng 13,5%, cao hơn hẳn so với tỷ giá hối đoái của đồng USD là 12,8%. Điều này khiến Trung Quốc không khó nhận ra rằng mối liên hệ chặt chẽ giữa đồng nhân dân tệ và USD chính là rào cản đối với sức cạnh tranh của Bắc Kinh với hai đối tác thương mại hàng đầu là Nhật Bản và EU.
Vì thế, không mấy ngạc nhiên khi IMF hoan nghênh quyết định phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. IMF cũng lưu ý rằng "tỷ giá hối đoái được quyết định bởi thị trường sẽ là nhân tố hỗ trợ hiệu quả hoạt động của SDR trong trường hợp đồng nhân dân tệ được tham gia vào giỏ tiền quốc tế này trong thời gian tới."
Giải thích về quyết định này, giới chức Trung Quốc nhấn mạnh đây là nỗ lực nhằm từng bước hoàn thiện cơ chế hình thành thị trường hóa tỷ giá hối đoái đồng nhân dân tệ.
Giới chuyên gia có nhiều phản ứng trái chiều trước những diễn biến vừa qua tại Trung Quốc. Ông Stephen Roach - Cựu Chủ tịch Morgan Stanley khu vực châu Á - cảnh báo "nguy cơ ngày càng rõ ràng của một cuộc cạnh tranh hạ giá tiền tệ nghiêm trọng và khó lường hơn bao giờ hết."
Tuy nhiên, các nhà phân tích của HSBC tỏ ra thực tế hơn khi nhận định: "Áp lực giảm giá đối với tiền tệ châu Á phát sinh từ hành động của Trung Quốc sẽ nhanh chóng phai nhạt bởi Trung Quốc sẽ không tiếp tục giảm sâu tỷ giá đồng nhân dân tệ. Nếu làm vậy, họ sẽ tự mình đi ngược lại mục tiêu quốc tế hóa đồng nhân dân tệ."
Trong khi chờ đợi một hiệu ứng nào đó đối với toàn nền kinh tế, thị trường bất động sản Trung Quốc sẽ đứng trước áp lực lớn, vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp bất động sản sẽ tăng cao, bất cứ lúc nào cũng có thể dẫn tới làn sóng rút vốn khỏi Trung Quốc. Nếu dòng vốn tiếp tục chảy mạnh ra ngoài Trung Quốc, "cái được" của quyết định phá giá trên có thể sẽ không đủ bù "cái mất."
Đó là chưa kể việc các nhà máy Trung Quốc thuê hàng triêu nhân công và sự giảm mạnh của đồng nội tệ sẽ ảnh hưởng tới đời sống người lao đông, dẫn đến tình trạng mất viêc hàng loạt, thâm chí có thể dẫn tới rối loạn xã hôi.
Ở bên ngoài, quyết định bất ngờ của PBoC làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến tiền tệ khi hàng loạt quốc gia châu Á phải đối mặt với áp lực phá giá đồng tiền để giữ tính cạnh tranh tại các thị trường xuất khẩu. Trong cuộc đua này, sẽ không ai giành được phần thắng.
Đã tròn 10 năm Trung Quốc tiến hành cải cách chính sách tỷ giá, tức là thúc đẩy thị trường hóa lãi suất và tự do hoá tỷ giá. Tuy nhiên, việc phá giá đồng nhân dân tệ càng bộc lộ rõ thực tế rằng nền kinh tế Trung Quốc đối mặt với rủi ro "hạ cánh cứng"./.
Theo Bạch Dương
TTXVN/Vietnam
Thái Lan cải tổ nội các vào tháng 9 Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha vừa tiết lộ sẽ tiến hành cải tổ nội các vào tháng 9 nhằm đối phó với tình hình kinh tế trì trệ, theo AP ngày 27.7. Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha - Ảnh: Lam Yên Theo thông tin từ Bộ Tài chính Thái Lan, năm 2014 nền kinh tế Thái chỉ tăng trưởng 0,9%, và...