Báo Mỹ: Máy bay H-6K chỉ dùng để dọa hàng xóm
Sau khi Tòa trọng tài thường trực (PCA) ra phán quyết bác bỏ “đường lưỡi bò” trên Biển Đông, Trung Quốc đã công khai đưa máy bay H-6K đến vùng biển này.
Bức ảnh về sự xuất hiện của chiếc H-6K được đưa lên tài khoản Weibo của Không quân nước này hôm 15/7, sau đó được báo chí Trung Quốc đồng loạt đăng lại. Đến ngày 18/7, người phát ngôn của Không quân Trung Quốc Thân Kiến Khoa xác nhận lực lượng này vừa tiến hành “cuộc tuần tra tác chiến” ở Biển Đông.
Thân Kiến Khoa cho biết, Bắc Kinh đã điều phi đội oanh tạc cơ H-6K, tiêm kích, máy bay trinh sát cùng tiếp liệu đến bãi cạn Scarborough và khu vực lân cận, theo Tân Văn xã. Ông Thân còn tuyên bố không quân Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến hành cuộc tuần tra (phi pháp) như trên ở Biển Đông.
Dù Trung Quốc không nói rõ thời điểm bức ảnh được chụp, nhưng trang tin quân sự Guancha khẳng định đây là lần đầu tiên H-6K tuần tra trên Scarborough, đồng thời suy đoán chiếc oanh tạc cơ này thuộc đơn vị không quân của Chiến khu miền nam.
“Nếu mang theo tên lửa hành trình AKD-20, oanh tạc cơ H-6K chỉ cần tuần tra trên Hoàng Nham đảo (cách Trung Quốc gọi Scarborough) thì có thể triển khai tấn công mọi mục tiêu trong toàn bộ lãnh thổ Philippines và Việt Nam”, trang Guancha ngạo mạn bình luận.
Sau khi những hình ảnh và thông tin về máy bay H-6K tuần tra phi pháp Biển Đông được Trung Quốc công khai, Tạp chí quốc phòng Business Insider nhận định, oanh tạc cơ H-6K chỉ mang tính hù dọa và phô trương thanh thế hơn là răn đe thực tế. Vì vậy, chính người Trung Quốc cũng không tin tưởng vào H-6K và đang tìm cách phát triển loại máy bay mới để thay thế.
Theo nguồn tin này, Trung Quốc phải nghiên cứu phát triển một loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa mới có thể tấn công các mục tiêu xa hơn trên Thái Bình Dương. Cụ thể, máy bay ném bom mới phải có khả năng tấn công được các mục tiêu xa tới “chuỗi đảo thứ hai”.
“Chuỗi đảo thứ hai” bắt đầu từ quần đảo Kuril ở phía Bắc (Nhật Bản gọi là 4 hòn đảo phương bắc), đi qua lãnh thổ Nhật Bản, quần đảo Ogasawara, quần đảo Mariana, quần đảo Caroline cho đến Indonesia ở phía Nam.
Theo Quân đội Trung Quốc, máy bay ném bom chiến lược tầm xa là máy bay ném bom phải có hành trình tối thiểu trong tình hình không được tiếp tế nhiên liệu là 8.000 km, đồng thời có thể mang theo tải trọng trên 10 tấn đạn dược không đối đất.
Video đang HOT
Có một số nhà phân tích cho rằng, định nghĩa này phù hợp với một số chi tiết hiện có thể biết được của máy bay ném bom tàng hình cận âm H-20 tương lai của Trung Quốc, H-20 sẽ bắt đầu biên chế từ năm 2025.
Tuy nhiên Business Insider cho rằng, những tiêu chí với máy bay tương lai của Trung Quốc hoàn toàn có trên chiếc H-6K (từng nhiều lần được Trung Quốc công bố). Điều đó chứng tỏ, những tuyên bố trước đây của Bắc Kinh về oanh tạc cơ H-6K chỉ mang tính “hù dọa” người khác.
Trung Quốc tuyên bố, sức mạnh tác chiến của H-6K là nó được trang bị tên lửa hành trình tầm xa Trường Kiếm-10 (CJ-10), đây là phiên bản phóng từ trên không của loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất CJ-10 và phiên bản phóng từ khu trục hạm là Đông Hải-10 (DH-10) được Trung Quốc ra mắt năm 2012.
Các giá treo vũ khí hai bên cánh H-6K có thể mang theo tới 6 quả, khoang đạn trong thân của nó cũng có thể mang thêm được 1 quả tên lửa hành trình CJ-10. Loại tên lửa này có tầm phóng khoảng 2000km với phương thức dẫn đường bằng vệ tinh, kết hợp với quán tính, có độ sai số mục tiêu khoảng 10m.
