Báo Mỹ: Nga lên tiếng nói Hoa Kỳ gây áp lực cho Việt Nam
Rõ ràng cả Nga và Hoa Kỳ đều đang có những động thái gia tăng sức ép lên quan hệ với Việt Nam. Điều này có thể sẽ khiến cho Việt Nam ở vào tình thế khó xử.
Lực lượng thuỷ quân đánh bộ của Việt Nam tham gia diễu binh ở cảng Cam Ranh – một trong những cảng biển nước sâu có vị thế vô cùng quan trọng ở châu Á mà cả Nga và Mỹ đều muốn hiện diện
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ ngày 26/2015 trích dẫn thông tin từ báo chí Nga cho biết: Thứ trưởng Quốc phòng Nga mới lên tiếng cho rằng việc Hoa Kỳ công khai gây áp lực buộc các quốc gia ở châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, ngưng hợp tác với Moscow, đã làm xấu đi tình hình ở khu vực này và gây ra một cuộc chạy đua vũ trang.
Đây chính là tuyên bố đã từng được truyền thông Nga nhắc đến khi đăng tải phát biểu của Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov tại diễn đàn Đối thoại Shangri-la 2015 ở Singapore cuối tuần trước.
Theo báo Mỹ, ông Anatoly Antonov đã bày tỏ quan ngại về chính sách của Mỹ trong khu vực, đồng thời cho rằng Mỹ đang tìm cách cô lập có hệ thống cả Nga và Trung Quốc.
Báo Học giả ngoại giao dẫn lời Thứ trưởng quốc phòng Nga nói: “Chúng tôi đang chứng kiến việc Mỹ công khai gây áp lực lên các quốc gia ở châu Á – Thái Bình Dương, yêu cầu các nước này ngưng trao đổi với chúng tôi, trong cả lĩnh vực hải quân.
Mục đích của hành động này là giảm bớt cơ hội sử dụng các cảng biển và phi trường của nước ngoài của Hải quân và không lực Nga. Một ví dụ gần đây là việc Hoa Kỳ gây sức ép với Việt Nam với mục đích cản trở các máy bay tầm xa của Nga sử dụng các phi trường của Việt Nam”.
Đến nay Hoa Kỳ hay Việt Nam đều chưa lên tiếng bình luận về thông tin của quan chức quân đội Nga.
Video đang HOT
Sự kiện này được ông Anatoly Antonov đề cập sau khi Mỹ đã yêu cầu Việt Nam ngừng cho phép Nga sử dụng căn cứ trước đây của Mỹ ở Vịnh Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho máy bay có khả năng ném bom hạt nhân của Nga đang phô trương sức mạnh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào tháng 2 năm 2015.
Sau khi Hoa Kỳ đề nghị Việt Nam ngừng cho Nga sử dụng căn cứ ở Cam Ranh, truyền thông Nga đã dẫn lời các hộc giả, chuyên gia phân tích nói rằng Washington đã thúc ép, nạt nộ Việt Nam, yêu cầu Việt Nam dừng hợp tác quân sự với Nga.
Rõ ràng cả Nga và Hoa Kỳ đều đang có những động thái gia tăng sức ép lên quan hệ với Việt Nam. Điều này có thể sẽ khiến cho Việt Nam ở vào tình thế khó xử -PV.
Phía Nga cũng tuyên bố rằng Nga và Trung Quốc dự kiến sẽ tiến hành cuộc thao diễn quân sự song phương cũng như với 1 đối tác khác ở Biển Đông vào năm 2016.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
"Quân đội Mỹ đang mất kiên nhẫn với Trung Quốc về Biển Đông"
Jim Sciutto - phóng viên trưởng về an ninh quốc gia của báo CNN đã trả lời các câu hỏi từ cộng đồng Reddit sau khi ông tham gia chuyến bay do thám của Hải quân Mỹ trên một loạt các đảo nhân tạo xây bởi Trung Quốc mới đây.
Hải quân Trung Quốc đã phát đi 8 cảnh báo máy bay Mỹ rời khỏi vùng này.
Qua cuộc trò chuyện, ông đã kể lại trải nghiệm trên chuyến bay do thám của Mỹ trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông, qua đó, nâng cao nhận thức về những thách thức đang nóng dần lên ở khu vực này.
Máy bay Mỹ.
Khi chiếc P-8 Posedon của Mỹ bị cảnh báo 8 lần, các thủy thủ trên máy bay không xem đây là việc quá nghiêm trọng bởi họ đã chuẩn bị và biết rằng Mỹ xem đây là vùng không phận quốc tế. Thực tế thì cả hai bên đều chuyên nghiệp và bình tĩnh. Tuy nhiên, ông cũng cho biết nghe thấy rõ vẻ khó chịu trong giọng nói của những phát thanh viên của Hải quân Trung Quốc khi ông ta hét lên "Hãy rời khỏi ngay lập tức."
