Báo Mỹ: Hệ thống S-400 mạnh hơn Patriot
Tạp chí National Interest vừa có nhận định hệ thống S-400 mạnh hơn Patriot của Mỹ nhưng chừng ấy chưa đủ khiến Nga hài lòng.
Tạp chí Mỹ đánh giá hệ thống phòng thủ S-400 của Nga là loại vũ khí làm thay đổi “quy tắc trò chơi” với sự vượt trội hơn hẳn những mẫu tương tự của phương Tây về nhiều tham số. Thứ nhất, mẫu vũ khí Nga có thể phóng cùng lúc nhiều tên lửa có điều khiển với tầm xa khác nhau.
Cụ thể, National Interest đã liệt kê 4 tên lửa như vậy với tầm bay xa lần lượt đạt 40, 120, 250 và 400km trong khi Patriot của Mỹ chỉ có khả năng phóng tên lửa với tầm bay 96km.
Hệ thống S-400
Tiếp theo National Interest lưu ý đến tính năng vượt trội nữa của một trong những tên lửa phòng không (9M96E2 với tầm bay xa 120km) mà S-400 có thể phóng ra. Loại tên lửa này không chỉ bay với vận tốc 5km/s mà còn có khả năng triệt hạ các mục tiêu đang bay ở độ cao 5 m so với mặt đất.
Đặc biệt, S-400 được trang bị radar thiết kế để tiêu diệt máy bay hiện đại ở tầm thấp như F-22 và F-35. Bên cạnh đó, việc sáng chế S-400 tạo điều kiện cho Nga có lợi thế hơn so với Mỹ và các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) vì đã sở hữu dàn chiến đấu cơ lớn.
Các chuyên gia cũng lưu ý rằng tên lửa phòng không của Nga là mối đe dọa hiện thực với các tổ hợp dò tìm và giám sát vô tuyến trên không của Mỹ và một số nước NATO khác. Cụ thể, máy bay với radar phát hiện tầm xa Boeing E-3 Sentry của Mỹ vẫn “rất sơ hở” trước S-400 của Nga.
Dù đánh giá S-400 rất cao nhưng việc tạp chí Mỹ so sánh S-400 với Patriot khiến giới chuyên gia Nga không thực sự hài lòng bởi Patriot thậm chí còn kém cả S-300 nên cách so sánh như vậy không thật sự thỏa đáng.
Bình luận của chuyên gia Viktor Litovkin được đưa ra trong bài viết lý giải vì sao hệ thống vũ khí này của Nga đã nhận được nhiều sự quan tâm và ngỏ ý muốn mua của nhiều khách hàng, trong đó có Ấn Độ, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Algeria và một số quốc gia Trung Đông.
Video đang HOT
Chuyên gia Viktor Litovkin tuyên bố: “S-400 là hệ thống phòng không và phòng thủ tiên tiến hàng đầu không chỉ của Nga. Đây là hệ thống hiện đại, công nghệ cao và rất hiệu quả. Hiện trên thế giới không có loại tương tự, ngay cả người Mỹ cũng không phải là ngoại lệ”.
Theo vị chuyên gia này, hệ thống phòng không hiệu quả và hiện đại nhất của Mỹ và đồng minh tin dùng là tổ hợp Patriot PAC-3, tuy nhiên, hệ thống này thậm chí chưa thể sánh ngang với hệ thống S-300 và như vậy, ngang hàng với S-400 là điều không thể với PAC-3.
Viktor Litovkin phân tích thêm rằng, các tên lửa Patriot PAC-3 được thiết kế phóng nghiêng cùng hệ thống kèm theo rất cồng kềnh. Với kiểu phóng nghiêng, sau khi tên lửa rời bệ phóng, chuyển hướng là điều rất khó khăn. Trong khi đó, tên lửa S-400 được phóng theo phương thẳng đứng và sau đó mới chuyển hướng tiếp cận mục tiêu.
Chỉ với ưu điểm này, chuyên gia Litovkin tin rằng, trên cùng một diện tích cần bảo vệ, người Mỹ phải dùng tới ít nhất 4 hệ thống PAC-3 thì người Nga chỉ cần dùng đến 1 hệ thống S-400 để hoàn thành nhiệm vụ còn tốt hơn.
Ưu điểm giữa S-400 và Patriot của chỉ dừng lại ở đó, theo Viktor Litovkin, không giống với hệ thống của Mỹ, S-400 có thể bắn hạ bất cứ mục tiêu đường không nào, trong đó có các tên lửa đạo đạo và hành trình, máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, máy bay tấn công…
Theo Tuấn Vũ (Báo Đất Việt)
Qua mặt NATO, Thổ Nhĩ Kỳ chính thức mua tên lửa phòng không S-400
Nga chính thức bán cho Thổ Nhĩ Kỳ 4 sư đoàn tên lửa phòng không S-400 trị giá 2,5 tỷ USD. Đây là điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử khối quân sự lớn nhất thế giới.
Báo Kommersant của Nga ngày 27.12 đưa tin Moscow và Ankara ký kết hợp đồng mua bán hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumf. Sergei Chemezov, Tổng giám đốc Tập đoàn Rostec, cho biết phía Nga sẽ chuyển giao cho Thổ Nhĩ Kỳ 4 sư đoàn S-400 với tổng giá trị hợp đồng là 2,5 tỷ USD.
