Báo Mỹ kêu gọi chính phủ bán vũ khí phòng thủ cho VN
Tờ WSJ cho rằng việc bán vũ khí phòng thủ cho Việt Nam là hành động “tự giúp mình” của Mỹ.
Khi Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ hồi đầu tháng Năm, họ đã bộc lộ mưu đồ bành trướng xa hơn xuống Biển Đông, bất chấp thông lệ và luật pháp quốc tế bằng những hành động hung hăng, ngang ngược.
Hôm nay, Tân Hoa Xã tuyên bố giàn khoan 981 đã “hoàn thành nhiệm vụ” tại khu vực trên và sẽ được kéo về đảo Hải Nam để thực hiện “bước tiếp theo”. Tuy nhiên họ không nói rõ “bước tiếp theo” đó là gì, và cũng không ai dám chắc là Trung Quốc sẽ lại không tiếp tục kéo giàn khoan xuống Biển Đông.
Trung Quốc đang dịch chuyển giàn khoan 981 về phía đảo Hải Nam (Ảnh minh họa)
Trước những hành động khó lường của Trung Quốc, Mỹ và các đối tác ở châu Á đang phải nỗ lực tìm ra những chiến lược đối phó một cách phù hợp để bảo vệ lợi ích của mình. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là Mỹ cần phải phản ứng như thế nào cho hiệu quả trước những hành động đầy tính hăm dọa của Trung Quốc với chính lợi ích của Mỹ trên Biển Đông và chủ quyền của các quốc gia trong khu vực.
Theo tờ Wall Street Journal (WSJ) của Mỹ, một trong những câu trả lời nằm ở quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam. Theo đó, Mỹ cần phải có những bước đi mới để giúp đỡ Việt Nam tăng cường năng lực phòng thủ của mình, mà cụ thể nhất là dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Tờ báo này cho rằng để giúp đỡ Việt Nam đối phó được với những mối đe dọa trên biển, Mỹ cần phải hỗ trợ Việt Nam các loại vũ khí phòng thủ hữu ích nhất để răn đe đối phương, chẳng hạn như các hệ thống cảnh báo trên biển, tàu hộ tống, tàu chiến và các loại vũ khí chống tàu khác.
Video đang HOT
WSJ cho rằng vũ khí của Mỹ sẽ giúp Việt Nam tăng cường năng lực phòng thủ trên biển
Trong phiên điều trần gần đây trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, đại sứ đề cử Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã tỏ dấu hiệu cho thấy chính quyền Mỹ đang sẵn sàng xem xét dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Hiện dự thảo về quy định này đang được lưu hành tại Quốc hội Mỹ.
Việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương sẽ giúp Việt Nam tăng cường khả năng răn đe để đối phó lại với áp lực ngày càng lớn từ người láng giềng phương Bắc. Đây cũng sẽ là một bước đi tiếp theo của Mỹ để tăng cường quan hệ với Việt Nam, sau khi chính quyền của Tổng thống Bush cho phép xuất khẩu vũ khí phi sát thương sang Việt Nam vào năm 2007.
Ngoài ra, hành động này cũng góp phần thắt chặt các yếu tố khác trong quan hệ song phương, chẳng hạn như các chuyến thăm viếng của tàu hải quân Mỹ tới Việt Nam. WSJ cho rằng đây là một bước đi tiếp theo rất hợp lý để tiến tới bình thường hóa quan hệ hoàn toàn giữa Mỹ và Việt Nam.
Tàu chiến John S. McCain của Mỹ tới thăm Việt Nam
Theo đánh giá của WSJ, những động thái ngông cuồng gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ không chấm dứt trong một sớm một chiều. Trung Quốc rồi sẽ lại kéo giàn khoan, tàu chiến và tàu hộ tống xuống Biển Đông để thăm dò, khai thác tài nguyên, áp đặt các lệnh cấm phi lý, thay đổi hiện trạng trên vùng biển chiến lược này.
Để đối phó với nguy cơ Trung Quốc “nuốt trọn Biển Đông” bằng các hành động bất chấp luật pháp quốc tế, WSJ cho rằng Mỹ cần phải thực hiện chính sách đối ngoại “cơ bắp” hơn để làm cho Trung Quốc hiểu rằng những hành vi xấu sẽ phải trả giá đắt.