Đây không phải là lần đầu tiên máy bay Mỹ bay trên các đảo này nhưng đây là lần đầu tiên Mỹ công bố rộng rãi bằng cách đưa một nhân viên truyền thông đi kèm.
Bên trong máy bay do thám P8 của hải quân Mỹ.
Ông kể lại, các thủy thủ không cho thấy bất kỳ thay đổi nào trong cảm xúc hay tư thế khi nhận được cảnh báo. Bởi vì trước đây, họ đã từng có những chuyến bay như vậy và cũng bị cản trở bởi hải quân Trung Quốc. Vài tháng trước, một chiếc máy bay chiến đấu Trung Quốc đã nhào lộn trước một máy bay do thám Mỹ khi ở gần bờ biển Trung Quốc.
Về khả năng Trung Quốc bắn hạ chiếc máy bay này thậm chí nếu nó bay ở độ cao 15.000 ft (4.572 m) và cảnh báo nhiều đến 8 lần, ông nói: Chiếc máy bay vượt quá tầm bắn của máy bay chiến đấu Trung Quốc kể từ bờ biển Trung Quốc. Đối với các tàu của hải quân Trung Quốc ở gần đến mức họ có thể nhìn thấy chúng và có thể có các vũ khí có thể đe dọa máy bay Mỹ nhưng nếu điều này xảy ra lúc đó, đây rõ ràng là một hành động chiến tranh và vì vậy, không thể xảy ra.
Ông Sciutto cho biết, Mỹ thực hiện nhiệm vụ do thám nhưng lại công bố ra thế giới trong trường hợp này là bởi quân đội Mỹ muốn đưa thông tin ra với công chúng thế giới. Bằng cách mang một thành viên của báo CNN trên khoang, quân đội Mỹ không chỉ muốn cho thấy quy mô của những hoạt động của Trung Quốc mà còn muốn cho Trung Quốc thấy Mỹ đang theo dõi vụ việc và rõ ràng, đang mất kiên nhẫn.
Tuy nhiên, những động thái trên các hòn đảo này có thể dẫn đến một cuộc đụng độ vũ trang là việc mà không bên nào muốn. Mà điều gây lo ngại hơn là nếu một máy bay Trung Quốc đến quá gần một máy bay Mỹ hay một tàu Trung Quốc áp sát một tàu Mỹ.
Thực tế là, điều này đã xảy ra trước đây. Vào năm 2001, một chiếc máy bay Trung Quốc đã đâm vào một máy bay do thám EP-3 của Mỹ. Máy bay Trung Quốc rơi xuống còn chiếc EP-3 phải hạ cánh khẩn cấp xuống một đảo của Trung Quốc và bị giữ trong vài ngày. Trong bối cảnh ngày nay, điều này trở nên nguy hiểm hơn.
Trung Quốc cải tạo các đảo trái phép trên Biển Đông.
Ông Sciutto cho rằng, những đảo này cũng có thể lại là mối bất hòa trong quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc như với các đảo ở Biển Hoa Đông. Các máy bay và tàu Trung Quốc và Nhật Bản trước đây đã đụng độ trên biển Đông và cả trên không và thậm chí còn gần hơn so với các máy bay do thám của Mỹ mới đây. Mối căng thẳng này hiện đã giảm bớt nhưng chưa có kế hoạch dài hạn để ổn định tranh chấp này.
Những hòn đảo nhân tạo ngoài khơi bờ biển Trung Quốc còn ảnh hưởng đến sinh thái học. Điều này gây quan ngại sâu sắc và các nhà môi trường học cho biết đây là thiệt hại trong những mâu thuẫn chính trị và ngoại giao. Thực tế là những rặng đá này từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong môi trường sinh thái, đặc biệt cho ngành ngư nghiệp. Ông cho rằng, dù không phải là chuyên gia song việc nạo vét đáy biển để bồi đắp đảo không phải là điều có lợi.
Chi MK/CNN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Trung Quốc lớn tiếng chỉ trích Mỹ về vấn đề Biển Đông Chiều 25/5, đại diện của Trung Quốc một lần nữa lên tiếng phản ứng gay gắt trước các phát biểu của giới chức Mỹ về Biển Đông. Hoạt động san lấp và xây dựng trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông đang đẩy quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ diễn biến căng thẳng. Gần đây, quan chức Mỹ liên tục phản...