Loại tên lửa này có tầm phóng khoảng 2000km với phương thức dẫn đường bằng vệ tinh, kết hợp với quán tính, có độ sai số mục tiêu khoảng 10m. Nếu không mang theo tên lửa hành trình, H-6K có thể mang theo 20 quả bom điều khiển bằng vệ tinh hoặc laser loại 500kg, có khả năng tấn công chính xác.
Dù H-6K được Trung Quốc tuyên bố có năng lực tấn công bao trùm Biển Đông và Hoa Đông, tuy nhiên mọi thông tin mới chỉ được phía Trung Quốc đưa ra và không hề được kiểm chứng. Vì vậy, việc Trung Quốc đưa H-6K tuần tra phi pháp trên Biển Đông chỉ mang tính hù dọa láng giềng là chính, Business Insider nhận định.
Trung Quốc dọa Mỹ trên Biển Đông
Hãng Reuters ngày 18/7 đưa tin, Tôn Kiến Quốc, Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, đã cảnh báo, các cuộc tuần tra của hải quân nước ngoài ở Biển Đông có thể kết thúc “trong thảm họa”.
Phát biểu trong phiên thảo luận kín tại một diễn đàn ở Bắc Kinh, Tôn Kiến Quốc cho rằng không có vấn đề về tự do hàng hải và các nước khác đang liên tục thổi phồng lên.
Theo Tôn Kiến Quốc: “Tự do hàng hải ở Biển Đông bị ảnh hưởng khi nào? Tôi không cho là như vậy, dù trong quá khứ, hiện tại hay tương lai, đó sẽ không là vấn đề nếu không có ai sử dụng tới chiêu trò này”.
Bất chấp việc Bắc Kinh đang cố quân sự hóa Biển Đông, ông này vẫn khẳng định: “Trung Quốc luôn phản đối cái gọi là tự do hàng hải quân sự, kéo theo các mối đe dọa về quân sự, cũng như đặt ra những thách thức và sự thiếu tôn trọng với luật pháp quốc tế’.
Không chỉ vậy, ông Tôn Kiến Quốc còn lớn tiếng cảnh báo: “Loại tự do hàng hải quân sự này đang tổn hại đến tự do hàng hải ở Biển Đông và nó có thể kiến thúc trong thảm họa”.
Đáp lại, một quan chức quốc phòng Mỹ cho hay, Washington có quyền tiến hành các hoạt động nhằm đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông theo luật pháp quốc tế và những bình luận của ông Tôn Kiến Quốc sẽ không thay đổi được điều đó.
Theo Đất Việt
Oanh tạc cơ nòng cốt Trung Quốc thị uy Nhật, Mỹ
Loại oanh tạc cơ nòng cốt mà Trung Quốc tuần tra trên biển Hoa Đông được cho là còn kém xa các máy bay tương tự của Nga và Mỹ.
Máy bay ném bom chiến lược H-6K của Trung Quốc. Ảnh: MilitaryToday
Lực lượng máy bay ném bom của Không quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF) mới đây tiến hành bay diễn tập vượt ra khỏi "chuỗi đảo thứ nhất" trên biển Hoa Đông, National Interest ngày 2/12 dẫn lời Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay.
Trong cuộc diễn tập này, máy bay ném bom chiến lược Tây An (Xian) H-6K đã bay gần 1.000 km, băng qua chuỗi đảo nối từ quần đảo Kuril ở phía bắc xuống quần đảo Ryukyu ở phía nam Nhật Bản, qua Đài Loan, Philippines, cho đến đảo Borneo và xuống đến bán đảo Malaysia. Đây được gọi là "chuỗi đảo thứ nhất", có vai trò như một tường thành nằm giữa Trung Quốc với vùng biển Thái Bình Dương.
Theo ông Thân Tấn Khoa, phát ngôn viên PLAAF, oanh tạc cơ H-6K cùng chiến đấu cơ hộ tống và máy bay cảnh báo sớm trên không đã bay qua eo biển Miyako ở phía nam đảo Okinawa của Nhật Bản hôm 27/11. Ông Thân tuyên bố các máy bay này đã thực hiện nhiệm vụ "tuần tra vùng nhận dạng phòng không (ADIZ)" mà Trung Quốc đơn phương thiết lập trên biển Hoa Đông.
Theo chuyên gia quân sự Dave Majumdar, cuộc diễn tập này là một hành động "thị uy", thể hiện Bắc Kinh nghiêm túc với việc thực thi ADIZ của họ trên biển Hoa Đông. Sự xuất hiện của các máy bay ném bom chiến lược H-6K cùng đội tiêm kích hộ tống, có thể là các biến thể Su-30 Flanker do Nga chế tạo, là một tín hiệu gửi tới Lầu Năm Góc và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản rằng họ nên "giữ khoảng cách".