Với việc cho phép bán vũ khí sát thương, đặc biệt là các loại vũ khí phòng thủ trên biển, Mỹ không chỉ đang giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền mà còn là giúp chính Washington bảo vệ các lợi ích quốc gia mà họ từng tuyên bố trên Biển Đông. WSJ kết luận: “Đây chính là lúc để Washington vừa giúp Việt Nam vừa tự giúp mình.”
Theo Khampha
Báo Mỹ ca ngợi "rồng phun lửa" ở Đà Nẵng
Cây cầu hình con rồng với chiều dài 666 m, có thể phun lửa và nước, là biểu tượng của một thành phố đang phát triển mạnh mẽ ở miền Trung Việt Nam, CNN nhận định.
"Vào mỗi cuối tuần, người dân và du khách tham quan Đà Nẵng có cơ hội chứng kiến một màn trình diễn đặc biệt trên cây cầu dân sinh bắc qua sông Hàn. Vào đúng 21h tối, Cầu Rồng tạm ngăn người dân lên cầu và thực hiện màn phun lửa, nước độc đáo" CNN mô tả.
Cầu Rồng phun lửa trong những dịp cuối tuần. Ảnh: CNN
Người dân tạm ngừng lưu thông trên cây cầu 6 làn xe khi rồng sắp phun lửa. Sau một tiếng gầm, đầu rồng khạc ra luồng lửa. Sau đó những tiếng rít cùng những đám mây hơi nước xuất hiện.
Từ lâu rồng là biểu tượng cho sự thịnh vượng ở châu Á. Nó là hình ảnh lý tưởng cho một thành phố phát triển mạnh mẽ. Vì thế, Cầu Rồng nhanh chóng trở thành thứ đáng nhớ trong lòng người dân thành phố và du khách.
Cầu Rồng nối liền hai bờ sông Hàn.
Đà Nẵng là đô thị phát triển kinh tế thành công điển hình của Việt Nam. Giới lãnh đạo thành phố đầu tư mạnh mẽ vào phát triển cơ sở hạ tầng để thu hút du lịch. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng hy vọng Cầu Rồng sẽ thu hút khoảng 3 triệu du khách tới thành phố trong năm nay.
Ngoài Cầu Rồng, Đà Nẵng còn xây dựng nhiều cây cầu khác để nối liền hai bờ sông Hàn. Những công trình này đều có kiểu dáng rất đặc biệt, góp phần tô điểm cho sự ấn tượng của thành phố.
Hình tượng rồng rực sáng trong đêm.
Ammann & Whitney là công ty đóng vai trò quan trọng trong dự án xây dựng Cầu Rồng. Ông Nick Ivanoff, chủ tịch công ty, phát biểu: "Cầu Rồng là thành tựu lớn nhất trong mạng lưới các cây cầu bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng. Giới chức tin tưởng cây cầu sẽ là biểu tượng mới của thành phố".
Cầu Rồng là công trình dựa theo hình tượng rồng thời nhà Lý, triều đại trị vì Việt Nam hơn 1.000 năm trước. Nick Masucci, người phụ trách công ty thiết kế cây cầu, cho biết: "Chúng tôi tin rằng, Cầu Rồng sẽ trở thành biểu tượng cho sự tăng trưởng và phát triển của Đà Nẵng cũng như công trình giao thông quan trọng ở miền Trung, Việt Nam".
Cầu Rồng mang dáng vẻ của rồng thời Lý.
Cây cầu còn đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của người dân ở hai bờ sông Hàn. Nguyễn Nam Đông, chủ một quán cà phê ở phía tây Cầu Rồng, cho biết: "Trước khi cây cầu xuất hiện, cuộc sống của người dân ở bên kia sông rất nghèo. Chính phủ đã đầu tư để họ phát triển. Cây cầu không chỉ tô đậm thêm bản sắc thành phố mà nó còn hỗ trợ phát triển kinh tế và giảm thời gian di chuyển tới sân bay quốc tế Đà Nẵng".
Theo Zing News
Báo Mỹ: Trung Quốc sẽ giành Siberia với Nga Trong bài xã luận đăng hôm 3.7, tờ New York Times (Mỹ) nhận định rằng Trung Quốc đang lăm le chiếm lấy vùng Siberia thưa dân nhưng giàu tài nguyên của Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt hàng quân danh dự tại một sự kiện ở Thượng Hải hồi tháng 5.2014- Ảnh: Reuters...