Báo Mỹ nói về tình trạng cử nhân Việt Nam thất nghiệp
Theo nhận định của báo Mỹ Bloomberg, trong khi các trường phổ thông ở Việt Nam trang bị cho học sinh những kỹ năng cơ bản để làm những việc theo dây chuyền với mức lương thấp, thì các trường cao đẳng, đại học lại không chuẩn bị để sinh viên làm những việc phức tạp hơn.
Báo Mỹ nói về tình trạng cử nhân Việt Nam thất nghiệp
Nguyễn Văn Đức tốt nghiệp ngành Kinh tế từ một trong những trường đại học tốt nhất Việt Nam hai năm trước đây. Hiện nay Đức làm xe ôm tại Hà Nội, kiếm thu nhập hàng tháng khoảng 250 USD.
Đức là con duy nhất trong ba đứa con được đi học đại học. Trước đây, bố mẹ Đức đã phải làm thêm việc để nuôi Đức học đại học. Hiện nay Đức là một trong hàng ngàn cử nhân Việt Nam trong thể kiếm việc trong ngành mình đã học mặc dù tỷ lệ thất nghiệp của cả nước chỉ khoảng 2,3%.
Cử nhân đại học có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong số những người trẻ ở Việt Nam. (Ảnh đồ họa: Bloomberg)
Video đang HOT
Theo Bloomberg, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận định rằng các công ty không muốn trả thêm tiền cho những công nhân có bằng cấp nhưng thiếu những kỹ năng tương xứng. Hiện tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên có bằng đại học là 17%.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Xuân Thành – nghiên cứu cấp cao tại trường Quản lý nhà nước Harvard Kennedy ở TPHCM: “Những công ty tư nhân và nước ngoài muốn tuyển các công nhân lành nghề hơn và các quản lý, kỹ sư chất lượng. Tầng lớp trung lưu đang mở rộng. Các gia đình Việt Nam cần nền giáo dục tốt hơn.”
Hiện nay nhiều bậc phụ huynh cho con đi du học để cải thiện triển vọng nghề nghiệp. Theo số liệu của Tổ chức Dịch vụ Sinh viên Nhật Bản, số lượng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản, trong đó tính cả những trường ngoại ngữ, tăng hơn 12 lần trong 6 năm tính đến tháng 5 năm 2016, ở mức khoảng 54.000 du học sinh.
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cho biết: “Hiện nay chính phủ đang nỗ lực cải thiện chất lượng đào tạo ở các trường đại học và cao đẳng. Chúng tôi cần xem xét toàn bộ chương trình giảng dạy của các trường để giảm việc dạy những môn lý thuyết.”
Theo nhận định của ông Lưu Quang Tuấn, Phó Viện trưởng viện Khoa học Lao động và Xã hội, nhiều cử nhân thiếu kỹ năng quan trọng như kỹ năng làm việc nhóm và tổ chức để làm việc trong các công ty.
Được biết, trong thập kỷ qua, Việt Nam đã tăng số lượng các trường đại học và cao đẳng lên con số khoảng 450 trường. Chính phủ dự định đến năm 2020 sẽ có 560.000 tân sinh viên vào học các trường đại học và cao đẳng, tăng khoảng 10% so với năm 2010.
Theo Bloomberg
1.300 tỷ đồng để 'xuất khẩu' cử nhân thất nghiệp
Bộ Lao động tính toán, từ nay đến 2025 cần khoảng 1.300 tỷ đồng để đưa 54.000 cử nhân thất nghiệp đi lao động ở nước ngoài.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Đề án đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2025.
Mục tiêu của Đề án là đưa hơn 54.000 lao động tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp chưa tìm được việc có nhu cầu đi làm tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức ở một số ngành nghề được phê duyệt.
Đề án được chia làm hai giai đoạn, từ 2018 đến 2020, dự kiến đưa 14.700 lao động đi Đức trong các ngành điều dưỡng, hộ lý, kỹ sư công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, công nghệ vật lý, sinh học.
Cùng với đó, Đề án cũng dự kiến đưa 1.500 lao động là điều dưỡng chăm sóc người già, người bệnh; kỹ sư công nghệ thông tin và cơ khí sang Nhật Bản; đưa 1.800 lao động là kỹ sư các ngành cơ khí, hàn, đầu bếp, công nghệ thông tin và điện tử và nhóm nghề dịch vụ gồm đầu bếp, khách sạn nhà hàng là 150 người sang Hàn Quốc.
Lao động xếp hàng chờ vào phòng thi tiếng Hàn đi xuất khẩu, tháng 6/2017. Ảnh: Giang Huy.
Theo Bộ Lao động, hiện đề án đang ở giai đoạn tập trung xác định cụ thể ngành nghề thí điểm, nhu cầu của nước tiếp nhận với ngành đó.
Để đảm bảo nguồn cung lao động trong nước, đề án đề xuất thống kê chính thức số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phân theo ngành nghề, lĩnh vực đào tạo trên phạm vi 10 tỉnh có số lao động xuất khẩu lớn để hoạch định chính sách.
Từ 2021 đến 2025, đề án dự kiến tiếp tục đưa hơn 39.000 lao động đi làm việc tại ba nước trên và mở rộng ngành nghề tiếp nhận lao động. Thị trường Nhật Bản bổ sung thêm ngành kỹ sư công nghệ thông tin, sinh học; Đức là cơ khí chính xác như tiện phay, bào CNC, hàn trình độ cao; Hàn Quốc thêm công nghệ thông tin, thuyền viên hàng hải. Ngoài ra, mở rộng thêm các thị trường như ASEAN, UAE ở các ngành dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, phục vụ khách sạn - nhà hàng, cơ khí, xây dựng.
Tổng kinh phí thực hiện đề án là hơn 1.300 tỷ đồng lấy từ ngân sách nhà nước, phân bổ cho giai đoạn đầu gần 432 tỷ, giai đoạn hai là 874 tỷ đồng.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì đề án sẽ lựa chọn các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nghề phù hợp để tham gia; đồng thời đàm phán với 3 nước trên về khả năng tiếp nhận lao động.
Tính đến hết tháng 3/2017, số người thất nghiệp có trình độ đại học trở lên là 139.000 người, cao đẳng là 104.000 và trung cấp là 83.000 người.
Hiện có khoảng 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài, hàng năm gửi về từ 1,7 đến 2 tỷ USD; 50% số đó là lao động phổ thông, có tay nghề thấp, số còn lại là lao động có tay nghề nhưng chủ yếu là đào tạo sơ cấp 3 tháng.
Hoàng Phương
Theo VNE
Giảm mạnh tỷ lệ cử nhân đại học thất nghiệp Số người lao động thất nghiệp có trình độ đại học trở lên của quý I.2017 là 138.800 người, giảm 80.000 người so với quý IV.2016 (hơn 200.000 người). Đây là số liệu được đưa ra tại buổi công bố Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam số 13 quý I.2017 do Bộ LĐTBXH tổ chức ngày 9.6 tại Hà...