Máy bay ném bom chiến lược tầm xa H-6K, phiên bản nâng cấp nhiều lần của máy bay Tupolev Tu-16 Badger của Liên Xô, là oanh tạc cơ nòng cốt của PLAAF. Dù dựa trên mẫu máy bay được chế tạo từ những năm 1950, H-6K được đánh giá là một loại oanh tạc cơ hiện đại với bộ khung, thiết bị cảm biến và động cơ phản lực được cải tiến rất nhiều.
Biến thể này thay thế động cơ phản lực Tây An WP8 cổ lỗ bằng động cơ tuốc-bin cánh quạt đẩy Soloview D-30-KP2 mới của Nga. Các động cơ cải tiến này kết hợp với việc sử dụng vật liệu nhựa composite mới trên khung máy bay giúp tăng bán kính tác chiến của H-6K lên 3.520 km, tăng hơn 30% so với phiên bản cũ.
Với hệ thống điện tử thông minh, máy bay H-6K không cần đến các áp kế kiểu cũ, còn buồng lái được làm hoàn toàn bằng kính giúp phi công tăng khả năng quan sát. Máy bay ném bom này cũng được trang bị một radar dò tìm mục tiêu mặt đất tầm xa, cùng hệ thống ngắm mục tiêu quang điện tử có độ chính xác cao.
Không giống các dòng máy bay Badger trước đó, H-6K được thiết kế chủ yếu để mang theo tên lửa hành trình. Nó có thể mang theo 6 tên lửa hành trình chống tàu và tấn công mặt đất tầm xa KD-20 hoặc YJ-12 trên cánh và thậm chí có thể mang thêm một vài tên lửa nữa bên trong khoang vũ khí. Loại máy bay này cũng được cho là có thể mang theo nhiều loại vũ khí dẫn đường chính xác khác. Điều này không chỉ biến H-6K thành một mối đe dọa không chỉ với các tàu chiến mà cả các căn cứ trên mặt đất của Mỹ và đồng minh.
H-6K có thể mang theo nhiều tên lửa hành trình diệt hạm. Ảnh: Sina
H-6K chỉ là một thành phần trong chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc, trong đó có các tên lửa đạn đạo diệt tàu sân bay DF-21D mà Trung Quốc đang phát triển để đẩy lực lượng Mỹ ra xa bờ biển của mình.
Theo ông Majumdar, với việc phát triển H-6K, Trung Quốc đang đi theo chiến lược mà Nga áp dụng từ thời Chiến tranh Lạnh, đó là sử dụng các oanh tạc cơ chiến lược như Tu-22M hay Tu-160 để có thể tấn công các cụm tàu sân bay chiến đấu của Mỹ. Tuy vậy, H-6K không có bất kỳ khả năng nào có thể so sánh được với tốc độ cũng như năng lực tác chiến của các oanh tạc cơ Nga, ông đánh giá.
Theo chuyên gia quân sự Majumdar, để có thể thực sự vươn ra được Thái Bình Dương và trở thành mối đe dọa lớn đối với hải quân Mỹ và đồng minh tại khu vực này, Trung Quốc cần phải chế tạo được những oanh tạc cơ siêu nhanh như Tu-22M, hoặc một loại máy bay tàng hình thế hệ mới như F-35 của Mỹ hay T-50 của Nga.
Giới phân tích quân sự đánh giá dù Trung Quốc đã chế tạo được J-31, loại máy bay có hình dáng và tính năng gần giống như F-35 của Mỹ, nhưng thua kém rất nhiều về động cơ. Theo Majumdar, Trung Quốc hiện vẫn chưa sở hữu công nghệ phản lực đẩy cần thiết để phát triển một loại máy bay như vậy.
Trung Quốc luôn muốn đột phá "chuỗi đảo thứ nhất" (đường đỏ), để tăng cường hoạt động quân sự ra đại dương. Đồ họa: Pentagon
Duy Sơn
Theo VNE
Quân đội Trung Quốc đã có 36 "máy bay ném bom B-52" săn tàu Mỹ Trung Quốc có 2 trung đoàn máy bay H-6K, có thể thâm nhập Thái Bình Dương đi săn tàu chiến Mỹ, thậm chí xâm nhập vùng phòng không Guam Mỹ. Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 19 tháng 7 dẫn tạp chí "Tuần san" Mỹ ngày 17 tháng 7 có bài viết cho rằng, hiện nay, lực lượng máy bay ném bom...