Báo Mỹ muốn công khai lời khai thủ phạm khủng bố
Các cơ quan báo chí Mỹ ngày 12/4 đã làm một việc chưa từng có tiền lệ là yêu cầu tòa án quân sự Guantanamo công bố lời khai của nghi phạm chính trong vụ đánh bom tàu USS Cole.
Nghi phạm Abd al-Rahim al-Nashiri. (Nguồn: Internet)
Tuy nhiên, thẩm phán thụ lý vụ việc, đại tá James Pohl, đã ngăn chặn một cuộc chiến giữa báo giới và tòa án bằng cách ra một phán quyết sẽ khiến Abd al-Rahim al-Nashiri không có cơ hội nói về việc anh ta bị đối xử ra sao trong nhà tù Guantanamo.
Ông không đưa ra phán quyết đối với yêu cầu của một liên minh báo chí (gồm các trang tin Fox News, The New York Times, The Washington Post, National Public Radio và The Miami Herald) đòi phải công khai các lời khai trong phiên xử al-Nashiri. Thay vì thế, Pohl ra phán quyết rằng nghi phạm này sẽ được gặp luật sư mà không bị xiềng tay chân.
Luật sư David Schulz, đại diện cho báo giới, đã dẫn việc Hiến pháp Mỹ bảo vệ quyền tự do ngôn luận và báo chí, khi đưa ra yêu cầu công bố lời khai.
Ông nói rằng dư luận Mỹ có quyền được biết về phiên tòa xử kẻ đứng sau vụ khủng bố hồi năm 2000 làm 17 thủy thủ Mỹ thiệt mạng.
Đây là lần đầu tiên một thẩm phán của tòa án binh trả lời yêu cầu của một luật sư dân sự nằm ngoài hệ thống tòa án liên quan tới nhà tù Guantanamo.
Pohl sẽ có thể đưa ra phán quyết của mình với yêu cầu của báo giới, trước khi Nashiri được đưa ra tòa.
Video đang HOT
Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) đã ca ngợi hành động của Pohl là “một tiền lệ quan trọng trong việc đáp ứng mối quan tâm của dư luận.
“Thử thách thực sự sẽ chỉ diễn ra, khi cựu tù binh của CIA này muốn nói về những màn tra trấn mà anh ta đã trải qua” – HRW nói.
Quá trình CIA thẩm vấn Nashiri “đã trở thành chủ đề thu hút mối quan tâm lớn của dư luân và báo giới toàn cầu” – Schulz cũng viết trong lá thư gửi tới viên thẩm phán quân đội – “Việc che đậy các lời khai của nhân vật này trong phiên xử y sẽ tạo nguy cơ làm giảm tính hợp pháp và uy tín của tòa án binh.”
Việc có nên sử dụng tra tấn với nghi phạm khủng bố hay không đã gây tranh luận kéo dài nhiều năm trong giới lập pháp Mỹ cũng như dư luận nước này.
Schulz nói rằng những gì bị cáo sẽ mô tả lại trước tòa thực tế đã được dư luận tiếp cận và không còn mới mẻ gì. “Một lượng lớn thông tin về bị cáo này đã được biết tới và các thông tin này cả thế giới có thể tìm thấy sau chỉ 2 giây tìm kiếm trên Internet,” ông nói.
Được biết các luật sư của Nashiri từng cho biết rằng Nashiri đã bị CIA xiềng tay chân và tra tấn trong thời gian nhân vật này bị giam tại các nhà tù bí mật.
Đại diện bên bào chữa cho Nashiri cho biết trong văn bản gửi tới tòa: “Kết quả của hoạt động tra tấn đã khiến ngay cả việc xích chân tay cũng khiến thân chủ chúng tôi nhớ lại những trải nghiệm khủng khiếp khi tra tấn và nó gây ảnh hưởng tới hoạt động tham vấn pháp lý của ông với các luật sư.”
Vào thời điểm Nashiri bị buộc tội, Lầu Năm Góc cũng từng xuất bản một báo cáo dài 200 trang mô trả chi tiết về phiên tòa xử y. Vì thế, các phán quyết mới của ông Pohl chỉ giúp công chúng, báo giới và các gia đình nạn nhân dễ tiếp cận với thông tin hơn mà thôi.