Theo thỏa thuận, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thanh toán trước cho Nga 45% giá trị hợp đồng. Số còn lại sẽ được Nga hỗ trợ thông qua một khoản vay. Quá trình giao hàng dự kiến bắt đầu từ tháng 3.2020. Thỏa thuận này đưa Thổ Nhĩ Kỳ trở thành khách hàng nước ngoài thứ 3 của S-400 sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Nurettin Canikli cho biết Ankara mua hệ thống phòng không S-400 để tăng cường năng lực phòng thủ. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim khẳng định Ankara vẫn là một thành viên chủ chốt của NATO: "Chúng tôi hợp tác quốc phòng với Nga không làm giảm nghĩa vụ của chúng tôi với tư cách là thành viên NATO", Thủ tướng Yildirim nói trong một cuộc họp báo.
Động thái chưa từng có
Đây là lần đầu tiên một quốc gia thuộc NATO mua hệ thống vũ khí tiên tiến của Nga. Điều này làm dấy lên nhiều lo lắng về sự gắn kết trong liên minh quân sự lớn nhất thế giới. NATO có quy định các thành viên phải sử dụng vũ khí do các nước trong khối sản xuất theo tiêu chuẩn riêng, nhằm đảm bảo sự tương thích giữa các chủng loại vũ khí.
Hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumf của Nga. Ảnh: Sputnik.
S-400 sẽ không thể tích hợp vào cơ sở hạ tầng sẵn có trong khối, tạo ra những lỗ hổng trong hợp tác chung. Ngoài ra, S-400 sẽ cho phép Thổ Nhĩ Kỳ tùy chọn triển khai mà không bị giới hạn như các vũ khí mua của NATO.
Trước khi hợp đồng chính thức được ký kết, hãng thông tấn nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu đã đăng đồ họa hiển thị thông số kỹ thuật của S-400, trong đó có những máy bay của Mỹ mà hệ thống có thể bắn hạ.
S-400 có phạm vi tác chiến tới 400 km. Đây là hệ thống phòng không trên mặt đất có tầm bắn xa nhất thế giới. Việc sở hữu S-400 đưa Thổ Nhĩ Kỳ thành quốc gia có hệ thống phòng không mạnh nhất NATO.
Về mặt ngoại giao, việc Moscow bán vũ khí tiên tiến cho một nước thành viên NATO dường như là đỉnh điểm trong thời kỳ lạnh nhạt giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các đối tác châu Âu.
Quan hệ ngoại giao giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ cũng ở vào thời điểm "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt", đặc biệt từ khi Mỹ can thiệp vào cuộc nội chiến ở Syria. Mỹ ủng hộ chiến binh người Kurd ở Syria, trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ xem Đảng Công nhân người Kurd (PKK) là tổ chức khủng bố.
Konstantin Makienko, nhà phân tích thuộc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ có trụ sở tại Moscow, nói: "Hợp đồng S-400 là một dấu hiệu rõ ràng rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang thất vọng về Mỹ và châu Âu".
Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần chỉ trích Mỹ và các nước đồng minh "ích kỷ" trong việc bán vũ khí và công nghệ quân sự. Trong khi đó, Moscow hào phóng cấp thêm cho Ankara khoản tín dụng để mua vũ khí của nước này.
Mỹ hết thời chi phối NATO?
Một số nhà phân tích nhận xét hợp đồng mua S-400 là "một đòn giáng mạnh" vào các nước lớn trong NATO, đặc biệt là Mỹ. Washington gần như chi phối toàn bộ hoạt động mua bán vũ khí trong NATO. Bất kỳ hợp đồng mua vũ khí lớn nào đều phải có sự "gật đầu" của Washington.
Hệ thống S-400 trong cuộc diễu binh tại Quảng trường Đỏ. Ảnh: AP.
Năm 2013, Thổ Nhĩ Kỳ mở chương trình đấu thầu mua sắm hệ thống phòng không tầm xa. Các sản phẩm tham gia đấu thầu gồm có, S-300 của Nga, HQ-9 của Trung Quốc và SAM P/T của châu Âu. Năm 2015, Ankara chọn hệ thống phòng không tầm xa HQ-9 của Trung Quốc thắng thầu.
Tuy nhiên, Washington đã gây áp lực buộc Ankara phải hủy hợp đồng mua HQ-9 của Trung Quốc. Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải đồng ý và hứa sẽ thảo luận thêm về việc mua hệ thống phòng không châu Âu. Nhưng cuối cùng, Ankara đã quyết định mua hệ thống phòng không S-400 của Nga. Điều đó cho thấy, Washington không còn nắm ưu thế trong việc chi phối các thành viên trong khối.
Giới phân tích nhận xét, hợp đồng mua bán S-400 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể mở đường cho sự "xâm nhập" của vũ khí Nga vào thị trường vốn chỉ dành riêng cho NATO.
Theo Trung Hiếu (Zing)
Tên lửa Mỹ có thực sự hiệu quả như "quảng cáo"? Hiện đại, uy lực và chính xác - đó là những gì mà giới quân sự thường miêu tả khi nói về các vũ khí của Mỹ, đặc biệt là các hệ thống tên lửa phòng thủ được nước này bán cho đồng minh và các đối tác khác trên thế giới. Thế nhưng, "trăm nghe không bằng một thấy", sau 1 sự...