Báo Mỹ: Hệ thống tên lửa S-400 của Nga có thể “vô hiệu hóa” sức mạnh không quân NATO
Theo phương tiện truyền thông Mỹ, hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa S-400 của Nga có thể “ vô hiệu hóa” sức mạnh không quân của Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đó chính là nguyên nhân khiến Liên minh này phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi khiến căng thẳng Nga-NATO leo thang.
Hệ thống tên lửa S-400 có thể thách thức sức mạnh không quân NATO
Ngày 26-6, Nga tuyên bố triển khai hệ thống tên lửa phòng không S-400 dọc biên giới phía tây của mình nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trên không trước mối đe dọa liên tục từ NATO. Đây được xem như là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa toàn bộ quân sự của Moscow cho tới năm 2020.
Phản ứng với tuyên bố trên, tờ Watch Out của Mỹ nhận định: “Việc triển khai hàng loạt hệ thống tên lửa S-400 dọc theo biên giới Nga là mối đe dọa to lớn đối với NATO. Đồng thời thách thức khả năng phòng thủ và chiến đấu của không quân Liên minh trong trường hợp một cuộc xung đột xảy ra với Nga”.
Bởi lẽ, hệ thống vũ khí chống máy bay thế hệ mới, S-400 có thể phát hiện và loại bỏ tất cả các loại mục tiêu trên không bao gồm chiến đấu cơ, trực thăng, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trong phạm vi 250 dặm, ở độ cao gần 19 dặm.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, S-400 còn được trang bị 3 loại tên lửa khác nhau và một radar có khả năng theo dõi cùng một lúc lên tới 300 mục tiêu trong phạm vi 370 dặm.
Robert Farley- một giáo sư người Mỹ cho rằng, hệ thống phòng không S-400 là một thách thức lớn đối với toàn bộ phương Tây trong trường hợp chiến tranh xảy ra. Hơn thế nữa, hiện tại nó còn được xem là vũ khí “tối thượng” trên không.
Ông nói: “Nếu chiến tranh xảy ra, ít nhất là trong những ngày đầu của cuộc chiến, S-400 và các hệ thống có liên quan của nó có thể vô hiệu hóa không quân NATO, phá hoại một trong những lực lượng phòng không trụ cột trọng tâm của phương Tây”.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Ashton Carter tuyên bố rằng, Nhà Trắng sẽ triển khoảng 250 xe tăng, xe bọc thép và thiết bị quân sự tại Đông Âu, trong đó có Bulgaria, Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, và Romania. Đây được cho là động thái khiêu khích, gây nguy hiểm đối với nước Nga.
Theo_An ninh thủ đô
NATO tìm cách tạo thế cân bằng với Nga
Nhiều dấu hiệu cho thấy Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang tái trang bị để chuẩn bị cho cái mà họ gọi là cuộc đối đầu trong nhiều năm tới có khả năng xảy ra với một nước Nga đang trỗi dậy và khó đoán định.
Tàu hải quân Ba Lan tham gia cuộc tập trận của NATO tại khu vực bờ biển Ustka, phía bắc Ba Lan ngày 17/6. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 24/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và các đồng nhiệm khác thuộc các nước thành viên NATO bắt đầu một cuộc họp kéo dài hai ngày tại Brussels để bàn về việc tiếp tục củng cố tổ chức đã được thành lập từ năm 1949 này nhằm ngăn chặn Nga "dùng xe tăng và quân đội để qua mặt Tây Âu".
Nga cũng đang sửa sang lại các sân bay của mình và hồi tuần trước đã cho biết quân đội sẽ được bổ sung thêm 40 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới chỉ riêng trong năm nay. Đầu tháng 12/2014, Nga đã phô trương sức mạnh bằng việc vận chuyển các tên lửa hiện đại Iskander có thể lắp đặt được các đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường tới khu vực Kaliningrad ở cận Tây Baltic. Các tên lửa này sau đó đã được đưa trở lại, song việc triển khai này rõ ràng là để thể hiện sự sẵn sàng của quân đội Nga trong việc gia tăng sức mạnh một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, theo người đứng đầu lực lượng NATO, liên minh này sẽ không chạy đua vũ trang với Nga. Ông Stoltenberg nói: "Chúng tôi sẽ không bị kéo vào cuộc chạy đua vũ trang, song chúng tôi phải giữ an ninh cho các quốc gia của mình". Tuần trước, một quan chức Nga đã cáo buộc NATO đẩy Nga vào một cuộc chạy đua vũ trang khi tăng cường các hoạt động quân sự quanh biên giới Nga, không chỉ ở các quốc gia Baltic thuộc Liên Xô trước đây.