Schulz nhấn mạnh rằng giới chức tòa án đã có các biện pháp ngăn chặn việc tiết lộ thông tin có thể gây hại tới lợi ích quốc gia. Các kiểm duyệt viên có thể sử dụng chế độ ngắt lời khai kéo dài 40 giây để ngăn chặn bất kỳ thông tin nào được xem là bí mật lọt ra với báo giới và công chúng tới theo dõi phiên tòa qua hệ thống truyền hình đặc biệt ở Guantanamo hay tại một cơ sở của quân đội Mỹ nằm ở Fort Meade, Maryland.
Các kiểm duyệt viên cũng có những nút ngắt truyền tín hiệu, sẽ lập tức ngăn chặn toàn bộ các thông tin hình ảnh và âm thanh đang được truyền tới khán giả, nhằm tránh rò rỉ thông tin mật.|
Nashiri có thể đối mặt với án tử hình nếu bị kết tội lên kế hoạch chuẩn bị cho vụ tấn công khủng bố xảy ra hồi tháng 10/2000 nhằm vào khu trục hạm Mỹ lúc đó đang đậu ở cảng Aden của Yemen.
Nhân vật này cũng bị buộc tội âm mưu tấn công một tàu chiến Mỹ khác ở Aden là USS The Sullivans, vào tháng 1/2000.
Y còn âm mưu tấn công tàu chở dầu MV Limburg của Pháp tại vịnh Aden hồi năm 2002, khiến một thành viên thủy thủ đoàn người Bulgaria thiệt mạng, đồng thời gây rò 90.000 thùng dầu ra biển./.
Theo TTXVN
Mỹ đàm phán trả tự do cho các thủ lĩnh Taliban
Chính quyền Mỹ có thể sẽ đồng ý trả tự do cho các thủ lĩnh Taliban đang bị giam giữ tại nhà tù Guantanamo và chuyển các tù nhân này đến Qatar.
Các quan chức Mỹ cho biết khả năng về việc Mỹ trả tự do cho các thủ lĩnh Taliban sẽ là một phần trong thỏa thuận với nhóm vũ trang này để khởi động đàm phán hòa bình cho Afghanistan.
Quá trình thương thảo này do Bộ Quốc phòng Mỹ đảm trách, theo đó năm thủ lĩnh Taliban đang bị giam giữ tại Guantanamo sẽ được chuyển đến Qatar, với điều kiện chính quyền Qatar bảo đảm rằng các thủ lĩnh này sẽ không được rời khỏi quốc gia vùng Vịnh này.
Các tù nhân tại nhà tù Guantanamo tham gia lễ cầu nguyện buổi sáng (nguồn Reuters)
Các tù nhân tại Guantanamo nói chuyện trong giờ nghỉ "tự do" (nguồn Reuters)
Một tay súng Taliban bị bắt giữ sau khi giao tranh với quân đội Mỹ (nguồn Reuters)
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ cho biết chính quyền Qatar hiện chưa có phản ứng gì cho thấy sẽ nhất trí áp dụng các biện pháp cấm đi lại đối với các thủ lĩnh Taliban.
Bên cạnh đó nhóm phiến quân Taliban cũng bác bỏ quan điểm về việc các thủ lĩnh của nhóm này, khi được chuyển từ nhà tù Guantanamo đến Qatar, sẽ phải chịu các điều kiện ràng buộc về việc cấm đi lại.
Những bất đồng này đang gây ra rất nhiều trở ngại cho quá trình đàm phán giữa Wasington và Qatar cũng như đàm phán hòa bình giữa chính quyền Afghanistan với nhóm phiến quân Taliban.
Theo PLXH
Bên trong nhà tù khét tiếng Guantanamo Nhà Guantanamo, toạ lạc bên trong căn cứ hi quân Vịnh Guantanamo của Mỹ ở Cuba,c biết tớ là một trung tâm thẩm vấn và khéng. Đc chính quyền Bush thiết lập năm 2002, nàyc nghi phạmng b nguy hiểm nhất thế giớ. Các báo rờ khu nhàt trung tâm báo chíể tham dự phiê. Cácn viên an ninh tạ cổng trạ giam...