Báo Mỹ khen hệ thống phòng thủ bờ Nga
Kênh Star của Nga vừa công bố video khu trục hạm Đô đốc Makarov và tổ hợp tên lửa bờ Utes ở Biển Đen khai hỏa diệt mục tiêu trong diễn tập.
Trong buổi diễn tập, hệ thống Utes phối hợp với chiến hạm Đô đốc Makarov săn tìm mục tiêu xâm nhập lãnh hải Nga và cùng phối hợp tiêu diệt bằng tên lửa bờ và tên lửa chống hạm trên tàu. Tất cả mục tiêu giả định đều bị tiêu diệt từ phát bắn đầu tiên.
Sau khi hình ảnh về cuộc diễn tập được Nga công khai, chuyên gia Michael Peck trên tờ National Interest đã có những nhận định ca ngợi sức mạnh về hệ thống Utes, đặc biệt là hệ thống phòng thủ bờ Nga triển khai tại Crimea.
Hệ thống Utes Nga khai hỏa.
Video đang HOT
Hiện Hạm đội Biển Đen Nga đang có 2 hệ thống tên lửa phòng thủ Utes với thành phần chiến đấu là những đạn tên lửa P-35B: “Đạn tên lửa P-35B của hệ thống Utes có khả năng ngăn chặn hiệu quả mọi cuộc tấn công từ hướng biển nhằm vào bán đảo bán đảo Crimea”.
Dù nhận được sự đánh giá cao từ chuyên gia Mỹ thì nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, nếu chỉ dựa vào hệ thống tên lửa Utes, Nga sẽ không thể tự bảo vệ được mình bởi P35B cùng những thành phần của nó đã trở nên lạc hậu trong chiến tranh hiện đại.
Vơi đâu đan năng gần 1 tân, đan tên lưa P-35B đươc đanh gia la sat thu vơi tau sân bay, chiên ham cơ lơn cua đôi phương. Nhưng do đươc san xuât tư thơi Liên Xô nên vu khi nay không tranh khoi kem linh hoat trong chiên tranh hiện đai.
Giống như phần lớn các tên lửa chống hạm được sản xuất dưới thời Liên Xô, tên lửa P-35B có kích thước khá đồ sộ, cùng với độ cao hành trình tương đối cao. Tên lửa dễ dàng bị phát hiện từ xa bởi các hệ thống radar trên các chiến hạm đối phương và tung đòn đánh chặn.
Một nhược điểm khá lớn nữa là, trong suốt quá trình bay đến mục tiêu, tên lửa được dẫn hướng với sự hỗ trợ của máy bay trinh sát hoặc radar của một trong các tên lửa thông qua một liên kết dữ liệu video.
Kiểu liên kết dữ liệu này rất dễ bị tổn thương trong môi trường tác chiến điện tử mạnh. Radar của tên lửa cũng rất dễ bị đánh lừa bởi các biện pháp đối phó điện tử. Đây cũng là nhược điểm cơ bản của các hệ thống vũ khí được sản xuất dưới thời Liên Xô.
Để lấp lỗ hổng phòng thủ, Nga quyết định trang bị tại Crimea hệ thống phòng thủ biển cực độc Bastion-P dưới lòng đất. Nga sẽ bắt đầu triển khai các tổ hợp tên lửa chống hạm Bastion-P đầu tiên đến bán đảo Crimea vào năm 2020.
Theo Datviet
NI cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân
Những đợt thử nghiệm tên lửa siêu thanh ở Ấn Độ khiến nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân với Pakistan ngày càng gần hơn, National Interest (NI) nhận định.
NI lưu ý rằng mặc dù trước đây đã từng có hàng loạt báo cáo về việc Ấn Độ liên tiếp thất bại khi thử nghiệm vũ khí siêu âm với tên lửa đạn đạo Agni-1 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, bản thân dự án vũ khí siêu thanh ở quốc gia này đã là "bước tiến nguy hiểm trong chiến tranh lạnh với Pakistan".
Tác giả của bài viết nhấn mạnh rằng để đạt được tốc độ siêu thanh, New Delhi không cần phải phát triển tốc độ lên tới Mach 20, giống như vũ khí Nga - chỉ Mach 5 là đủ. Cây bút gợi nhắc rằng Hoa Kỳ luôn lo ngại về khả năng vũ khí siêu âm của Nga đạt tốc độ đáng sợ như vậy và việc đánh chặn gần như là không thể.
Như bài viết đề cập, ở cấp chiến thuật, điều này có nghĩa là hàng không mẫu hạm và căn cứ không quân có thể bị phá hủy bằng dễ dàng chỉ bằng loạt tên lửa khó hạ, còn ở cấp chiến lược, vũ khí siêu thanh thực sự là mối đe dọa khủng khiếp. Vì thế, với sự trợ giúp của các tên lửa như vậy, ngay cả khi không mang đầu đạn, kho vũ khí hạt nhân của kẻ thù có thể bị phá hủy ngay từ cuộc tấn công đầu tiên.
NI nhắc về thực tế rằng, khoảng cách giữa thủ đô của hai "đối thủ tiềm năng" - New Delhi và Islamabad - chỉ hơn 400 dặm (tức khoảng 700 km), và tốc độ tên lửa lên dao động từ Mach 5 và Mach 10, bắn từ một trong hai quốc gia, sẽ trúng mục tiêu chỉ trong vài phút.
Để kết luận, tác giả bài viết nhận định, khi hiểu rất rõ rằng Ấn Độ sở hữu vũ khí siêu thanh, Pakistan chắc chắn sẽ bị ám ảnh bởi ý tưởng "được ăn cả, ngã về không"- sử dụng kho vũ khí hạt nhân của mình thật "hiệu quả" hay sẽ phải mất tất cả.
Theo Danviet
NI cảnh báo Mỹ và NATO nên sợ rồng lửa S-400 của Nga là vừa Mỹ và các đồng minh NATO của họ nên cảnh giác với các hệ thống tên lửa phòng không S-400 vì khả năng sử dụng chúng như một phương tiện đấu tranh trong cuộc chiến kinh tế, tạp chí National Interest nhận định. Hệ thống rồng lửa S-400 của Nga. Ấn phẩm nhấn mạnh rằng hệ thống phòng thủ này có một loại...