Ông Stoltenberg nói rằng quyết định của Mỹ bổ sung trang thiết bị quân sự ở Đông Âu là một phản ứng khôn ngoan trước các hành động của Nga. Ông cho biết các bộ trưởng quốc phòng tại cuộc họp lần trước ở Brussels (hồi tháng 2/2015) đã thỏa thuận tăng cường sức mạnh lực lượng phản ứng nhanh của liên quân, bao gồm các đơn vị không quân, hải quân và đặc nhiệm. Lực lượng này sẽ có 40.000 quân, trong đó sẽ có một lực lượng đặc nhiệm phản ứng nhanh đa quốc gia gồm 5.000 lính lục quân, có thể triển khai trong vòng 48 tiếng đồng hồ để hỗ trợ bất kỳ một quốc gia thành viên NATO nào bị Nga hay các mối đe dọa bên ngoài nào khác uy hiếp.
Tại cuộc họp lần này, các bộ trưởng sẽ quyết định các đơn vị không quân, hải quân và đặc nhiệm nào cần được sung vào cái gọi là "lực lượng tiên phong" đó. Đại sứ Mỹ tại NATO Douglas Lute dự đoán Mỹ sẽ đóng góp đáng kể, bao gồm cả khả năng vận chuyển hàng không chiến lược.
Trước đó, ngày 23/6, Bộ trưởng Carter trong chuyến công du tới Estonia đã thông báo rằng Mỹ cũng sẽ triển khai khoảng 250 xe tăng và xe thiết giáp cùng các thiết bị quân sự khác ở một số nước thành viên Cận Đông của NATO đang cảm thấy nguy cơ bị đe dọa nhiều nhất từ Nga. Ông cho biết các nước vùng Baltic - gồm Estonia, Latvia và Litva - cùng với Bulgaria, Romania và Ba Lan đã đồng ý tiếp nhận vũ khí và trang thiết bị của Mỹ.
Ông Carter nói rằng chính quyền Obama vẫn hy vọng sẽ hợp tác với Nga trong các vấn đề quan trọng như đàm phán hạt nhân Iran, chiến đấu chống IS và nỗ lực đem lại sự thay đổi chính quyền một cách hòa bình ở Syria. Song ông cũng nói rằng NATO phải điều chỉnh năng lực phản ứng và ngăn chặn của mình "để đón đầu việc Nga có thể không thay đổi gì dưới thời Vladimir Putin hay thậm chí cả về sau nữa".
Tháng 9/2015, Mỹ đã công bố kế hoạch chi 1 tỷ USD vào các hoạt động khác nhau nhằm củng cố niềm tin cho các nước thành viên NATO ở châu Âu. Số tiền này được dùng để tăng cường luân chuyển quân đội Mỹ, tiến hành thêm các cuộc tập trận, bổ sung trang thiết bị quân sự và nâng cấp cơ sở hạ tầng, bao gồm việc tân trang sân bay và tăng thêm dự trữ nhiên liệu tại căn cứ không quân Amari ở Estonia.
Mặc dù liên minh NATO lo ngại trước một nước Nga ngày một quyết đoán cũng như các thách thức an ninh khác, song chỉ 5 trong số 28 thành viên được dự đoán là có thể đáp ứng được mục tiêu của NATO là dành tối thiểu 2% GDP của nước mình cho quốc phòng trong năm nay.
Theo TTK/baotintuc.vn
Ai ở ĐNÁ quan tâm tổ hợp áp chế President-S Nga? Với tổ hợp áp chế quang điện tử President-S, các loại máy bay quân sự sẽ có khả năng vô hiệu hóa bất kỳ tên lửa phòng không vác vai nào. Với tổ hợp áp chế quang điện tử President-S, các loại máy bay quân sự sẽ có khả năng vô hiệu hóa bất kỳ tên lửa phòng không vác vai nào. Tờ...